Lý thuyết tổng ôn chủ đề Hô hấp ở động vật Sinh học 11 tài liệu bao gồm các kiến thức liên quan đến hô hấp ở động vật nằm trong phần ôn tập chương chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể sinh vật . Mời các em cùng tham khảo!
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. Khái niệm hô hấp:
- Hô hấp là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào cung cấp cho quá trình ôxi hoá các chất
- trong tế bào, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể.
- Bao gồm 2 quá trình trao đổi khí:
- Hô hấp ngoài (cấp cơ thể): giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống
- Hô hấp trong (cấp tế bào): giữa tb máu và dịch kẽ tế bào, ôxi hoá các chất trong tế bào → NL ATP, thải CO2.
II. Bề mặt trao đổi khí:
Khái niệm: là nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường sống của cơ thể.
Đặc điểm:
- Tỷ lệ S/V lớn → Tăng S bề mặt trao đổi khí.
- Bề mặt mỏng, ẩm ướt → Giúp O2 và CO2 dễ dàng khuyếch tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp → Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí
- Có sự lưu không khí → Tạo sự chệnh lệch nồng độ O2 và CO2
III. Các hình thức hô hấp:
Hình thức |
Đại diện |
Đặc điểm |
Cơ chế |
1- Hô hấp qua bề mặt cơ thể |
ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp, giun đất, ruột khoang. |
- Chưa có cơ quan hô hấp. - Bề mặt trao đổi khí: qua da, bề mặt cơ thể. |
Oxi hòa tan trong nước và khuếch tán qua màng TB hoặc qua bề mặt cơ thể, CO2 thì ngược lại. |
2- Hô hấp bằng mang |
ĐV đa bào sống trong nước (thân mềm, chân khớp, cá) |
- Cơ quan hô hấp: mang (nhiều phiến mang). - Dòng nước liên tục qua mang, song song và ngược chiều mạch máu → TĐK giữa các phiến mang – nước (khuếch tán). |
Oxi hòa tan trong nước và khuếch tán vào mao mạch máu ở mang, CO2 thì ngược lại. |
3- Hô hấp bằng ống khí |
ĐV không xương sống trên cạn: Côn trùng |
- Cơ quan hô hấp: hệ thống ống khí phân nhánh. - TĐK trực tiếp giữa TB với ống khí nhỏ nhờ sự co giãn cơ của phần bụng. |
- Các ống khí phân nhánh nhỏ dần đến TB của mô và thực hiện TĐK. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài qua các lỗ thở. - Oxi không khí khuếch tán qua thành ống khí vào mao mạch máu, CO2 thì ngược lại. |
4- Hô hấp bằng phổi |
Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú |
- Cơ quan hô hấp: phổi có nhiều phế nang. - TĐK ở phế nang, thông khí nhờ cơ hô hấp → thay đổi thể tích khoang bụng, lồng ngực. - Chim: Phổi + túi khí → phổi chim luôn có không khí giàu oxi cả khi hít vào và thở ra → ĐV ở cạn hô hấp hiệu quả nhất. |
Không khí hòa tan trong dịch mô và sự TĐK (khuếch tán) diễn ra ở từng TB phế nang hoặc các ống khí (chim). |
NHỮNG ĐIỂM TIẾN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH HÔ HẤP Ở CÁC NHÓM ĐV
1- Hô hấp của cá hiệu quả nhất khi ở nước nhưng lại không phù hợp khi ở cạn?
- Ở nước: TĐ oxi giữa nước-mao mạch → hiệu quả cao
- Ở cạn: mất lực đẩy của nước → phiến mang và cung mang xẹp, dính vào nhau → diện tích bề mặt trao đổi nhỏ + mang cá bị khô → cá chết.
2- Ở cạn, trong các cơ quan TĐK, phổi là cơ quan TĐK tiến hóa nhất?
- Phổi có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt TĐK:
- Số lượng phế nang lớn → tăng S bề mặt trao đổi khí
- Phế nang mỏng nhiều mao mạch máu
- Phổi luôn ẩm ướt.
- Có sự chênh lệch về nồng độ khí
- Từ lưỡng cư → bò sát → ĐV có vú: cấu tạo phổi tiến hóa dần, tăng dần về số lượng phế nag → tăng S bề mặt TĐK
3- Chim là ĐV ở cạn có cử động hô hấp hiệu quả nhất?
- Cơ quan HH của chim bay có cấu tạo đặc biệt, gồm đường hô hấp, phổi và túi khí.
- Nhờ hoạt động hô hấp kép của chim → Dù thở vào hay hít ra, trong phổi chim luôn có không khí giàu O2 → thể hiện sự thích nghi cao với hoạt động bay lượn, chim cần một lượng O2 lớn → hoạt động hô hấp phù hợp.
⇒ Chiều hướng tiến hóa của cơ quan hô hấp ở các nhóm ĐV: Cơ quan hô hấp ngày càng phức tạp và chuyên hóa:
- Chưa có cơ quan hô hấp → có cơ quan hô hấp đơn giản (hệ thống ống khí) → phổi
- Phổi cấu tạo từ đơn giản → phức tạp
Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau nên ống tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn.
Động vật có vú ăn thịt có răng nanh, răng cạnh hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
Động vật có vú ăn thực vật các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển, dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn đƣợc tiêu hoá cơ học và hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
PHÂN BIỆT ỐNG TIÊU HÓA, ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
Bộ phận |
Thú ăn thịt |
Thú ăn thực vật |
Răng |
- Răng cửa: nhọn → cắn, xé - Răng nanh: dài, nhọn → giữ chặt mồi - Răng hàm: nhai, cắt thịt, nhỏ, ít sử dụng |
- Răng nanh giống răng cửa: đều, bằng, giữ chặt cỏ khi nhai. - Răng hàm và cạnh hàm: p.triển, nghiền cỏ khi nhai |
Hàm |
Hoạt động theo chiều lên xuống |
Hoạt động sang hai bên |
Dạ dày |
- Đơn, to
- Tiêu hóa cơ học và hóa học |
- Thỏ, ngựa: dạ dày đơn, trâu bò (nhai lại): dạ dày kép 4 ngăn: + dạ cỏ: chứa cỏ, lên men thức ăn, 1 phần nhờ VSV. + dạ tổ ong: ợ lên miệng → nhai lại + dạ lá sách: tái hấp thụ nước + dạ múi khế: tiết pepsin, HCl → tổng hợp protein (trong thức ăn và VSV từ dạ cỏ chuyển xuống). - Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học |
Ruột |
- Ngắn do thức ăn giàu chất dd - chất dd được hấp thụ ở ruột non |
Dài do thức ăn nghèo chất dd chất dd được hấp thụ chủ yếu ở ruột non |
Manh tràng |
Không phát triển, không có chức năng tiêu hóa. |
Phát triển ở thú có dạ dày đơn, có VSV cộng sinh. Có thể hấp thụ một số chất dd đơn giản. |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết tổng ôn chủ đề Hô hấp ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm