OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tây An có đáp án

05/01/2021 1016.73 KB 165 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210105/516091033041_20210105_223109.pdf?r=2665
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tây An có đáp án được trình bày hoàn chỉnh với đáp án rõ ràng, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nâng cao và bổ trợ kiến thức trong quá trình học tập của mình, đồng thời chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới!

 

 
 

 

TRƯỜNG THCS TÂY AN

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4 điểm)

Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.

a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?

b. Lập sơ đồ lai từ P → F2?

Câu 2: (4 điểm)

Thế nào là cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ  là 1:1?

Câu 3: (2 điểm)

Có 5 tế bào sinh dục mầm của một loài nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 1540 NST đơn. Tổng số nhiễm sắc thể đơn của các tế bào con là 1760 NST đơn.

a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?

b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục mầm?

Câu 4: (3 điểm)

a. So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin?

b. Protêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?

c. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con có bị thay đổi không? Vì sao?

Câu 5: (3 điểm)

Một gen có cấu trúc 60 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen đó nhân đôi 5 đợt liên tiếp.

  1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen?
  2. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen tái bản?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:

+ Về tính trạng màu sắc quả:

quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.

Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa

+ Về tính trạng thời gian chín của quả:

         chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1

F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn.

Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb

b. Xác định kiểu gen của F1:

F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

- Xét chung 2 cặp tính trạng:

(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2

=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.

         Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra F1 dị hợp về 2 cặp gen:

         + F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín sớm)

- Xác định kiểu gen của P:

Theo bài ra, P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản nên có 2 khả năng:

* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)

* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)

- Sơ đồ lai minh họa:

* Sơ đồ lai 1:

P: (quả đỏ, chín sớm)           AABB            x          aabb (quả vàng, chín muộn)

 GP:                                       AB                                           ab

         F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.

* Sơ đồ lai 2:           P: (quả đỏ, chín muộn)           AAbb  x         aaBB (quả vàng, chín sớm)

                     GP:                               Ab                               aB

                     F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.

F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb     x          AaBb (quả đỏ, chín sớm)

         GF1:                             AB: Ab:aB:ab         AB: Ab:aB:ab

F2:

 

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB

AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

* Kết quả:

+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

Câu 2:

  • Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người: Là cặp số 23.

- Đặc điểm:

+ Ở nữ gồm 2 chiếc giống nhau kí hiệu là XX.

+ Ở nam gồm 2 chiếc khác nhau kí hiệu là XY.

- Chức năng: mang các tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính

  • Cơ chế xác định giới tính

- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

 Sơ đồ cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

P.      Bố                                           x          Mẹ

         44ª+XY                                               44ª+XX

G.     1(22ª+X): 1(22ª+Y)                22ª+X

F1     1(44ª+XX): 1(44ª+XY)

         1 con gái: 1 con trai.

  • Ở người trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 vì:

 + Sự phân li của cặp NST XY ở nam phát sinh ra 2 loại tinh trùng (X và Y) có số lượng ngang nhau (giới dị giao tử).Trong khi phụ nữ chỉ có 1 loại trứng mang NST X (giới đồng giao tử).

 + Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Vì tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau nên khi thụ tinh cho trứng, tạo ra hợp tử XX và XY có tỉ lệ ngang nhau. Vì vậy trong cấu trúc dân số của mỗi quốc gia, dựa trên số lượng lớn, bao giờ tỉ lệ nam, nữ cũng xấp xỉ bằng nhau là 1:1.

Câu 3:

a. Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào mầm, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài 

Theo bài ra ta có:

+ Số NST môi trường nội bào cung cấp là:

ADCT:a.(2k-1).2n= số NST môi trường cung cấp.

              5.( 2k -1).2n = 1540      (1)

+Số NSTcủa tế bào con là:

ADCT: a.2k.2n= số NST trong các tế bào con

               5. 2k .2n = 1760           ( 2)

Lấy (2) - (1) ta có:

                   5.2k.2n -  5.2k .2n + 5. 2n = 1760- 1540= 220

                   ⇔  5. 2n = 220 

                    ⇔ 2n= 44

b) Số lần nguyên phân của 1 tế bào sinh dục mầm:

    thay 2n = 44 vào (2) ta có:  

             5. 2k . 44 = 1760     

          \( \Leftrightarrow {2^k} = \frac{{1760}}{{44.5}} = 8 \Leftrightarrow {2^k} = {2^3} \Leftrightarrow k = 3\) 

Câu 4:

a .So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của ADN và Prôtêin:

ADN

Prôtêin

-Có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch đơn. Giữa hai mạch của phân tử ADN các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS bằng các liên kết Hiđrô.

- Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân.

- ADN được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học: C, H. O, N. P.

- Mỗi phân tử AND gồm nhiều gen

- Khối lượng lớn

- ADN quy định cấu trúc của protein tương ứng

- Protein có cấu trúc xoắn, mức độ xoắn tùy thuộc vào mức độ cấu trúc như bậc 1, 2, 3, 4.

 

- Cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin.

-Protein được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học: C, H. O, N.

- Mỗi phân tử Proteein gồm nhiều chuỗi pôlipeptit

- Khối lượng nhỏ

- Cấu trúc của Protein phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của ADN.

b .Protein liên quan đến hoạt động sống của cơ thể như:

- Chức năng cấu trúc: protein là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan, màng sinh chất.

- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: các enzim có bản chất là protein có vai trò thúc đẩy các phản ứng sinh hóa xảy ra nhanh chóng

- Chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất: Hoocmon mà phần lớn là Protein có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất.

-  Ngoài ra Protein còn tham gia vào sự vận động của cơ thể, là kháng thể để bảo vệ cơ thể hoặc cung cấp năng lượng khi cơ thể cần.

c. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở các thế hệ tế bào con không bị thay đổi.

vì: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào, Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.

Câu 5:

1. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen

ADCT: C= N/20

→ Số nu của gen là: N= C.20= 60 x 20 = 1200 ( nu)

Có G = 20% tổng số nu của gen

→ X = G = 20%N= 1200. \(\frac{{20}}{{100}}\) = 240 ( nu)

A+G= N/2

A+ 240= 1200/2= 600

A=T= 600-240= 360 ( nu)

2. Môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:

Vì gen đó nhân đôi 5 đợt

Amt = Tmt    = A.(2k – 1) = A .( 2 5 – 1) = 360.31 = 11160 (nu)

Gmt = Xmt    = G.(2k – 1)  = G. ( 25 – 1) = 240. 31 = 7440 ( nu)

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Tây An có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF