OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Xuân Thọ có đáp án

10/12/2019 857.81 KB 458 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191210/682991203496_20191210_182845.pdf?r=921
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Xuân Thọ có đáp án được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Học kì 1 môn Vật lý lớp 10 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

SỞ GD &  ĐT ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN VẬT LÝ 10.

Thời gian làm bài: 45 phút.

 

 

Họ và tên thí sinh:.............................................

Phòng…………..SBD……………

Mã đề thi 132

 

Câu 1 : Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Vật chuyển động được là do có lực tác dụng vào vật

B. Vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào vật

C. Vật thay đổi vận tốc là do có lực tác dụng vào vật

D. Vật đứng yên là do hợp lực tác dụng vào vật bằng không

Câu 2 : Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn lần lượt là F1=6 N và F2=8 N, góc hợp bởi hướng hai lực trên là 900. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là :

A. 10 N                              B. 2 N                               

C. 14 N                              D. 100 N

Câu 3 : Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1=3 N và F2=4 N. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là 

A. 7 N                                B. 1 N                               

C. 5 N                                D. 3,5 N

Câu 4 : Nếu không có lực nào tác dụng vào vật hoặc các lực tác dụng vào vật có hợp lực bằng không thì

A. Vật sẽ tiếp tục đứng yên nếu đang đứng yên

B. vật sẽ chuyển động chậm dần nếu đang chuyển động

C. Vật sẽ chuyển động tròn đều

D. Vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều

Câu 5 : Một vật có khối lượng 10 kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực kéo F=20 N theo phương ngang làm vật trượt thẳng đều trên mặt sàn. Cho g=10 m/s2. Lực ma sát trượt giữa vật và mặt sàn có độ lớn là:

A. 20 N                              B. 100 N                           

C. 120 N                            D. 80 N

Câu 6 : Biểu thức biểu diễn định luật II Newton là:

A.    \(\vec F = m\vec a\)                      B.     \(\vec F = ma\)                      

C.     \(F = m\vec a\)                     D.   \(\overrightarrow a = \overrightarrow F .m\)

Câu 7 : Một vật có khối lượng 5 kg chịu tác dụng của lực F=10 N. Tính độ lớn gia tốc của vật.

A. 2 m/s2                                 B. 2 cm/s2                         

C. 0,5 m/s2                              D. 50 m/s2

Câu 8 : Một vật có khối lượng 10 kg được kéo trượt nhanh dần đều không vận tốc đầu trên mặt sàn nằm ngang với lực kéo F có phương song song với mặt sàn. Trong 4 giây đầu tiên, vật trượt được quãng đường 4m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2 và cho g=10 m/s2. Tính độ lớn lực kéo F

A. 25 N                              B. 100 N                           

C. 20 N                              D. 5 N

Câu 9. Cặp lực và phản lực có tính chất:

A. Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau

B. Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật

C. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau

D. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn và tác dụng vào cùng một vật

Câu 10 : Một vật có khối lượng 50 kg đặt nằm yên trên mặt sàn nằm ngang, cho g=10 m/s2. Phản lực do sàn tác dụng lên vật có độ lớn là:

A. 500 N                            B. 50 N                             

C. 5 N                                D. 0

Câu 11 : Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm có khối lượng m1, m2 đặt cách nhau một khoảng r được tính bằng công thức:

A. \(F = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}}\)               B.   \(F = G\frac{{{m_1}.{m_2}}}{r}\)            

C.    \(F = G\frac{{{m_1} + {m_2}}}{{{r^2}}}\)         D. \(F = G\frac{{{m_1} + {m_2}}}{r}\)

Câu 12 : Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỷ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai chất điểm

B. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm là lực hút, có độ lớn tỷ lệ thuận với tích khối lượng của hai chất điểm

C. Trọng lực của vật chính là lực hấp dẫn giữa trái đất và vật, có độ lớn giảm dần theo độ cao của vật

D. Có thể áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn cho hai quả cầu đồng chất đặt gần nhau

Câu 13 : Tại mặt đất, gia tốc rơi tự do g0 =10 m/s2. Xem như trái đất hình khối cầu đồng chất có bán kính 6400 km. Ở độ cao nào so với mặt đất, gia tốc rơi tự do có giá trị g=5m/s2 ?

A. h≈2651 km                   B. h≈2,651 km

C. h=3200 km                   D. h=6400 km

Câu 14 : Đặc điểm nào sau đây của lực đàn hồi của lò xo bị biến dạng kéo hoặc nén là không đúng?

A. Lực đàn hồi có hướng cùng hướng biến dạng của lò xo

B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi có độ lớn tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

C. Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng

D. Lực đàn hồi có phương trùng với phương của trục lò xo

Câu 15 : Một lò xo có độ cứng k=100 N/m được kéo dãn 10 cm so với độ dài tự nhiên. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo khi đó là:

A. 10 N                              B. 1000 N                         

C. 1 N                                D. 100 N

Câu 16 : Một lò xo có độ cứng K, độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 200 g vào đầu dưới của lò xo. Khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo thì khi vật cân bằng, lò xo dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là

A. l0 = 30 cm; k = 1000 N/m                                        B. l0 = 32 cm; k = 300 N/m

C. l0 = 32 cm; k = 200 N/m                                          D. l0 = 30 cm; k = 100 N/m

Câu 17 : Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lực ma sát trượt tác dụng lên vật?

A. Có độ lớn tỷ lệ thuận với trọng lượng của vật

B. Có phương song song với mặt tiếp xúc

C. Có chiều ngược với chiều chuyển động của vật

D. Có điểm đặt ở mặt tiếp xúc

Câu 18 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Lực ma sát trượt luôn cản trở chuyển động của vật

B. Lực ma sát làm cản trở chuyển động của vật nên có hại

C. Lực ma sát làm cản trở chuyển động của vật nên có lợi

D. Độ lớn lực ma sát nghỉ lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt

Câu 19 : Một vật có khối lượng 10 kg được kéo trượt không vận tốc đầu trên mặt sàn nắm ngang với lực kéo không đổi F=25 N có phương song song với mặt sàn, quãng đường vật di chuyển được trong 6 giây đầu tiên là 9m. Cho g=10 m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là

A. µ=0,2                            B. µ=0,25                         

C. µ=0,05                          D. µ=0,5

Câu 20. Chọn câu đúng trong các câu sau :

A. Lực hướng tâm là lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật

B. Lực hướng tâm có hướng luôn hướng vào trọng tâm của vật

C. Lực hướng tâm có thể là lực ma sát trượt

D. Lực hướng tâm không thể là lực đàn hồi

Câu 21 : Một chất điểm có khối lượng 2 kg chuyển động đều trên đường tròn tâm O bán kính R=50 m với tốc độ 10 m/s. Độ lớn lực hướng tâm tác dụng vào chất điểm là :

A. 4 N                                B. 1000 N                         

C. 0,4 N                             D. 8 N

Câu 22 : Một xe có khối lượng 5 tấn chuyển động đều với tốc độ 72 km/h qua một cầu cong vồng như một cung tròn có bán kính 200 m, cho g=10 m/s2. Tính áp lực của xe lên mặt cầu khi xe chạy qua đỉnh cầu :

A. 40000 N                        B. 10000 N                       

C. 49500 N                        D. 48200 N

Câu 23 : Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ ban đầu v0 từ độ cao h so với mặt đất tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Phương trình quỹ đạo của vật có dạng :

A. \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)                    B.   \(y = \frac{g}{{2{v_0}}}{x^2}\)                 

C.  \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}x\)                    D.  \(y = \frac{{2g}}{{v_0^2}}{x^2}\)

Câu 24 : Từ độ cao 45 m so với mặt đất, người ta ném một vật theo phương ngang với tốc độ ban đầu v0=20 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, cho g=10 m/s2. Tính tầm bay xa cực đại của vật

A. 60 m                              B. 42,43 m                        

C. 90 m                              D. 45 m

Câu 25. Một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song và đang cân bằng, kết luận nào sau đây sai ?

A. Hợp của hai lực bằng với lực còn lại.                    

B. Ba lực có giá đồng phẳng

C. Hợp lực của hai lực có độ lớn bằng với độ lớn lực còn lại

D. Ba lực có giá cắt nhau tại một điểm

Câu 26 : Một vật rắn chịu tác dụng của hai lực có độ lớn F1=10 N và F2=16 N. Hợp lực của hai lực này có thể có độ lớn là 

A. 12 N                              B. 4 N                               

C. 28 N                              D. 3 N

Câu 27 : Một vật rắn chịu tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt F1=3 N ; F2=4 N ; F3=5 N và vật đang cân bằng. Nếu lực F3 ngừng tác dụng thì hợp lực tác dụng vào vật khi đó sẽ có độ lớn là

A. 5 N                                B. 1 N                               

C. 7 N                                D. 3,5 N

Câu 28 : Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng lực F, cánh tay đòn của lực F làd. Biểu thức tính mô men của lực F đối với trục quay là :

A. M=F.d                          B. M=F/d                          

C. M=F+d                         D. M=F-d

Câu 29 : Một lực F=5 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định. Cánh tay đòn của lực F là 10 cm. Mô men của lực F đối với trục quay là:

A. 0,5 (N.m)                      B. 50 (N.m)                      

C. 2 (N.m)                         D. 0,02 (N.m)

Câu 30 : Một thanh chắn đường AB dài 6 m có trọng lượng 250 N và trọng tâm ở cách đầu A 0,5m. Thanh có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng quanh một trục qua điểm O cách đầu A 1m. Tính độ lớn nhỏ nhất của lực F phải tác dụng vào đầu B để thanh AB nằm ngang cân bằng.

A. F=25 N                         B. F=50 N                        

C. F≈22,73 N                    D. F≈20,83 N

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Xuân Thọ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF