OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập biện luận tìm công thức muối Amoni môn Hóa học 11 năm 2020

02/06/2020 1010.9 KB 720 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200602/650380819831_20200602_151427.pdf?r=7503
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là tài liệu Lý thuyết và bài tập biện luận tìm công thức muối Amoni môn Hóa học 11 năm 2020 được HOC247 biên soạn và tổng hợp với nội dung bám sát chương trình SGK có đáp án và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em có thể tham khảo và so sánh với đáp án trả lời của mình các em có thể tải file về tham khảo cũng như làm bài thi trực tuyến trên hệ thống để được chấm điểm trực tiếp, từ đó đánh giá được năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. Hoc247 hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tốt. 

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP BIỆN LUẬN TÌM CÔNG THỨC CỦA MUỐI AMONI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

1. Những vấn đề lý thuyết cần lưu ý

a. Khái niệm về muối amoni:  Muối amoni là muối của amoniac hoặc amin với axit vô cơ hoặc axit hữu cơ.

+ Muối amoni của axit vô cơ : CH3NH3NO3, C6H5NH3Cl, CH3NH3HCO3, (CH3NH3)2CO3, CH3NH3HSO4, (CH3NH3)2SO4, (NH4)2CO3,...

+ Muối amoni của axit hữu cơ: HCOOH3NCH3, CH3COOH3NCH3, CH3COONH4, HCOONH4, CH3COOH3NC2H5, CH2=CHCOOH3NCH3, H4NCOO–COONH4,...

b. Tính chất của muối amoni

Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3 hoặc amin.

Muối amoni của axit cacbonic tác dụng với axit HCl giải phóng khí CO2.

2. Phương pháp giải

+ Đây là dạng bài tập khó. Trở ngại lớn nhất chính là tìm ra công thức cấu tạo của muối amoni.

+ Đứng trước dạng bài tập này, học sinh và có khi cả là thầy cô thường giải quyết bằng kinh nghiệm (tích lũy từ những bài đã làm). Vì thế, khi gặp những bài mới, lạ thì hay lúng túng, bị động. Có khi mất nhiều thời gian mà vẫn không tìm được điều mình muốn.

+ Vậy để tìm nhanh công thức cấu tạo của muối amoni ta phải làm như thế nào ? Câu trả lời là: Cần có kỹ năng phân tích, biện luận dựa vào giả thiết và công thức phân tử của muối. Cụ thể như sau :

- Bước 1 : Nhận định muối amoni

- Khi thấy hợp chất chứa C, H, O, N tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí thì đó là dấu hiệu xác định chất cần tìm là muối amoni. Tại sao ư? Tại vì chỉ có ion amoni phản ứng với dung dịch kiềm mới tạo ra khí.

- Bước 2 : Biện luận tìm công thức của gốc axit trong muối amoni

- Nếu số nguyên tử O trong muối là 2 hoặc 4 thì đó thường là muối amoni của axit hữu cơ (RCOO-  hoặc -OOCRCOO-).

- Nếu số nguyên tử O là 3 thì đó thường làm muối amoni của axit vô cơ, gốc axit là .

- Bước 3 : Tìm gốc amoni từ đó suy ra công thức cấu tạo của muối

- Ứng với gốc axit cụ thể, ta dùng bảo toàn nguyên tố để tìm số nguyên tử trong gốc amoni, từ đó suy ra cấu tạo của gốc amoni. Nếu không phù hợp thì thử với gốc axit khác.

+ Ví dụ : X có CT C3H12O3N2. X tác dụng với dd NaOH đun nóng thấy giải phóng khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Tìm CTCT của X.

+ Hướng dẫn giải : X tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí, suy ra X là muối amoni. X có 3 nguyên tử O nên gốc axit của X là

- Nếu gốc axit là  thì gốc amoni là : Không thỏa mãn. Vì amin no có ba nguyên tử C và 1 nguyên tử N thì có tối đa là 9 nguyên tử H. Suy ra gốc amoni có tối đa 10 nguyên tử H.

- Nếu gốc axit là  thì gốc amoni là : Không thỏa mãn. Giả sử gốc amoni có dạng thì số H cũng chỉ tối đa là 9.

- Nếu gốc axit là  thì tổng số nguyên tử trong hai gốc amoni là C2H12N2. Nếu hai gốc amoni giống nhau thì cấu tạo là . Nếu hai gốc amoni khác nhau thì cấu tạo là . Đều thỏa mãn. Vậy X có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn là :

3. Ví dụ minh họa

Câu 1: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N (X) có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl ?

A. 2.                                       

 B. 3.                                     

C. 1.                                       

D. 4.

Câu 2: Hợp chất A có công thức phân tử C3H9NO2. Cho 8,19 gam A tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí Y có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch X được 9,38 gam chất rắn khan (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A. CH3CH2COOH3NCH3.                

B. CH3COOH3NCH3.

C. CH3CH2COONH4.            

D. HCOOH3NCH2CH3.

Câu 3: X có công thức phân tử là C3H10N2O2. Cho 10,6 gam X phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được 9,7 gam muối khan và khí Y bậc 1 làm xanh quỳ ẩm. Công thức cấu tạo của X là :

A. NH2COONH2(CH3)2.                   

B. NH2COONH3CH2CH3

C. NH2CH2CH2COONH4.         

D. NH2CH2COONH3CH3.

Câu 4: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là :           

A. 85.   

B. 68. 

C. 45.  

D. 46.

Câu 5: Hơp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho 18,6 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được hơi có chứa một chất hữu cơ duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và đồng thời thu được a gam chất rắn. Giá trị a là                      

A. 17 gam.     

B. 19 gam.      

C. 15 gam.     

D. 21 gam.

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là                  

A. 16,5 gam.     

B. 14,3 gam.       

C. 8,9 gam.        

D. 15,7 gam.                                                                         

Câu 7: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là            

A. 8,2.     

B. 10,8.            

C. 9,4.

D. 9,6.

Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,48 lít (đktc) khí X làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 17,2.    

B. 13,4.   

C. 16,2.    

D. 17,4.

Câu 9: Một chất hữu cơ X có CT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100 ml dd NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dd X là         

A. 8,62 gam.  

B. 12,3 gam.    

C. 8,2 gam.        

D. 12,2 gam.

Câu 10: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam X thu được 4,48 lít CO2, 7,2 gam H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu cho 0,1 mol chất X trên tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15.   

B. 21,8.  

C. 5,7.     

D. 12,5.

Câu 11: Cho 16,5 gam chất A có công thức phân tử là C2H10O3N2 vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và khí C. Tổng nồng độ phần trăm các chất có trong B gần nhất với giá trị :

A. 8%.      

B. 9%.      

C. 12%.   

D. 11%.

Câu 12: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C3H10N2O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm) hơn kém nhau một nguyên tử C. Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là:

A. 16,5 gam.    

B.  20,1 gam.    

C. 8,9 gam.     

D. 15,7 gam.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là     

A. 11,8.   

B. 12,5.  

C. 14,7.     

D. 10,6.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm các chất có công thức phân tử là C2H7O3N và C2H10O3N2. Khi cho các chất trong X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ đều có khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,9 gam.    

B. 17,25 gam.    

C. 18,85 gam.    

D. 16,6 gam.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm 2 chất có CTPT C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH (đun nóng), thu được dd Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là          

A. 3,12.     

B. 2,76.      

C. 3,36.     

D. 2,97.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ dung Lý thuyết và bài tập biện luận tìm công thức muối Amoni môn Hóa học 11 năm 2020 để xem thêm nhiều tài liệu hay, bổ ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net để xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể thử sức với hình thức trắc nghiệm online với nhiều đề thi sau:

Chúc các em làm bài tốt, đạt kết quả thật cao! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF