OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Hành Thiện có đáp án

05/01/2021 1007.02 KB 526 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210105/592631827124_20210105_234946.pdf?r=6204
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Hành Thiện có đáp án giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập củng cố kiến thức ôn luyện bồi dưỡng kiến thức chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích không chỉ giúp các em học sinh ôn thi mà còn giúp các thầy cô sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình. 

 

 
 

 

TRƯỜNG THCS HÀNH THIỆN

 

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

 

ĐỀ BÀI

Câu 1

Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?

b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

Câu 2

a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao?

b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích?

Câu 3

Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó

Câu 4

Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường.

Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.

Câu 5

Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.

Câu 6

Phân biệt đột biến và thường biến?

Câu 7

Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

Câu 8

Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:

- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài

- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.

Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.

Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a/

- Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.

- Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

b/

Chỉ tiêu

Kỳ giữa

Kỳ sau

Số tâm động

8

16

Số cromatit

16

0

Số NST đơn

0

16

 

Câu 2:

a/

- Cơ chế xác định giới tính ở người:

Nam: XX, Nữ: XY

Sơ đồ lai:  

-->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1

(Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa)

- Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố.

b/

- Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai.

- Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng).

Câu 3:

- Cơ chế hình thành cây lai tam bội: do sự không phân ly của cặp NST mang alen A trong quá trình giảm phân nên hình thành loại giao tử không bình thường mang cả hai alen A, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang alen a hình thành hợp tử  AAa (tam bội).

- Đặc điểm của cây tam bội: Bộ NST 3n, cơ quan dinh dưỡng to, khả năng chống chịu tốt, thường bất thụ ...

Câu 4:

Câu 5:

- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC

- Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường.

- Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

- Các loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, sâu hại táo, ruồi nhà, kỳ nhông.

Câu 6:

Đột biến

Thường biến

- Là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST).

- Do tác nhân gây đột biến ở môi trường ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác nhân môi trường trong (các rối loạn trong quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào).

- Di truyền được.

- Phần lớn gây hại cho sinh vật

- Xảy ra riêng lẻ, không định hướng..

- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống --> có ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

- Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới tác động của điều kiện sống.

-Xảy ra do tác động trực tiếp của môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức ăn…

 

- Không di truyền được.

- Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến đổi của điều kiện môi trường.

- Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.

- Không di truyền được nên không phải là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường biến  có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên.

 

Câu 7:

- Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất.

- Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định.

- Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng): Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật.

Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng giống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định.

* Trong chỉ đạo nông nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, từng giai đoạn mà người ta chú trọng đến yếu tố giống hay yếu tố kỹ thuật.

Câu 8:

Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.

* Xét phép lai 1:

- Biện luận:

      Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 → thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 → Mỗi bên cho 4 loại giao tử →  F1 và cá thể thứ  nhất dị hợp tử 2 cặp gen → thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16.

       Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 → Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.

Qui ước:

A- Cao                       B- Tròn

a – Thấp                     b – Dài

→ kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)

- Sơ đồ lai:  AaBb x AaBb

* Xét phép lai 2:

- Biện luận:

      Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 → F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử  → cá thể hai cho 2 loại giao tử → Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.

      F2 xuất hiện thấp dài aabb → F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.

      Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.

- Sơ đồ lai:

P1:       AaBb                        x                        Aabb

GP:      AB, Ab, aB, ab                        Ab, ab

F:

 

AB

Ab

aB

ab

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

TLKG:         3A-B-, 3A-bb, aaBb, 1aabb

TLKH: 3 Cao tròn, 3 Cao dài, 1 thấp tròn, 1 thấp dài

P2:       AaBb                        x                      aaBb

GP:      AB, Ab, aB, ab                        aB, ab

F:

 

AB

Ab

aB

ab

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

TLKG:         3A-B-, 1A-bb, 3aaB-, 1aabb

TLKH: 3 Cao tròn, 1 Cao dài,3 thấp tròn, 1 thấp dài

* Xét phép lai 3:

- Biện luận: Thế hệ lai có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài → F2 thu được 4 kiểu tổ hợp = 4x1. Vì F1 cho 4 loại giao tử → cá thể thứ 3 cho 1 loại giao tử → đồng hợp tử về cả hai cặp gen.

        F2 xuất hiện thấp dài aabb → F1 và cá thể 3 đều cho được giao tử ab.

        Vậy kiểu gen của cá thể thứ 3 là: aabb

- Sơ đồ lai:  AaBb x  aabb

P2:       AaBb                        x                      aabb

GP:      AB, Ab, aB, ab                                ab

F:

 

AB

Ab

aB

ab

ab

AaBb

Aabb

aaBb

aabb

 

TLKG:         1AaBb, 1Aabb, 1aaBb, 1aabb

TLKH: 1 Cao tròn, 1 Cao dài, 1 thấp tròn, 1 thấp dài

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề thi HSG cấp trường môn Sinh học 9 năm 2021 Trường THCS Hành Thiện có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF