OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Toán Bộ GD&ĐT có đáp án

04/04/2022 637.32 KB 2311 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220404/871863828109_20220404_134128.pdf?r=4712
ADMICRO/
Banner-Video

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 cho các môn do Bộ GD&ĐT công bố ngày 31/03/2022. Dưới đây là đề thi minh họa môn Toán bao gồm 50 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài là 90 phút. Đề thi tham khảo sẽ giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Mời các em tham khảo.

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng có thể thử sức mình thông qua hình thức làm bài thi trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

 
 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2022

Bài thi: TOÁN

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1.  Mođun của số phức z=3-i bằng

A. 8

B. \(\sqrt{10}\)

C. \(10\)

D. \(2 \sqrt{2}\)

Câu 2. Trong không gian \(\mathrm{Oxyz}\), mặt cầu \((S):(x+1)^2+(y-2)^2+z^2=9\) có bán kính bằng
A.  3

B. 81

C. 9

D. 6

Câu 3. Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số \(y=x^4+x^2-2\)?

A. Điểm P(-1;-1)

B. Điểm N(-1;-2)

C. Điểm M(-1; 0)

D. Điểm Q(-1; 1)

Câu 4. Thể tích V của khối cầu bán kính r được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(V=\dfrac{1}{3} \pi r^3\)

B. \(V=2 \pi r^3\)

C. \(V=4 \pi r^3\)

D. \(V=\dfrac{4}{3} \pi r^3\)

Câu 5. Trên khoảng \((0;+\infty)\), họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)=x^{\frac{3}{2}}\) là:

A. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{3}{2} x^{\frac{1}{2}}+C\)

B. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{5}{2} x^{\frac{2}{5}}+C\)

C. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{2}{5} x^{\frac{5}{2}}+C\)

D. \(\displaystyle\int f(x) {\rm d} x=\dfrac{2}{3} x^{\frac{1}{2}}+C\)

Câu 6. Cho hàm số f(x) có bảng xét dấu của đạo hàm như sau:

Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 7. Tập nghiệm của bất phương trình \(2^x>6\) là

A. \(\left(\log _2 6;+\infty\right)\)

B. \((-\infty; 3)\)

C. \((3;+\infty)\)

D. \(\left(-\infty; \log _2 6\right)\)

Câu 8. Cho khối chóp có diện tích đáy B=7 và chiều cao h=6. Thể tích của khối chóp đã cho là

A. 42

B. 126

C. 14

D. 56

Câu 9. Tập xác định của hàm số \(y=x^{\sqrt{2}}\) là

A. \(\mathbb{R}\)

B. \(\mathbb{R} \setminus\{0\}\)

C. \((0;+\infty)\)

D. \((2;+\infty)\)

Câu 10. Nghiệm của phương trình \(\log _2(x+4)=3\) là

A. x=5

B. x=4

C. x=2

D. x=12

Câu 11. Nếu \(\displaystyle\int_2^5 f(x) \mathrm{d} x=3\) và \(\displaystyle\int_2^5 g(x) \mathrm{d} x=-2\) thì \(\displaystyle\int_2^5\left[f(x)+g(x) \right]\mathrm{\,d}x\) bằng

A. 5

B. -5

C. 1

D. 3

Câu 12. Cho số phức z=3-2i, khi đó 2z bằng

A. 6-2 i

B. 6-4 i

C. 3-4 i

D. -6+4 i

Câu 13. Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P): 2 x-3 y+4 z-1=0 có một vectơ pháp tuyến là:

A. \(\overrightarrow{n_4}=(-1; 2;-3)\)

B. \(\overrightarrow{n_3}=(-3; 4;-1)\)

C. \(\overrightarrow{n_2}=(2;-3; 4)\)

D. \(\overrightarrow{n_1}=(2; 3; 4)\)

Câu 14. Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ \(\vec{u}=(1; 3;-2)\) và \(\vec{v}=(2; 1;-1)\). Tọa độ của vectơ \(\vec{u}-\vec{v}\) là

A. (3; 4;-3)

B. (-1; 2;-3)

C. (-1; 2;-1)

D. (1;-2; 1)

Câu 15. Trên mặt phẳng tọa độ, cho M(2; 3) là điểm biểu diễn của số phức z. Phần thực của z bằng

A. 2

B. 3

C. -3

D. -2

Câu 16. Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y=\dfrac{3x+2}{x-2}\) là đường thẳng có phương trình:  

A. x=2

B. x=-1

C. x=3

D. x=-2

Câu 17. Với a>0, biểu thức \(\log_2\left( \dfrac{a}{2} \right)\) bằng

A. \(\dfrac{1}{2}\log_2a\)

B. \(\log_2a+1\)

C. \(\log_2a-1\)

D. \(\log_2a-2\) 

Câu 18. Hàm số nào dưới đây có đồ thị như đường cong ở hình bên?

A. \(y=x^4-2 x^2-1\)

B. \(y=\dfrac{x+1}{x-1}\) 

C. \(y=x^3-3 x-1\) 

D. \(y=x^2+x-1\)

Câu 19. Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\begin{cases}x=1+2t\\y=2-2t\\z=-3-3t\end{cases}\) đi qua điểm nào dưới đây? 

A. Điểm Q(2; 2; 3)

B. Điểm N(2;-2;-3)

C. Điểm M(1; 2;-3)

D. Điểm P(1; 2; 3)

Câu 20. Với n là số nguyên dương, công thức nào dưới đây đúng?

A. \(P_n=n !\)

B. \(P_n=n-1\)

C. \(P_n=(n-1) !\) 

D. \(P_n=n\)

Câu 21. Cho khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h. Thể tích V của khối lăng trụ đã cho được tính theo công thức nào dưới đây?

A. \(V=\dfrac{1}{3} Bh\) 

B. \(V=\dfrac{4}{3} Bh\) 

C. \(V=6 B h\) 

D. \(V=Bh\) 

Câu 22. Trên khoảng \((0;+\infty)\), đạo hàm của hàm số \(y=\log _2 x\) là

A. \(y’=\dfrac{1}{x \ln 2}\)

B. \(y’=\dfrac{\ln 2}{x}\)

C. \(y’=\dfrac{1}{x}\)

D. \(y’=\dfrac{1}{2 x}\)

Câu 23. Cho hàm số y=f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

A. \((0;+\infty)\)

B. \((-\infty;-2)\) 

C. \((0; 2)\) 

D. \((0; 2)\) 

Câu 24. Cho hình trụ có bán kính đáy r và độ dài đường sinh l. Diện tích xung quanh \(S_{\rm x q}\) của hình trụ đã cho được tính theo công thức nào dưới đây?  

A. \(S_{\rm x q}=4 \pi r l\)

B. \(S_{\rm x q}=2 \pi r l\)

C. \(S_{\rm x q}=3 \pi r l\) 

D. \(S_{\rm x q}=\pi r l\) 

Câu 25. Nếu \(\displaystyle\int_2^5 f(x) \mathrm{d} x=2\) thì \(\displaystyle\int_2^5 3 f(x) \mathrm{d} x\) bằng 

A. 6

B. 3

C. 18

D. 2

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

B

11

C

21

D

31

A

41

B

2

A

12

B

22

A

32

A

42

B

3

C

13

C

23

D

33

B

43

C

4

D

14

C

24

B

34

B

44

A

5

C

15

A

25

A

35

A

45

D

6

C

16

A

26

A

36

D

46

D

7

A

17

C

27

A

37

B

47

A

8

C

18

C

28

B

38

D

48

D

9

C

19

C

29

B

39

D

49

D

10

B

20

A

30

A

40

B

50

D

 

Trên đây là một phần nội dung Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Toán Bộ GD&ĐT có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF