Mở bài
Giới thiệu chung:
Truyện xảy ra cách đây đã mấy trăm năm.
Bà đỡ Trần, người huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đỡ đẻ cho hổ cái. Bác tiều phu ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cứu hổ trán trắng khỏi hóc xương.
Thân bài: Diễn biến của truyện
Câu chuyện giữa bà đỡ Trần và hổ đực
Đêm khuya, có tiếng gõ cửa. Bà đỡ Trần ra mở, hổ đực lao vào cõng bà đi.
Vào đến rừng sâu, bà thấy một con hổ cái đang trở dạ, lăn lộn đau đớn trên mặt đất.
Hổ đực cầm tay bà, rơi nước mắt, vẻ van lơn, cầu khẩn.
Bà Trần đỡ đẻ cho hổ cái.
Hổ đực mừng rỡ tạ ơn bà bằng một cục bạc lớn và tiễn bà ra khỏi rừng.
Nhờ cục bạc, bà đỡ Trần sống qua nạn đói.
Câu chuyện giữa hổ trán trắng và bác tiều phu
Bác tiều phu ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang làm nghề kiếm củi.
Một hôm, đang chặt củi ở sườn núi thì bác thấy dưới thung lũng cỏ cây lay động không ngớt.
Bác tò mò vác búa đến xem, thấy một con hổ trán trắng đang vật vã, lấy tay móc họng.
Bác tiểu phu gỡ khúc xương giúp hổ.
Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi.
Bác tiều dặn hổ có gì ngon hãy nhớ đến bác.
Hổ tha nai đến đặt trước cửa nhà bác để đền ơn.
Mười năm sau, bác tiều chết, hổ tìm đến mộ để vĩnh biệt.
Mỗi năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu, hổ lại mang dê, lợn đến để ngoài cửa...
Kết bài
Kết thúc truyện: Hổ tuy là loài vật hung dữ nhưng lại rất có nghĩa, có tình.
BÀI VĂN MẪU
Đề bài: Em hãy viết bài văn kể diễn cảm truyện “Con hổ có nghĩa”.
Gợi ý làm bài
Cách đây mấy trăm năm, ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, vùng Đông Bắc nước ta có một người đàn bà họ Trần, làm nghề đỡ đẻ và nổi tiếng mát tay. Bà sống trong ngôi nhà nhỏ ven đường, cách rừng vài dặm.
Một đêm trăng sáng, bà đã đi nghỉ từ lâu, chợt có tiếng gõ cửa dồn dập, thôi thúc. Bà vội ra mở và nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Vừa định quay vào thì bất thần có một con hổ lao tới cõng bà đi. Bà sợ chết khiếp. Lúc tỉnh dậy, bà thấy mình đã ở trong rừng sâu, xung quanh cây cối um tùm, rậm rạp.
Trước mặt bà, một con hổ cái đang lăn lộn. Móng vuốt của nó cào tung đất. Bà nghĩ bụng chắc là hổ muốn ăn thịt mình nên sợ hãi đứng im không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà rồi đưa mắt nhìn hổ cái, tỏ ý xót thương và cần giúp đỡ. Bà Trần nhìn kĩ bụng hổ cái thì nhận ra rằng nó đang chuyển dạ. Sẵn có thuốc mang theo bên mình, bà hòa với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bóp bụng cho nó. Lát sau, hổ cái sinh được một chú hổ con thật xinh xắn. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái mệt mỏi nằm phủ phục bên cạnh.
Hổ đực đến bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc lớn rồi đưa cho bà đỡ. Biết hổ tạ ơn, bà Trần vui lòng nhận. Hổ đực lưu luyến tiễn bà ra tới bìa rừng. Bà đi đã khá xa, hổ đực còn gầm lên một tiếng lớn rồi mới trở về với vợ con. Năm ấy, trời làm mất mùa, nhiều người chết đói. Nhờ cục bạc của hổ tặng, bà Trần sống qua được kì đói kém.
Cũng vào dạo ấy, ở bên huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang có bác tiều phu ngày ngày vào rừng kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Một hôm, đang chặt củi trên sườn núi cao, bác chợt nhìn xuống thung lũng, thấy cỏ cây lay động không ngừng. Lấy làm lạ, bác vác búa xuống xem có chuyện gì đang xảy ra ở đấy.
Từ chỗ nấp, bác tiều phu kinh hoàng khi chứng kiến cảnh một con hổ trán trắng đang vật vã nhảy lên, nhảy xuống, cúi đầu cào bới đất và thỉnh thoảng lại thò tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, dãi nhớt trào ra trông phát sợ. Bác tiều nhìn kĩ thì thấy trong họng nó mắc một khúc xương khá lớn. Hổ càng móc, khúc xương càng vào sâu.
Mở bình rượu đeo bên thắt lưng, bác tiều uống mấy hớp để lấy can đảm rồi trèo lên cây, kêu to: cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho! Hổ liền nằm phục xuống, há miệng nhìn bác cầu cứu. Bác tiều thò tay vào họng nó, lấy ra một khúc xương bò to như cánh tay. Hổ thoát nạn. Nó liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác nói với theo: Hổ ơi! Nhà ta ở thôn mỗ... Hổ kiếm được miếng gì ngon thì nhớ ta nhé!
Mấy hôm sau, đang đêm, bác tiều nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, bác thấy có một con nai chết nằm ở đó. Hổ trán trắng đã đem nai đến để tạ ơn cứu mạng.
Ngày tháng qua đi, mười năm sau, bác tiều phu già rồi chết. Hàng xóm làm đám tang cho bác khá chu đáo. Lúc sắp hạ huyệt, bỗng nhiên có một con hổ trán trắng đến trước mộ nhảy nhót, dụi đầu vào quan tài, gầm lên mấy tiếng rồi bỏ đi. Mọi người sợ hãi chạy tán loạn. Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu là dân làng lại thấy trước cửa nhà bác có một con dê hay một con lợn do hổ tha đến. Ai cũng tấm tắc khen hổ tuy là loài vật mà biết trọng tình trọng nghĩa.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)