Bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Hình tượng Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là tài liệu văn mẫu lớp 6 được Hoc247.net tổng hợp, biên soạn và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đêm nay Bác không ngủ để nắm vững kiến thức về bài thơ hơn.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ”
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
- Nội dung chính của tác phẩm
- Sơ lược về hình tượng Bác Hồ trong tác phẩm
- Tham khảo: “Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ sống mãi với thời gian. Đây là bài thơ hay nhất của nhà thơ Minh Huệ viết về Người. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với Bộ dội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bác Hồ hiện lên trong bài thơ vừa giản dị, thân quen gần gũi như người cha, người ông vừa đẹp lung linh như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.
b. Thân bài
* Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân trước hết thể hiện qua việc Bác thức trắng đêm để suy nghĩ.
- Ngay đầu bài thơ, tác giả viết:
“Anh đội viễn thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ”.
- Đang ngủ say chợt tỉnh giấc, anh đội viên ngạc nhiên khi thấy Bác vẫn còn chưa ngủ. Suốt ngày hành quân, đêm là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Ấy vậy, mà Bác vẫn còn ngồi đó:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.”
- Trời sắp sáng, anh đội viên thức dậy và:
“Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc”.
→ Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân thể hiện qua những việc làm cụ thể bác dành cho các chiến sĩ.
- Bác đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc “Người cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm”.
- Bác đi đắp chăn để giữ hơi ấm cho các chiêm sĩ ngon giấc.
- Bác nhón chân nhẹ nhàng đế các chiến sĩ không giật mình tỉnh giấc.
→ Bằng những việc làm rất cụ thể trong đêm đông, ta cũng thấy được lòng yêu thương, quan tâm và lo lắng sâu sắc của Bác dành cho các chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm sóc, được Bác chia sẻ tình yêu thương.
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác dành cho bộ đội và nhân dân được thể hiện qua lời bộc bạch trực tiếp.
→ Thể hiện qua lời dặn dò của Bác đối với người đội viên:
“Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi dánh giặc”.
→ Thể hiện qua lời Bác nói với anh đội viên:
“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...”
* Tấm lòng yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh
- Anh đội viên ngạc nhiên khi đêm đã khuya mà Bác vẫn còn thức.
- Anh đội viên hốt hoảng khi thấy trời gần sáng mà bác vẫn ngồi ngồi im lặng bên bếp lửa hồng để suy suy nghĩ, lo lắng cho mọi người.
- Hình ảnh Bác hiện lên trước mắt anh đội viên cao đẹp lồng lộng
- Sự nồng ấm của tình thương ấm hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm đông giá rét. Và chỉ có Bác kính yêu của chúng ta mới có tấm lòng bao la rộng mở như vậy
- Với tình cảm yêu thương và kính trọng, anh đội viên lo lắng cho Bác vì:
“Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc, lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi.”
→ Tổng kết: Qua lời kể, qua suy nghĩ và tình cảm của người đội viên, ta thấy Bác hiện lên trong bài thơ vừa gần gũi thân quen vừa cao đẹp lồng lộng.
c. Kết bài
- Khẳng định sự thành công của tác phẩm thông qua quá trình xây dựng hình tượng nhân vật Bác Hồ
- Cảm nhận bản thân sau khi đọc tác phẩm
- Tham khảo: Bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật và bình luận trữ tình, Minh Huệ đã khắc họa thật thành công hình tượng Bác Hồ. Hình tượng Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa cảnh đêm đông của núi rừng lạnh giá thời chiến tranh, Bác hiện lên đẹp như một vị tiên ông trong câu chuyện cổ tích. Học bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, em càng thấy kính yêu và biết ơn. Người nhiều hơn bởi Bác không chỉ là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc, Bác còn là vị cha già hiền đức của nhân dân Việt Nam.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình tượng Bác Hồ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.
Gợi ý làm bài
“Đêm nay Bác không ngủ” là bài thơ sống mãi với thời gian. Đây là bài thơ hay nhất của nhà thơ Minh Huệ viết về Người. Bài thơ dựa trên sự kiện: trong chiến dịch biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với Bộ dội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bác Hồ hiện lên trong bài thơ vừa giản dị, thân quen gần gũi như người cha, người ông vừa đẹp lung linh như một ông tiên trong câu chuyện cổ tích.
Hình ảnh Bác Hồ thể hiện qua.Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Trong bài Sáng tháng năm, nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác Hồ kính yêu:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
Điều đó một lần nữa được nhà thơ Minh Huệ khẳng định qua bài Đêm nay Bác không ngủ.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Tấm lòng của Bác đôi với anh đội viên nói riêng, đôi với những người chiến sĩ nói chung thật ấm áp. Sự nồng ấm của tình thương ấm hơn cả ngọn lửa hồng trong đêm đông giá rét. Và chỉ có Bác kính yêu của chúng ta mới có tấm lòng bao la rộng mở như vậy:
“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.”
(Tố Hữu)
Với tình cảm yêu thương và kính trọng, anh đội viên lo lắng cho Bác vì:
“Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc, lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi.”
Qua lời kể, qua suy nghĩ và tình cảm của người đội viên, ta thấy Bác hiện lên trong bài thơ vừa gần gũi thân quen vừa cao đẹp lồng lộng.
Bằng sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật và bình luận trữ tình, Minh Huệ đã khắc họa thật thành công hình tượng Bác Hồ. Hình tượng Bác là hình tượng trung tâm của bài thơ. Giữa cảnh đêm đông của núi rừng lạnh giá thời chiến tranh, Bác hiện lên đẹp như một vị tiên ông trong câu chuyện cổ tích. Học bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, em càng thấy kính yêu và biết ơn. Người nhiều hơn bởi Bác không chỉ là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc, Bác còn là vị cha già hiền đức của nhân dân Việt Nam.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phân tích hình tượng Bác Hồ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)