Đề văn mẫu: Kể diễn cảm truyện cười Lợn cưới áo mới là một trong những tài liệu hay và bổ ích mà HỌC247 sưu tầm và giới thiệu với quý thầy cô cùng các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 làm tài liệu ôn thi. Tài liệu bao gồm sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng bài văn mẫu giúp các em thấy được ý nghĩa truyện, phê phán tính hay khoe của - một tính xấu phổ biến trong xã hội. Đồng thời, tài liệu giúp các em rèn luyện được kĩ năng kể chuyện diễn cảm. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lợn cưới áo mới để nắm vững hơn kiến thức cần đạt khi học văn bản này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a) Mở bài
- Giới thiệu chung
- “Lợn cưới áo mới” là truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
- Ngày xưa, ở làng nọ có hai anh tính hay khoe của. Thói khoe khoang bị đem ra chế giễu, cười cợt với mục đích phê phán nhẹ nhàng.
b) Thân bài
- Diễn biến của truyện
- Một anh có áo mới liền mặc vào rồi đứng ở cửa, chờ người đi qua để khoe.
- Một anh đi tìm con lợn sổng chuồng.
- Hai anh khoe của gặp nhau - cuộc tranh tài bất ngờ và thú vị
- Anh khoe lợn cưới: Đi tìm lợn sổng, lại hỏi thăm: ” - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Buồn cười ở chỗ anh ta cố tình khoe lợn để làm đám cưới (có nghĩa là cưới to), mặc dù lợn cưới hình thức chẳng khác gì lợn thường.
- Anh khoe áo mới: Mặc áo mới đứng ở cửa, chờ người qua lại để khoe (giống như trẻ con thích khoe áo mới). Chờ mãi mới thấy anh đi tìm lợn, vội vàng bảo: “- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Buồn cười ở chỗ anh ta chỉ cần đáp có hay không. Vậy mà anh ta lại trả lời dài dòng và cố ý nhấn mạnh vào cái áo mới.
- Nghệ thuật trào lộng của truyện
- Thể hiện qua cách tạo tình huống bất ngờ, cách hỏi, cách đáp nặng về tính chất khoe của của hai nhân vật.
- Thủ pháp cường điệu tô đậm thói xấu khoe khoang, gây ra tiếng cười chế giễu, phê phán.
c) Kết bài
- Hai anh gặp nhau, anh khoe áo mới, anh khoe lợn cưới.
- Khoe của là một thói xấu; nó biến kẻ khoe khoang thành trò cười cho thiên hạ.
- Câu chuyện giống như một màn hài kịch nhỏ chứa đựng bài học bổ ích cho mọi người.
Bài văn mẫu
Đề bài: Kể lại diễn cảm truyện cười “Lợn cưới áo mới”.
Gợi ý làm bài
Ở làng nọ, có anh tính hay khoe của. Một hôm, anh ta may được chiếc áo mới, liền đem ra mặc rồi cứ đứng hóng ở cửa, đợi xem có ai khen không. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà chẳng thấy có ma nào thèm để ý, anh ta tức lắm, nghĩ bụng: “Mình có cái áo mới thế này, đẹp thế này mà chẳng ai khen cả. Thế có phí không chứ!”.
Chán nản, anh ta định quay vào nhà thì chợt thấy từ xa, một anh chàng tất tưởi chạy đến hỏi:
– Bác ơi! Làm ơn cho tôi hỏi thăm, bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Mừng rỡ, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra và bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này đến giờ, tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả!
Tình huống tạo ra “cái đáng cười” là một anh có tính hay khoe của muốn phô trương cái áo mới của mình. Nhưng đứng mãi ở cửa từ sáng đến chiều vẫn chưa gặp ai để khoe cả. Anh ta tức lắm. Đến đây người đọc mới thấy cái lố bịch nhưng chưa thể cười được vì mới chỉ là tình huống chuẩn bị cho sự xuất hiện và phát triển của cái đáng cười hơn.
-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy --
Thủ pháp nghệ thuật ở đây là tác giả để cho mỗi người nói một câu, mỗi câu thêm một hay vài từ để lộ ra cái lố bịch. “Áo” và “Lợn” đều phải thêm “mới” và “cưới” vào. Và họ gặp nhau rất đúng lúc (mỗi người đã mang sẵn một sự lố bịch và khi họ gặp nhau thì cái lố bịch tăng gấp đôi).
Truyện “Lợn cưới, áo mới” phê phán nhẹ nhàng thói hay khoe của, thói xấu của một số người. Bởi vậy truyện không hoàn toàn là mua vui, hài hước, mà thấp thoáng có ẩn giấu một nụ cười mỉa mai, chế giễu cái bệnh “khoe của” đó.
Thủ pháp nghệ thuật gây tiếng cười ở đây là tác giả đã khéo léo tạo nên tình huống làm lộ tẩy sự lố bịch của hai anh khoe của. Vì thế, về mặt giao tiếp ngôn ngữ, cả hai nhân vật đều đưa ra những thông tin thừa (“Bác có thấy con lợn cưới”... “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”...). Nhưng chính nó - những thông tin thừa - lại là điều mà những người khoe của muốn thông báo. Nói khác đi, thói khoe của đã khiến cho lời nói biểu hiện sự lố bịch, mà có khi chính bản thân họ không nhận ra.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung văn mẫu: Kể diễn cảm truyện cười "Lợn cưới áo mới". Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm soạn bài Lợn cưới áo mới và bài giảng Lợn cưới áo mới nhằm củng cố và ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất của tác phẩm để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết bài văn kể chuyện. Hy vọng với những tài liệu này sẽ cung cấp cho quý thầy cô và các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm. Ngoài ra, tài liệu còn nhằm hướng dẫn và nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn kể chuyện hoàn chỉnh cho các em.
-- MOD Ngữ Văn HỌC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024225 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)