OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Benzen và đồng đẳng của benzen. Một số Hidrocacbon khác môn Hóa học 11 năm 2020

11/05/2020 860.94 KB 1100 lượt xem 6 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200511/498258637171_20200511_110820.pdf?r=1408
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo bộ tài liệu Các dạng bài tập về Benzen và đồng đẳng của Benzen được HOC247 biên soạn và tổng hợp. Với bộ tài liệu này sẽ giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. 

 

 
 

Lý thuyết và bài tập chuyên đề Benzen và đồng đẳng của benzen. Một số Hidrocacbon khác môn Hóa học 11 năm 2020

LÝ THUYẾT

A - BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu tạo

1, Dãy đồng đẳng của benzen

VD: C6H6, C7H8, C8H10...

CTTQ dãy đồng đẳng benzen: CnH2n-6 (n≥6)

2, Đồng phân và danh pháp

* Bảng 7.1 (SGK trang 151)

* Từ C8H10 trở đi có:

+ Đồng phân vị trí nhóm ankyl quanh vòng benzen

+ Đồng phân về cấu tạo mạch cacbon của mạch nhánh

* Danh pháp:

+ Tên thông thường: SGK

+ Tên thay thế: 

Số chỉ mạch nhánh + tên nhánh + benzen

VD: C6H5 – CH3: metylbenzen

3, Cấu tạo:

Trong cấu tạo của C6H6: 6H và 6C củng nằm trên một mặt phẳng

II. Tính chất vật lí  (SGK trang 152)

III. Tính chất hoá học

Phản ứng đặc trưng với hiđrocacbon thơm là dễ thế khó cộng.

1, Phản ứng thế

a, Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen

* Phản ứng với halogen

b, Phản ứng thế nguyên tử H mạch nhánh

Chỉ xảy ra với ankylbezen.

2, Phản ứng cộng

a, Cộng H2/Ni,t0

b, Cộng Clo             

3, Phản ứng oxi hoá

a, Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn

- Benzen không làm mất màu KMnO4

- Các đồng đẳng benzen làm mất màu KMnO4 khi đun nóng

VD: C6H5 – CH3  +  KMnO4 →C6H5 – COOK  + MnO2  + KOH + H2O

b, Phản ứng oxi hoá hoàn toàn

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải của ankyl benzen

A. Không màu sắc.       

B. Không mùi vị.        

C. Không tan trong nước.    

D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

Câu 16: Phản ứng nào sau đây không xảy ra:

A. Benzen + Cl2 (as).             

B. Benzen + H2 (Ni, p, to).     

C. Benzen + Br2 (dd).  

D. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ).

Câu 17: Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:

A. thế, cộng.            

B. cộng, nitro hoá.             

C. cháy, cộng.             

D. cộng, brom hoá.

Câu 18: Tính chất nào không phải của benzen 

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 

B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.      

D. Tác dụng với Cl2 (as).

Câu 19: Tính chất nào không phải của toluen ?

A. Tác dụng với Br2 (to, Fe).      

B. Tác dụng với Cl2 (as).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, to.   

D. Tác dụng với dung dịch Br2.  

Câu 20: So với benzen, toluen + dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ): 

A. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.

B. Khó hơn, tạo ra o – nitro toluen và p – nitro toluen.

C. Dễ hơn, tạo ra o – nitro toluen và m – nitro toluen.            

D. Dễ hơn, tạo ra m – nitro toluen và p – nitro toluen.

Câu 21:  Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng:

A. Cộng vào vòng benzen.            

B. Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.

C. Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.    

D. Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4. 

Câu 22: 1 mol Toluen +  1 mol Cl2  A .  A là:

A. C6H5CH2Cl.        

B.  p-ClC6H4CH3.                   

C. o-ClC6H4CH3.  

D. B và C đều đúng.

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm cho nitro benzen tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ), nóng ta thấy:

A. Không có phản ứng xảy ra.            

B. Phản ứng dễ hơn benzen, ưu tiên vị trí meta.

C. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí meta.   

D. Phản ứng khó hơn benzen, ưu tiên vị trí ortho.

Câu 24:  Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?

A. dd Br2.             

B. không khí H2 ,Ni,to.   

C. dd KMnO4.      

D. dd NaOH. 

Câu 25:  A + 4H2   etyl xiclohexan. Cấu tạo của A là:

A. C6H5CH2CH3.   

B. C6H5CH3.            

C. C6H5CH2CH=CH2.

D. C6H5CH=CH2

Câu 26: Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen ?

A. tam hợp axetilen.     

B. khử H2 của xiclohexan.

C. khử H2, đóng vòng n-hexan 

D. tam hợp etilen.

Câu 27:  A   toluen + 4H2. Vậy A là: 

A. metyl xiclo hexan.     

B. metyl xiclo hexen.

C. n-hexan.    

D. n-heptan.

Câu 28: Ứng dụng nào benzen không có:

A. Làm dung môi.                   

B. Tổng hợp monome.        

C. Làm thuốc nổ.           

D. Dùng trực tiếp làm dược phẩm.

Câu 29: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ 

A. benzen.            

B. metyl benzen.             

C. vinyl benzen.         

D. p-xilen.

Câu 30: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:

A. Brom (dd).    

B. Br2 (Fe).         

C. KMnO4 (dd).   

D. Br2 (dd) hoặc KMnO4(dd). 

Câu 31: Để phân biệt được các chất Hex-1-in, Toluen, Benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là:

A. dd AgNO3/NH3.    

B. dd Brom.                  

C. dd KMnO4.     

D. dd HCl.

Câu 32:  A là dẫn xuất benzen có công thức nguyên (CH)n. 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2 (dd). Vậy A là:

A. etyl benzen.        

B. metyl benzen.          

C. vinyl benzen.    

D. ankyl benzen.

Câu 33: Hỗn hợp C6H6 và Cl2 có tỉ lệ mol 1 : 1,5. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, to, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?

A.1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.    

B. 1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5mol C6H4Cl2

C. 1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2. 

D. 0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2. 

Câu 34:  A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với:

A. 4 mol H2; 1 mol brom.       

B.  3 mol H2; 1 mol brom.  

C. 3 mol H2; 3 mol brom.    

D. 4 mol H2; 4 mol brom.

Câu 35: Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:

A.13,52 tấn.      

B. 10,6 tấn.      

C. 13,25 tấn.           

D. 8,48 tấn.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là: 

A. C9H12.         

B. C8H10.              

C. C7H8.                      

D. C10H14

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O (lỏng). Công thức của CxHy là: 

A. C7H8.                      

B. C8H10.              

C. C10H14.                 

D. C9H12

Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn hơi A (CxHy) thu được 8 lít CO2 và cần dùng 10,5 lít oxi. Công thức phân tử của A là:   

 A. C7H8.                

B.  C8H10.                

C. C10H14.         

D. C9H12

Câu 39:  Đốt cháy hết m gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lít CO2 (đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của A, B là:           

A. 4,59 và 0,04.     

B. 9,18 và 0,08.       

C. 4,59 và 0,08.       

D. 9,14 và 0,04.

Câu 40: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:           

A. 15,654.             

B. 15,465.                  

C. 15,546.            

D. 15,456.

Câu 41: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2O và  30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B  lần lượt là:

A. C6H6 ; C7H8.     

B.  C8H10 ; C9H12.     

C. C7H8 ; C9H12.

D. C9H12 ; C10H14

Câu 42: Từ 400 gam bezen có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam phenol. Cho biết hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 78%.     

A. 376 gam.

B. 312 gam.

C. 618 gam. 

D. 320 gam.

...

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và bài tập chuyên đề Benzen và đồng đẳng của benzen. Một số Hidrocacbon khác môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF