OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Nghị luận xã hội về tiền tài và hạnh phúc

29/03/2021 1.03 MB 397 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210329/2736791344_20210329_160859.pdf?r=1207
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nghị luận xã hội về tiền tài và hạnh phúc gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu đã được Học247 sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, hiểu sâu sắc hơn về tiền tài và hạnh phúc để viết văn ngày một hay hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về câu nói Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tiền tài, về hạnh phúc. Có người cho rằng có tiền là có hạnh phúc. Có người lại cho rằng có tiền chưa chắc đã có hạnh phúc. Nhưng cũng có người có ý kiến "người giàu cũng khóc".

- Thế nào là tiền tài? Là hạnh phúc? Tiền tài và hạnh phúc có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để hiểu được điều đó, chúng ta cùng bàn về vấn đề này.

b. Thân bài:

* Giải thích từ ngữ:

- Tiền tài: Tiền bạc và của cải.

- Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

* Tầm quan trọng của tiền tài và hạnh phúc:

- Tiền tài và hạnh phúc đều rất quan trọng, cần phải có quan niệm đúng về hai vấn đề này.

- Tiền tài dùng để phục vụ cuộc sống của con người. Nếu thiếu tiền, thiếu của cải, cuộc sống của con người sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh tật, ốm đau, ta sẽ không thể chữa bệnh kịp thời. Khi cần mua sắm phục vụ cuộc sống của con người, thiếu tiền ta không thể thực hiện được.

- Nhưng đồng tiền cũng có mặt trái của nó. Nhiều khi vì đồng tiền, người ta đối trắng thay đen, biến giả thành thật, hủy hoại nhân cách con người. Trong xã hội hiện nay, nhiều người vì chạy theo đồng tiền mà không từ một thủ đoạn nào.

- Hạnh phúc chỉ được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính. Hạnh phúc có giá trị về mặt tinh thần. Nó làm cho các thành viên trong gia đình thấy vui vẻ, ấm cúng, làm cho cộng đồng hoà hợp tạo nên sức mạnh thúc đẩy xã hội phát triển.

* Mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc:

- Nếu chỉ coi đồng tiền là mục đích duy nhất, cao nhất để sống thì nhiều khi chính ta sẽ rơi vào bi kịch. Nhân cách bị huỷ hoại, gia đình tan nát, mọi người sẽ coi thường, xa lánh.

- Nhiều khi có tiền tài nhưng con người vẫn không thấy hạnh phúc. Nếu vì đồng tiền mà quên đi tất cả người thân bạn bè thì đồng tiền sẽ chẳng tạo nên giá trị, chẳng tạo nên sức mạnh trong cuộc sống.

- Tóm lại: Điều quan trọng là ta phải tạo được sự hài hoà giữa tiền tài và hạnh phúc, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Con người được sống hạnh phúc lại có đầy đủ điều kiện vật chất thì thật là lí tưởng. Hiện nay, có rất nhiều gia đình vừa có điều kiện kinh tế vừa sống rất hạnh phúc. Bởi vì, đồng tiền họ làm ra là bằng sức lao động của chính họ.

* Làm thế nào để vừa có tiền tài vừa được hạnh phúc?

- Muốn tạo được sự hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, mỗi người phải nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, lao động, rèn luyện đạo đức.

- Tạo ra của cải vật chất một cách chân chính. Biết sử dụng nó một cách hợp lí, có ý nghĩa.

- Phải trân trọng, giữ gìn hạnh phúc khi đã tạo dựng được. Không vì tiền tài mà tranh giành lẫn nhau, đánh mất đi hạnh phúc đã tạo dựng được.

c. Kết bài:

- Tiền tài và hạnh phúc có vai trò quan trọng đối với mỗi con người.

- Kết hợp hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

- Khi có cuộc sống hạnh phúc phải biết phấn đấu để cuộc sống ngày một đầy đủ, tốt đẹp hơn.

- Phê phán những người chỉ biết chạy theo đồng tiền mà chà đạp lên cuộc sống tình cảm gia đình, bè bạn…

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề tiền tài và hạnh phúc.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống.

Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đã được những gi mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tiêu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Tiền bạc có tầm ảnh hướng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc, ở, đi lại... Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy trì sự sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết cho cuộc sống, lúc đó chúng ta sẽ như thế nào? Không ăn uống, không có những điều tối thiểu để sinh hoạt, chắc chắn sức khoẻ của chúng ta sẽ bị giảm sút theo đó là rất nhiều hệ lụy, việc khám chữa bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, học tập và làm việc sẽ không được đảm bảo.

Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, đồng tiền chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện đưa con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí… Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Đồng tiền đã ăn sâu vào tiềm thức con người, chi phối tư tưởng con người, thể làm việc gì mà không có tiền hoặc không vì tiền, không dễ dàng gì người ta làm. Người ta làm việc hăng say, hứng thú khi treo trên đầu là một khoản tiền lớn nhận được sau khi hoàn thành công việc.

Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười , niềm vui, tình yêu…

Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta còn đáp ứng được những giá trị thần khi có tiền. Chúng ta có thể tổ chức đi chơi vào những ngày hay đơn giản là những hoạt động, dịch vụ như Internet, điện thoại, phải có tiền thì chúng ta mới có thể chi trả cho những hoạt động đó. Chúng ta cần tiền, rất cần tiền mỗi ngày để chi trả cho những vấn đề cần trong cuộc sống. Dường như đồng tiền đã một phần nào chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Mỗi người đều có những nhu cầu thiết yếu cho gia đình, cho bản thân, tuy nhiên với những gì chúng ta có, cần phải biết cách chi cho hợp lý, phải biết tính toán những gì mình cần, mình có. Nếu là một sinh nghèo vừa tốt nghiệp ra trường, cần có một chiếc xe máy để đi làm, với những gì cô có, chỉ có thể mua được một chiếc xe bình thường, không sang trọng, đắt tiền nhưng đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Hay bên cạnh đó những sinh viên con nhà giàu, có thể mua được chiếc xe đắt tiền, sang trọng... Nhưng dù có nhiều tiền hay ít tiền, với nhu cầu của bản thân, với một sự tính toán, cân đối thì chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa thật sự hài lòng. Tiền bạc là một điều kiện cần của cuộc hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện đủ của hạnh phúc. Có những người chỉ biết kiếm tiền, họ chi mải làm, tiền đối với họ chẳng bao giờ là đủ nhưng họ lại không quan tâm, không biết trân trọng những gì mình đang có. Đối với họ, họ hạnh phúc ở chỗ họ làm ra tiền. Và khi nhận ra ra rằng mình không có được hạnh phúc thực sự thì có lẽ, đã là quá muộn. Những đồng tiền làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Khi có tiền, tạo ra những giá trị tinh thần được vui chơi, được hoà mình vào cuộc sống, đó là điều kiện cho hạnh phúc nảy sinh và phát triển.

Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng điều khiển con người. Giăng-van-giăng bị bỏ tù chỉ vì ăn trộm một chiếc bánh mì cho cháu. Chị Dậu bán con, bán chó lấy mấy đồng cắc về chuộc chồng… Tất cả chẳng phải đều vì đồng tiền, đồng tiền không sai khiến họ, đồng tiền sai khiến kẻ khác dồn ép họ, buộc họ vào bước đường cùng.

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bưa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.

Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Có người cho rằng:”Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”, nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay, con người buộc mình phải gắn vật chất và trở nên thực dụng hơn. Nhưng song song cùng những giá trị vật chất, cuộc sống tinh thần, những tình cảm cảm xúc không thể thiếu đối với con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?

Từ lúc được tạo hoá sinh ra, con người phải gắn liền với vật chất, có nhu cầu đòi hỏi về vật chất. Con người cần ăn, uống, mặc… nhưng lúc bấy giờ, tuyệt nhiên chưa xuất hiện, sự có mặt của đồng tiền. Tiến thêm một bước nữa, khi thế giới nguyên thuỷ đã ổn định, đi vào trật tự, vật chất có dư thừa, con người bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất, không có tiền – một đơn vị trao đổi nhất định, người ta chỉ đổi thứ này lấy thứ khác. Đến lúc hình thành xã hội thực sự, đơn vị trao đổi đòi hỏi phải xuất hiện, vật chất trao đổi càng nhiều, nhu cầu trao đổi càng cao. Lúc đầu, đơn giản chỉ là những vỏ ốc, những đồng xu, cắc bạc, đơn vị trao đổi lúc ấy còn rất đơn thuần, chưa thống nhất. Dần dần, xã hội kinh tế hoá, tiền ra đời và thực sự thâm nhập, đi sâu vào xã hội, vào mỗi gia đình, mỗi con người.

Vậy hiểu một cách sâu xa hơn thì "tiền tài" là gì? "hạnh phúc" là gì? Và chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Như chúng ta đã biết, trong xã hội hiện đại ngày nay thì vật chất là "điều kiện cần" để duy trì cuộc sống, và "hạnh phúc" là "điều kiện đủ" để làm cho cuộc sống đó tốt đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. Cho nên, "tiền tài" là cuộc sống vật chất, là cơ sở ban đầu để bắt nguồn, để khởi đầu cho các bước đi tiếp theo của mỗi người. Và "hạnh phúc" là một "chất xúc tác" cần thiết, không thể thiếu để dẫn đến những thành công.

Tuy nhiên, không phải lúc nào "tiền tài" cũng là tất cả. Nó cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Bởi bản chất của mỗi vấn đề đều luôn tồn tại hai mặt. Cũng như con người được tạo nên bởi hai phần: Phần con và phần người. Bởi thế, ai cũng có "cái tôi" đầy ham muốn chế ngự sẵn trong người, nên ai cũng có lòng tham, ai cũng muốn mình có thật nhiều tiền, muốn mình thật giàu có để thỏa mãn mọi sở thích, mọi nhu cầu... và có thể giúp đỡ những người khó khăn hơn, đồng thời để tạo điều kiện cho mình phát triển hơn nữa.

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh nơi giá trị vật chất được xem như ngang bằng với những giá trị tinh thần – đã qua rồi cái thời của Balzac, Vũ Trọng Phụng, nơi đồng tiền chiếm vị trí độc tôn và có sức mạnh thống lĩnh, kiểm soát, thậm chí làm biến đổi những thước đo xã hội. Nhưng hãy giật mình ngẫm nghĩ câu nói này, nó vẫn không xa lạ với hiện tại: Không có Giới, Phật, chỉ có đồng tiền là đáng kính thờ vì nó sai khiến được mọi người, ai ai cũng phải kính thờ nó mới sống được. Lương tâm à? Chưa bằng đồng tiền. Giời Phật à? Còn kém đồng tiền. Chỉ có đồng tiền là ai ai cũng phải kính thờ, chi có những cách xoay tiền là đáng cho người ta tụng niệm (trích kịch Không một tiếng vang (1931) – Vũ Trọng Phụng). Đồng tiền luôn có một sức mạnh ghê gớm trong bất kì hoàn cảnh nào, thời đại nào. Không hiếm những trường hợp chỉ vì đồng tiền mà con người sẵn sàng bán rẻ nhân cách, làm những chuyện phi pháp, làm tay sai cho kẻ xấu. Tại sao tiền lại có ma lực đến vậy? Bởi vì nó giúp ta thoả mãn gần như tất cả những nhu cầu về vật chất và tinh thần, tạo ra những giá trị về nhân phẩm, văn hoá và tình nghĩa. Tiền còn là thước đo giá trị con người. Anh càng giàu có thì cuộc sống anh càng sung sướng, phong phú, đầy đủ, vô hình chung trong mắt người khác anh cùng trở nên cao sang, quyền quý và được họ nể trọng; anh cứ thế tiến dần đến những nấc cao của danh vọng. Nhưng danh vọng có bao giờ đủ? Lòng tham con người có bao giờ cạn? Lợi dụng điều đó, đồng tiền đã nhanh chóng chế ngự, quyến rũ, mê hoặc một số người không có bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ vật chất, biến họ thành tay sai đắc lực cho nó. Đó là nguồn gốc của những loại tội phạm mà ta vẫn thường thấy trên phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày như: Tham nhũng, buôn lậu, buôn ma túy, đâm thuê, chém mướn, cờ bạc... gây bao thiệt hại nặng nề cho đất nước. Chúng ta cần thừa nhận sức mạnh ghê gớm của đồng tiền - ghê gớm chứ không phải vạn năng. Bởi có một thứ trên đời anh có nhiều tiền đến đâu cũng không thể mua nổi, đánh đổi cả cuộc đời mình cũng không thể có được, đó là những giá trị thuộc về tinh thần như trí tuệ, tình yêu, lòng nhân ái. phẩm chất, óc sáng tạo... và nhất là hạnh phúc.

Tiền bạc và hạnh phúc không lệ thuộc với nhau. Tiền bạc không mang lại hoặc không thể mua hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc không tùy thuộc vào số tiền ta nắm trong tay, mà ở những cảm nhận ta có được qua từng ngày sống của mình. Đối với những người sống nội tâm, chủ trương đi theo lối sống tinh thần thanh cao chẳng màng đến những lợi lộc vật chất tầm thường, đam mê trong công việc, coi công việc là giá trị cuộc sống, thì việc kiếm nhiều tiền bạc không phải là niềm hạnh phúc của họ, thậm chí nó còn trở thành một nỗi phiền toái.

Nếu làm việc chỉ vì tiền thì công việc đó mất đi tính thú vị và còn tạo nên sự mặc cảm, dằn vặt và do đó không còn cảm thấy hạnh phúc. Nếu cứ hùng hục làm việc bất kể ngày đêm để theo đuổi giàu sang và danh vọng thì cũng sẽ chẳng bao giờ hiểu được cái giá trị của hạnh phúc đích thực. Bởi một khi có tiền rồi, chúng ta vẫn muốn có nhiều hơn nữa vì ít có ai cảm thấy hài lòng với những gì mình đang nắm giữ trong tay.

Để sống cuộc đời có ý nghĩa hãy biết cân đối giữa tiền bạc và tình cảm. Không vì lòng tham tiền bạc mà đánh đổi cả hạnh phúc của mình và của người khác. Cũng không nên vì xem trọng tình cảm mà xem thường giá trị của tiền bạc.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF