OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tuần hoàn máu ở động vật Sinh học 11

16/05/2020 1.27 MB 5832 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200516/31622608351_20200516_090630.pdf?r=6546
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tuần hoàn máu ở động vật Sinh học 11 bao gồm các câu hỏi ôn tập các kiến thức như cấu tạo hệ tuần hoàn, vận chuyển máu trong cơ thê, nguyên tắc truyền máu, các nhóm máu,.. nằm trong phần Ôn tập chương Tuần hoàn Sinh học 11. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn để chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TUẦN HOÀN MÁU Ở ĐỘNG VẬT

I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo chung.

  • Động vật đơn bào và đa bào bậc thấp: Chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
  • Động vật đa bào bậc cao: Trao đổi chất qua các bộ phận:
    • Dịch tuần hoàn: Máu và hỗn hợp máu - Dịch mô.
    • Tim: Là cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
    • Hệ thống mạch máu: Gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch

2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất /cơ thể à đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể.

II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

* Động vật đơn bào và đa bào bậc thấp: chưa có hệ tiêu hóa

* Động vật đa bào kích thước cơ thể lớn

  • Có hệ tuần hoàn
  • Các dạng hệ tuần hoàn

BẢNG PHÂN BIỆT HỆ TUẦN HOÀN HỞ - HỆ TUẦN HOÀN KÍN

Đặc điểm

HỆ TUẦN HOÀN HỞ

HỆ TUẦN HOÀN KÍN

Đại diện

Thân mềm và chân khớp

Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và ĐV có xương sống

Cấu tạo hệ mạch

Động mạch, tĩnh mạch, không có mao mạch

Sắc tố hô hấp: hemoxianin (Cu)

Động mạch, tĩnh mạch, có mao mạch

Sắc tố hô hấp: hemoglobin (Fe)

Trao đổi máu-tb

Trực tiếp

Qua thành mao mạch

Đường đi của máu

Tốc độ, áp lực máu/động mạch

Áp lực thấp

Tốc độ máu chảy chậm

Áp lực cao, trung bình

Tốc độ máu chả nhanh

BẢNG PHÂN BIỆT HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN - HỆ TUẦN HOÀN KÉP

Đặc điểm

HỆ TUẦN HOÀN ĐƠN

HỆ TUẦN HOÀN KÉP

Đại diện

Lưỡng cư, bò sát, chim, thú (ĐV có phổi)

Số vòng tuần hoàn

1 vòng tuần hoàn qua tim

2 vòng tuần hoàn: lớn và nhỏ

Tim

2 ngăn

3 hoặc 4 ngăn

Đương đi của máu

Tốc độ, áp lực máu/động mạch

Máu chảy dưới áp lực trung bình. Tốc độ chậm

Máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ nhanh.

PHÂN TÍCH CHIỀU HƯỚNG TIẾN HÓA TRONG CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

1- Giữa HTH hở và HTH kín, hệ TH nào tiến hóa hơn ? Vì sao ?

  • HTH kín ưu điểm hơn so với HTH hở.
  • Vì: Máu chảy với áp lực cao hay trung bình, tốc độ máu chảy nhanh → Máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh → Đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cao của cơ thể.

2- Tại sao côn trùng mang HTH hở nhưng vẫn hoạt động mạnh (dế mèn, châu chấu..)?

Vì:   

  • Ở côn trùng, hô hấp thực hiện nhờ hệ thống ống khí
  • O2, CO2 được hệ thống ống khí mang đến tận tế bào, không cần hệ tuần hoàn → Khả năng hoạt động mạnh

3- Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động ?

Vì :

  • Áp lực thấp, tốc độ máu chậm
  • Khả năng điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan chậm.

4- Tại sao nói HTH kép ưu điểm hơn HTH đơn? Vì:

  • Máu qua tim 2 lần, có áp lực cao, tốc độ nhanh, đi được xa.
  • Tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
  • Đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài

Như vậy: Giúp trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, thích nghi điều kiện sống

5- Sự tiến hóa của HTH kín:

  

6- Chiều hướng tiến hóa Hệ tuần hoàn của Động vật ?

  • Cấu tạo cơ quan tuần hoàn: Từ chưa có HTH → có HTH hở → có HTH kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép)
  • Tốc độ vận chuyển của máu: Từ máu chảy chậm → máu chảy dưới áp lực trung bình → máu chảy áp lực cao.
  • Sự pha trộn của máu: Máu trộn lẫn dịch mô → máu đi nuôi cơ thể là máu pha → máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2 .

III. Hoạt động của tim:

1. Tính tự động của tim.

  • Khái niệm: Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kỳ của tim.
  • Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim do hệ dẫn truyền tim.
  • Hệ dẫn truyền tim gồm:
    • Nút xoang nhĩ: Tự phát xung điện, truyền xung điện → Nút nhĩ thất và cơ tâm nhĩ.
    • Nút nhĩ thất: Nhận xung điện từ nút xoang nhĩ → Bó His
    • Bó His dẫn truyền xung điện → Mạng Puoc-kin
    • Mạng Puoc-kin: Truyền xung điện → cơ tâm thất.

2. Chu kỳ hoạt động của tim.

  • Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kỳ.
  • Một chu kỳ tim (0,8s) gồm 3 pha: + TN co: 0,1s + TT co: 0,3s + Giãn chung: 0,4s
  • Nhịp tim là số chu kỳ tim trong 1 phút, tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. 

IV. Hoạt động của hệ mạch

{-- Nội dung phần IV. hoạt động của hệ mạch của tài liệu Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tuần hoàn máu ở động vật Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

V. Cân bằng nội môi

{-- Nội dung phần V. cân bằng nội môi của tài liệu Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tuần hoàn máu ở động vật Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Lý thuyết tổng ôn chủ đề Tuần hoàn máu ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF