OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lí Bộ GD&ĐT có đáp án

03/03/2023 675.34 KB 273 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230303/756373881737_20230303_042350.pdf?r=2412
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố vào sáng ngày 01/03 đã được đội ngũ giáo viên HOC247 tổng hợp dưới đây với đáp án đầy đủ, chi tiết nhằm giúp các em có ôn tập củng cố kiến thức từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT chính thức sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết của đề thi dưới đây!

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng có thể thử sức mình thông qua hình thức làm bài thi trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: VẬT LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ THI MINH HỌA TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ NĂM 2023

Câu 1. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần thì cảm kháng của đoạn mạch là ZL. Cường độ dòng điện hiệu dụng I trong đoạn mạch được tính bằng công thức nào sau đây?

     A. \(I = 2U{Z_{\rm{L}}}\).

     B. \(I = \frac{{2U}}{{{Z_{\rm{L}}}}}\).

     C. \(I = \frac{U}{{{Z_{\rm{L}}}}}\).

     D. \(I = U{Z_{\rm{L}}}\).

Câu 2. Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình \(x = A{\rm{cos}}\left( {\omega t + \varphi } \right)\). Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì độ lớn gia tốc của vật có giá trị là

     A. \(\omega A\).                               B. 0.5A.

     C. \({\omega ^2}A\).                                  D. 0 .

Câu 3. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ ánh sáng thì chúng phát ra

     A. một notron.                    B. một êlectron.

     C. một phôtôn.                 D. một prôtôn.

Câu 4. Một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là \(\lambda \). Chu kì bán rã T của chất phóng xạ này được tính bằng công thức nào sau đây?

     A. \(T = \lambda {\rm{ln}}2\).                       B. \(T = \frac{{{\rm{ln}}2}}{\lambda }\).

     C. \(T = 2\lambda {\rm{ln}}2\).                     D. \(T = \frac{\lambda }{{{\rm{ln}}2}}\).

Câu 5. Hai dao động điều hòa cùng tần số có pha ban đầu là \({\varphi _1}\) và \({\varphi _2}\). Hai dao động này cùng pha khi 

     A. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = \left( {2n + 1} \right)\pi \) với \(n = 0, \pm 1, \pm 2, \ldots \)

     B. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = 2n\pi \) với \(n = 0, \pm 1, \pm 2, \ldots \)

     C. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = \left( {2n + \frac{1}{5}} \right)\pi \) với \(n = 0, \pm 1, \pm 2, \ldots \)

     D. \({\varphi _2} - {\varphi _1} = \left( {2n + \frac{1}{3}} \right)\pi \) với \(n = 0, \pm 1, \pm 2, \ldots \)

Câu 6. Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

     A. Mạch chọn sóng.           B. Anten thu.                      C. Mạch tách sóng.     D. Micrô.

Câu 7. Xét một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi truờng có chiết suất n2 nhỏ hơn. Biết \({i_{{\rm{gh\;}}}}\) là góc giới hạn phản xạ toàn phần. Biểu thức nào sau đây đúng?

     A. \({\rm{sin}}{i_{{\rm{gh}}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\).

     B. \({\rm{sin}}{i_{{\rm{gh}}}} = {n_1} - {n_2}\).

     C. \({\rm{sin}}{i_{{\rm{gh}}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\).

     D. \({\rm{sin}}{i_{{\rm{gh}}}} = {n_1} + {n_2}\).

Câu 8. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Độ lệch pha của cường độ dòng điện trong mạch so với điện tích của một bản tụ điện có độ lơn là

     A. \(\frac{\pi }{2}\).                  B. \(\frac{\pi }{4}\).                  C. \(\frac{\pi }{6}\).                  D. \(\frac{\pi }{3}\).

Câu 9. Một con lắc đơn có chiều dài l, vật nhỏ khối lượng m, đang dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi con lắc đi qua vị trí có li độ cong s thì lực kéo về tác dụng lên vật là

     A. \(F =  - \frac{{mg}}{l}s\).                  B. \(F = \frac{{ml}}{g}s\).

     C. \(F =  - \frac{{ml}}{g}s\).                  D. \(F = \frac{{mg}}{l}s\)

Câu 10. Tia X có cùng bản chất với tia nào sau đây?

     A. Tia \({\beta ^ + }\).

     B. Tia \(\alpha \).

     C. Tia hồng ngoại.

     D. Tia \({\beta ^ - }\).

Câu 11. Hai điện tích điểm gây ra tại điểm M hai điện trường có các vectơ cuờng độ điện truờng \(\overrightarrow {{E_1}} \) và \(\overrightarrow {{E_2}} \). Vectơ cường độ điện trường tổng hợp \(\vec E\) tại M được tính bằng công thức nào sau đây?

     A. \(\vec E = \overrightarrow {{E_1}}  - \overrightarrow {{E_2}}\).

     B. \(\vec E = 2\overrightarrow {{E_1}}  + \overrightarrow {{E_2}}\).

     C. \(\vec E = \overrightarrow {{E_1}}  + \overrightarrow {{E_2}}\).

     D. \(\vec E = 2\overrightarrow {{E_1}}  - \overrightarrow {{E_2}}\).

Câu 12. Hiện tượng tán sắc ánh sáng giúp ta giải thích được hiện tượng nào sau đây?

     A. Cầu vồng bảy sắc.                                                     B. Hiện tượng quang điện.

     C. Phóng xạ.                                                                  D. Nhiễu xạ ánh sáng.

Câu 13. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi nói về cơ năng của con lắc, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương của biên độ dao động.

     B. Cơ năng của con lắc bằng động năng cực đại của con lắc.

     C. Cơ năng của con lắc bằng thế năng cực đại của con lắc.

     D. Cơ năng của con lắc tỉ lệ nghịch với bình phương của biên độ dao động.

Câu 14. Một sóng cơ có chu kỳ T, lan truyền trong một môi truờng với tốc độ v. Bước sóng \(\lambda\) được xác định bằng công thức nào sau đây?

     A. \(\lambda  = \frac{T}{v}\).

     B. \(\lambda  = \frac{v}{T}\).

     C. \(\lambda  = 2vT\).

     D. \(\lambda  = vT\) .

Câu 15. Một vật dẫn đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong khoảng thời gian \({\rm{\Delta }}t\), điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn là \({\rm{\Delta }}q\). Cường độ dòng điện I trong vật dẫn được tính bằng công thức nào sau đây?

     A. \(I = 2{\rm{\Delta }}q{\rm{\Delta }}t\).

     B. \(I = \frac{{{\rm{\Delta }}q}}{{{\rm{\Delta }}t}}\).

     C. \(I = {\rm{\Delta }}q{\rm{\Delta }}t\).

     D. \(I = 2\frac{{{\rm{\Delta }}q}}{{{\rm{\Delta }}t}}\).

Câu 16. Số nuclôn có trong hạt nhân \(_{40}^{90}{\rm{Zr}}\) là

     A. 40.                   B. 90.                   C. 50.                   D. 130.

Câu 17. Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số góc w thay đổi được vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch có giá trị lớn nhất khi

     A. \(\omega L = \frac{2}{{\omega C}}\)

     B. \(\omega L = \frac{1}{{2\omega C}}\)

     C. \(\omega L = \frac{C}{\omega }\)

     D. \(\omega L = \frac{1}{{\omega C}}\)

Câu 18. Âm có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz được gọi là

     A. siêu âm và tai người nghe được.

     B. siêu âm và tai người không nghe được.

     C. âm nghe được (âm thanh).

      D. hạ âm và tai người nghe được.

Câu 19. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha gồm hai bộ phận chính là

     A. phần ứng và cuộn sơ cấp.                                          B. phần ứng và cuộn thứ cấp.

     C. phần cảm và phần ứng.                                             D. cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.

Câu 20. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I. Gọi j là hệ số công suất của đoạn mạch. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch là

     A. \({\cal P} = UI{\rm{cos}}\varphi \).

     B. \({\cal P} = \frac{{2I}}{U}{\rm{cos}}\varphi \).

     C. \({\cal P} = \frac{{2U}}{I}{\rm{cos}}\varphi \).

     D. \({\cal P} = \frac{{UI}}{{{\rm{cos}}\varphi }}\).

Câu 21. Một sợi dây mềm PQ căng ngang có đầu Q gắn chặt vào tường. Một sóng tới hình sin truyền trên dây từ đầu P tới Q. Đến Q, sóng bị phản xạ trở lại truyền từ Q về P gọi là sóng phản xạ. Tại Q, sóng tới và sóng phản xạ

     A. luôn ngược pha nhau.

     B. luôn cùng pha nhau.

     C. lệch pha nhau \(\frac{\pi }{5}\).

     D. lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\).

Câu 22. Theo mẫu nguyên tử Bo, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng En - Em thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng

     A. \(\frac{{{E_{\rm{n}}}}}{9}\).

     B. \(\frac{{{E_{\rm{n}}}}}{{16}}\).

     C. \({E_{\rm{n}}}\).

     D. \(\frac{{{E_{\rm{n}}}}}{4}\).

Câu 23. Một khung dây dẫn phẳng, kín được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,05s, từ thông qua khung dây tăng đều từ 0 đến 0,02Wb. Trong khoảng thời gian trên, độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất

     A. 2,5V.                           B. 0,02V.                         C. 0,05V.                         D. 0,4V .

Câu 24. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 0,8mm. Trên màn, khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là

     A. 2,4 mm.                         B. 1,6 mm.

     C. 0,8 mm.                         D. 0,4 mm .

Câu 25. Hạt nhân \(_{28}^{56}{\rm{Fe}}\) có năng lượng liên kết riêng là 8,8MeV/ nuclôn. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{28}^{56}{\rm{Fe}}\) là

     A. 492,8MeV.                   B. 246,4MeV.                   C. 123,2MeV.                   D. 369,6MeV.

Câu 26. Ở một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì T. Cũng tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài \(\frac{l}{4}\) dao động điều hòa với chu kì là

     A. \(\frac{T}{4}\).                                    B. 4T

     C. \(\frac{T}{2}\).                                D. 2T .

Câu 27. Mạch chọn sóng ở một máy thu thanh là mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(50\mu {\rm{H}}\) và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Lấy \({\pi ^2} = 10\). Để thu được sóng điện từ có tần số 10MHz thì giá trị của C lúc này là

     A. 5mF.                              B. 5pF.                              C. \(5\mu {\rm{F}}\) .                              D. 5nF .

Câu 28. Đặt một điện áp xoay chiều có tần số góc \(\omega  = 100\pi {\rm{rad}}/{\rm{s}}\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{{0,2}}{\pi }{\rm{H}}\). Cảm kháng của đoạn mạch có giá trị là

     A. 20W.                              B. 0,1W.                             C. 0,05W.                             D. 10W .

Câu 29. Giới hạn quang dẫn của PbS là \(4,14\mu {\rm{m}}\). Lấy \(h = 6,625 \cdot {10^{ - 34}}{\rm{\;J}}{\rm{.s}};c = 3 \cdot {10^8}{\rm{\;m}}/{\rm{s}}\). Năng lượng cần thiết (năng lượng kích hoạt) để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn của PbS là:

     A. \(4,8 \cdot {10^{ - 26}}{\rm{\;J}}\).                   B. \(1,{6.10^{ - 34}}{\rm{\;J}}\).

     C. \(4,8 \cdot {10^{ - 20}}{\rm{\;J}}\).                   D. \(1,6 \cdot {10^{ - 28}}{\rm{\;J}}\).

Câu 30. Một sợi dây mềm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng và chỉ có một bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng 120cm. Chiều dài của sợi dây là

     A. 60cm.                           B. 90cm.                           C. 120cm                   D. 30cm

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 31-40 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

2. ĐÁP ÁN

1

C

6

D

11

C

16

B

21

A

26

C

31

D

36

A

2

D

7

A

12

A

17

D

22

C

27

B

32

D

37

C

3

C

8

A

13

D

18

B

23

D

28

A

33

C

38

D

4

B

9

A

14

D

19

B

24

B

29

C

34

D

39

A

5

B

10

C

15

B

20

A

25

A

30

A

35

C

40

D

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Vật lí Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF