OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

31/12/2017 971.08 KB 29047 lượt xem 337 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171231/954486225405_20171231_182419.pdf?r=5980
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là một trong những đề tài quan trọng, xoay quanh tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Để hiểu rõ hơn về bi kịch này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao dưới đây. Và để củng cố kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chí Phèo.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, HOC247 mời các em xem thêm video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ tìm hiểu nhân vật Chí Phèo và bị kịch bị cự tuyết quyền làm người. Bi kịch của Chí được phân ra làm 2 giai đoạn trước khi vào tù và sau khi ra tù. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Thuận lợi cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo
  • Dẫn dắt vào vấn đề: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác
    • Xuất xứ, chủ đề truyện ngắn Chí Phèo
    • Định nghĩa về bi kịch: Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa mơ ước, khát vọng và mong muốn của con người với hiện thực cuộc sống. Trong một hoàn cảnh nhất định hay một xã hội bất công, tù túng, áp bức khiến mơ ước, nguyện vọng của nhân vật không thể thực hiện được dẫn đến nỗi đau khổ, cảnh sống bế tắc có khi là cái chết.
  • Phân tích
    • Nội dung
      • Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trước hết thể hiện trong tiếng chửi của Chí Phèo ngay đầu tác phẩm.
      • Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người được bắt đầu ngay từ khi Chí sinh ra. ( trẻ mồ côi, qua tay nhiều người nuôi dưỡng và cuối cùng đi ở nhà Bá Kiến….)
      • Bà cô Thị Nở – đại diện của dân làng Vũ Đại và hành động ngăn cấm cô cháu gái của bà đến với Chí Phèo cũng là một biểu hiện của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
      • Lời nói và hành động của Chí cuối tác phẩm là minh chứng tiêu biểu nhất cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
    • Nghệ thuật xây dựng nhân vật
      • Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
      • Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ,..
      • Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
      • Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.

c. Kết bài

  • Những nhận xét, cảm nhận chung về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của chí Phèo
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Gợi ý làm bài

Nam Cao là cây bút hiện thực phê phán xuất sắc, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Sáng tác của ông chủ  yếu ở hai mảng đề tài : viết về người trí thức nghèo và về những người nông dân cùng khổ. Ở mảng đề tài viết về người nông dân, “Chí Phèo” là một kiệt tác. Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo với bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Đây là bi kịch phản ánh sâu sắc nỗi thống khổ của Chí Phèo nói riêng, của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nói chung.

Truyện ngắn “Chí Phèo” ra đời trước Cách mạng tháng Tám. Ban đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, sau này, khi in lại trong tập “Luống cày” (1946) nhà văn đổi lại thành “Chí Phèo”.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Chí Phèo” là  minh chứng tiêu biểu nhất cho tài năng truyện ngắn Nam Cao. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, nhà văn tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống của con người, đẩy con người vào “bước đường cùng”. Kết cấu truyện theo kiểu tâm lí, không theo thứ tự thời gian mà bắt đầu truyện bằng tiếng chửi đổng của Chí vừa gây sự chú ý, tò mò cho người đọc, vừa nhấn mạnh cái bi kịch đau đớn của Chí. Đồng thời, lời văn kể chuyện nửa trực tiếp cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện: trong tác phẩm, có đoạn là lời người kể chuyện hoàn toàn; cũng có đoạn nhà văn như hóa thân vào nhân vật, làm cho đoạn văn như là lời của chính nhân vật tự kể chuyện mình khiến người đọc thực sự khám phá được chiều sâu tâm hồn nhân vật. “Đôi mắt” đầy tình người của Nam Cao cùng với tài năng nghệ thuật của ông đã đưa “Chí Phèo” vào hàng những kiệt tác văn xuôi hiện đại.

Xây dựng thành công hình tượng nhân vật Chí Phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao vừa tố cáo sâu sắc xã hội phi nhân tính vừa thể hiện tấm lòng thương yêu đồng cảm của mình với người nông dân đương thời. Với “Chí Phèo”, Nam Cao đã khắc tên mình vào nền văn học hiện đại Việt Nam.

Mong rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một tài liệu hay để tham khảo, hỗ trợ tốt các em trong quá trình ôn tập về tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11. Chúc các em gặt hái thêm nhiều kiến thức hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF