Đối với các em học sinh lớp 11, việc làm quen với cấu trúc đề thi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung tài liệu Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT năm 2025 có đáp án trường THPT Nguyễn Du dưới đây. Hi vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!
ĐỀ THI BÁM SÁT CẤU TRÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU |
ĐỀ MINH HỌA NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 02 trang) |
1. Đề thi
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
LÊN HÀ GIANG DỰ PHIÊN CHỢ NỔI TIẾNG - CHỢ TÌNH KHÂU VAI
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng lại là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở Hà Giang. Đó là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Phong Lưu, tồn tại hơn 100 năm qua, diễn ra ngày 27/3 âm lịch hằng năm.
Từ “Khau Vai” trong tiếng Tày - Nùng nghĩa là “đèo gai”. Nhưng nhiều tư liệu dùng chệch thành “Khâu Vai”. Khách đi du lịch Hà Giang còn gọi đùa đây là chợ Phong Tình.
Nguồn gốc của chợ phiên này bắt đầu từ truyền thuyết về chàng Ba người dân tộc Nùng và nàng Út người dân tộc Giáy. Họ yêu nhau say đắm nhưng do không cùng dân tộc, không cùng tổ tiên hay phong tục tập quán. Hơn nữa chàng lại là con nhà nghèo còn nàng là con gái tộc trưởng người Giáy. Bởi vậy mối tình của 2 người bị ngăn cấm.
[...] Đến khi già, ngày cuối đời họ lại đến đây (núi Khâu Vai), ôm chặt lấy nhau, cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ ra đi cũng là 27/3. Dân làng thương tiếc về mối lương duyên trắc trở này nên đã dựng lên 2 miếu thờ Ông, thờ Bà và lấy ngày này làm ngày họp chợ cho các đôi trai gái lỡ duyên.
Cũng từ đấy chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “chợ Phong lưu” được diễn ra vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm. Trước đây người đến chợ không nhiều, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, họ yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu. Bởi vậy ngày này là để họ có thể tâm sự hàn huyên sau một hoặc nhiều năm xa cách, thông báo tình hình hiện tại của nhau. Có thể hai vợ chồng cùng đến chợ, khi đến chợ chồng đi gặp người yêu cũ của chồng, vợ đi tìm người tình cũ của vợ, không có sự ghen tuông. Họ tôn trọng nhau, tôn trọng quá khứ của nhau, coi đấy là trách nhiệm đối với đời sống tinh thần của nhau. Hết phiên chợ, họ lại quay về cuộc sống thường ngày, hẹn đến chợ năm sau lại tới. Đây chính là nét đẹp văn hóa mộc mạc, giản dị của chợ tình Khâu Vai.
Trước đây chợ tình Khâu Vai là chợ của những mối tình trắc trở. Từ năm 1991 trở lại đây đến chợ có nhiều thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, nhiều đôi đã nên vợ nên chồng trong dịp đi chợ tình Khâu Vai. Cũng do bản sắc ca ngợi tình yêu lứa đôi trong sáng này mà chợ tình Khâu Vai giờ được tổ chức như một lễ hội, một sản phẩm du lịch cho du khách đến tham quan tìm hiểu văn hóa. Mà mỗi lễ hội đều sẽ có phần lễ và phần hội.
Cứ vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm, những chàng trai cô gái dân tộc nơi đây khoác trên mình những bộ trang phục đẹp nhất để cùng đến với chợ Phong lưu Khâu Vai.
Phần lễ của chợ tình, người dân Khâu Vai sẽ dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà như để nhớ về nguồn cội, những người khai đất khai hoang ra bản làng Khâu Vai và để tôn vinh tình yêu lứa đôi. Già làng làm chủ lễ sẽ dâng hương xin phép bắt đầu lễ hội.
Đến phần hội, du khách được chìm đắm trong không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, ngây ngất trước khung cảnh núi non hùng vĩ, rạo rực trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn du dương, trầm bổng với tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giáy... Ngoài ra còn có những gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản Hà Giang để du khách có thể mua về làm quà sau chuyến đi.
[…]
Chợ Phong lưu Khâu Vai không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị nhân văn cao đẹp mà còn là nơi ca ngợi mối tình trong sáng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. Đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ để bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
(Theo Phương Linh, https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi-hai-dao-vung-dan-toc-thieu-so/tu-truyen-thong-toi-hien-dai/len-ha-giang-du-phien-cho-noi-tieng-cho-tinh-khau-vai-635230.html)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật liệt kê trong câu văn: Đến phần hội, du khách được chìm đắm trong không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, ngây ngất trước khung cảnh núi non hùng vĩ, rạo rực trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn du dương, trầm bổng với tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giáy....
Câu 4. Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản.
Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một ước mơ của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng cao nguyên đá mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện đại hôm nay và giải thích lí do.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ sau:
Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, 2008)
Câu 2. (4,0 điểm)
Tuổi trẻ thường có những đam mê; theo đuổi hay không là lựa chọn của của mỗi người.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về đam mê của tuổi trẻ.
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.
----------- HẾT -------------
2. Đáp án
Phần |
Câu |
NỘI DUNG |
Điểm |
Phần |
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
|
I |
1 |
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức thuyết minh hoặc thuyết minh. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - HS trả lời 2 phương thức, trong đó có 1 phương thức đúng: 0,25 điểm. - HS trả lời 3 phương thức trở lên, trong đó có 1 phương thức đúng: 0 điểm. - HS trả lời không đúng đáp án: 0 điểm. |
0,5 |
2 |
Nội dung chính của văn bản: Giới thiệu (thuyết minh) về chợ tình Khâu Vai của đồng bào dân tộc ở tỉnh Hà Giang. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - HS trả lời không đầy đủ: 0,25 điểm. - HS trả lời không đúng đáp án: 0 điểm. |
0,5 |
|
3 |
- Biện pháp liệt kê: du khách được chìm đắm trong không ..., ngây ngất trước khung cảnh ..., rạo rực trong tiếng đàn môi ..., Hoặc: lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Giáy.... - Hiệu quả: Biện pháp liệt kê tăng tính sinh động, biểu cảm, hấp dẫn cho câu văn; nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng vui mừng, phấn khởi của du khâch khi tham gia lễ hội Khâu Vai. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - HS nêu được 2 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của liệt kê: 0,75 điểm. - HS nêu được 1 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép liệt kê: 0,5 điểm. - HS nêu biểu hiện của phép liệt kê, không nêu được hiệu quả của phép liệt kê: 0,25 điểm. - HS trả lời không đúng đáp án: 0 điểm. |
1,0 |
|
4 |
- Tình cảm, thái độ: Yêu thích; tự hào về sự độc đáo của một lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tỉnh Hà Giang… - Nhận xét: Đây là tình cảm chân thành, sâu sắc, cao đẹp; từ đó, đánh thức trách nhiệm và hành động của mỗi người trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1.0 điểm. - HS trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. - HS trả lời không đúng đáp án hoặc không trả lời: 0 điểm. |
1.0
|
|
5 |
- Nêu được một ước mơ của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên vùng cao nguyên đá mà HS thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay. - Gợi ý: Được trao gửi yêu thương; được đồng cảm, chia sẻ hoặc giữ gìn, phát huy, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc… - Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1.0 điểm. |
1.0
|
|
II |
PHẦN VIẾT |
6,0 |
|
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Tự tình I – Hồ Xuân Hương. |
2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: - Dung lượng đoạn văn: khoảng 200 chữ. - Hình thức: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, song hành hoặc móc xích. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài Tự tình I của Hồ Xuân Hương. |
0.25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận. Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình I. - Tâm trạng của chủ thể trữ tình: + Cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ. + Oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn. + Thách thức trước bi kịch cuộc đơi, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi… - Ý nghĩa của tâm trạng chủ thể trữ tình: gián tiếp lên án xã hội phong kiến nhiều bất công, chà đạp lên số phận của người phụ nữ; đồng thời bộc lộ niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lữa đôi -> Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. |
0,5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bào các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Tự tình I. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 |
---(Để xem tiếp nội dung đáp án của đề thi các em vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc thi THPT 2025 có đáp án trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202459 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202440 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 - Xem thêm