OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm HK2 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Huỳnh Tấn Phát

15/04/2020 91.29 KB 1295 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200415/17256915209_20200415_150927.pdf?r=4326
ADMICRO/
Banner-Video

Gửi đến các em tư liệu Kiến thức trọng tâm HK2 môn Ngữ Văn 8 được HOC247 cập nhật từ Trường THCS Huỳnh Tấn Phát. Tư liệu bao gồm các kiến thức cớ bản và trọng tâm nhất các phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn mà các em được học trong chương trình HK2. Hãy cùng ôn tập để củng cố kiến thức của mình nhé. Chúc các em học tập hiệu quả.

 

 
 

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC HỌC KÌ 2 – NGỮ VĂN 8

I. Phần văn bản:

A. Các tác phẩm thơ hiện đại

1. Nhớ rừng

2. Ông đồ

3. Quê hương

4. Khi con tu hú

5. Tức cảnh Pác Bó

6. Ngắm trăng.

7. Đi đường

B. Các tác phẩm văn học trung đại

1. Chiếu dời đô

2. Hịch tướng sĩ

3. Nước Đại Việt ta

C. Các văn bản nghị luận

1. Bàn luận về phép học.

2. Thuế máu.

3. Đi bộ ngao du.

4. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Yêu cầu: Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản.

II. Tiếng Việt.

1. Kiểu câu.

  • Câu nghi vấn
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật

2. Hành động nói

3. Hội thoại.

4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.

III. Tập làm văn

1. Văn thuyết minh

2. Văn nghị luận

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN VĂN BẢN

1. Các tác phẩm thơ

1.1. Nhớ rừng - Tác giả: Thế Lữ (1907 - 1989)

  • Thể thơ: Tự do
  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự
  • Nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn; đồng thời khơi dậy lòng yêu nước thầm kisnc ủa người dân mất nước.
  • Nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế, được chọn lọc, giàu sức gợi hình và đặc biệt là giàu xảm xúc; bút pháp đối lập, tương phản giữa hiện tại và quá khứ

 1.2. Ông đồ - Tác giả: Vũ Định Liên ( 1913 - 1996)

  • Thể thơ: Năm chữ
  • Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
  • Nội dung: Tình cảnh đáng thương của “ông đồ”; niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ, người xưa của nhà thơ.
  •  Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, cô đọng; Kết cấu đầu cuối tương ứng,...

1.3. Quê hương - Tác giả: Tế Hanh

  • Bài thơ được rút trong tập thơ Nghẹn ngào, sau được in trong tập Hoa niên
  • Thể thơ: Tự do
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, nghị luận
  • Nội dung: Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đày sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động của làng chài
  • Nghệ thuật:
    • Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm. o Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
    •  Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
    • Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. o Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

1.4. Khi con tu hú - Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002)

  • Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
  • Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm
  • Nội dung: lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
  • Nghệ thuật:
    • Thể thơ lục bát giàu nhạc tính
    • Ngôn ngữ bình dị, giàu sức gợi

1.5. Tức cảnh Pác Bó - Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

  • Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến trong nước. Sau khi trở về, Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: Bác sống trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung (thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng). Bài thơ được ra đời trong thời gian ấy.
  • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
  •  Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
  •  Nội dung: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó
  • Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị pha giọng vui đùa, hóm hỉnh

1.6. Ngắm trăng (Vọng nguyệt) - Tác giả: Hồ Chí Minh

  • Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm "Ngắm trăng" Bác viết về cuộc sống của Bác trong tù, tù túng và gian khổ. Khi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trở của quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.
  • Bài thơ nằm trong tập Nhật kí trong tù gồm 134 bài thơ, được Bác sáng tác trong hơn 1 năm ở tù.
  • Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
  • Nội dung: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm
  • Nghệ thuật: Thể thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, hàm súc, giàu sức gợi.

                -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn Kiến thức trọng tâm HK2 môn Ngữ Văn 8 của Trường THCS Huỳnh Tấn Phát. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF