OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đồng Đậu

08/06/2020 89.36 KB 240 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200608/36023524265_20200608_145758.pdf?r=8673
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo trước khi bước vào bài kiểm tra chính thức, Học247 xin giới thiệu đến các em Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 của Trường THPT Đồng Đậu. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

     SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                       ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯƠNG LẦN 1

 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU                                                          NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                             MÔN: NGỮ VĂN 10

I.  PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Đứng trước một xã hội học tập trọn đời, các bạn trẻ hiện nay, dù có những dự định như thế nào trong cuộc mưu sinh sau này, trước tiên nên xây dựng một quan niệm như thế này: dù sau này làm bất kì nghề nghiệp gì, các bạn đều phải dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình và gia đình, sau đó là cống hiến cho xã hội. Bởi vì trong xã hội hiện đại, mỗi người tự sắp xếp lên kế hoạch cho chính mình, không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội. Dựa vào sức lao động của mình để có được tất cả những gì mình muốn, gặt hái những thành công trong lao động nghề nghiệp của mình. Đó chính là sự cống hiến của mình cho xã hội. Trên cơ sở đó, nếu bạn có tài năng nhiều hơn, thì cả một chân trời rộng mở để bạn thử sức, trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội. Vô vàn các cơ hội, vô số những ngành nghề xứng đáng để bạn dâng hiến cả đời. Chúng ta đều biết giáo dục trọn đời và giáo dục mở rộng là giấy thông hành để bước vào xã hội học tập, cũng là giấy thông hành để bước vào xã hội kinh tế tri thức. Giáo dục trong xã hội học tập sẽ có những thay đổi mang tính cách mạng, trước tiên là sự thay đổi sứ mệnh của giáo dục. Sứ mệnh mới của giáo dục là: Giữ gìn tinh thần tự lập và sức sáng tạo của mỗi người mà không từ bỏ những nhu cầu của người ấy trong cuộc sống thực tế.

Truyền bá văn hóa nhân loại chứ không dùng những khuôn mẫu đúc sẵn để đè nén nó. Khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân.Coi trọng tính độc đáo của mỗi người nhưng không bỏ qua “sáng tạo cũng là một hoạt động tập thể ”.

(Trích Học cách học tập, Chu Nam Chiếu, Tôn Vân Hiển NXB Kim Đồng, 2016, tr.106 – 107)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.(0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra lời khuyên của tác giả dành cho các bạn trẻ hiện nay khi đứng trước một xã hội học tập trọn đời.(0,5 điểm)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội.(1,0 điểm)

Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần làm gì để “không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội” hiện nay? (Trình bày và lý giải ít nhất 02 giải pháp) (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về chủ đề: Sự sáng tạo của mỗi con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích “Đăm Săn” - sử thi Tây Nguyên).

................HẾT...........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ phương thức nghị luận

Câu 2:

Tác giả khuyên bạn trẻ nên xây dựng cho mình quan niệm: “dù sau này làm bất kì nghề nghiệp gì, các bạn đều phải dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình và gia đình, sau đó là cống hiến cho xã hội.”

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: Trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội :

  • Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn, làm cho cách diễn đạt thêm sinh động.
  • Góp phần thể hiện nội dung: Cuộc đời là cả một không gian vô cùng rộng lớn, là môi trường mà con người thỏa sức bộc lộ tài năng, niềm đam mê, sự cống hiến của mình trong cuộc đời.

Câu 4:

Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình, có lý giải hợp lý, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 

  • Nỗ lực học tập thật chăm chỉ để có tri thức, rèn luyện nhân cách để trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội.
  • Sống tích cực, đóng góp tài năng trí tuệ của mình cho xã hội .
  • Cống hiến, sáng tạo không ngừng để bản thân có cuộc sống tốt đẹp hơn và đóng góp dựng xây phát triển cộng đồng...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

a. Yêu cầu về hình thức:

  • Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
  • Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp… -- Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

 Sự sáng tạo của mỗi con người.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân.

Giải thích:

 Sáng tạo nghĩa là tìm ra cái mới, làm điều gì đó mới mẻ, hoặc khác biệt so với cái trước đó. Sáng tạo còn là say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Bàn luận:

  • Trong mỗi con người luôn tiềm tàng sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ giúp cho xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao.
  • Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng đòi hỏi con người phải phải thay đổi, phải sáng tạo. Nếu cứ mãi neo mình theo lối mòn không những đánh mất cơ hội của bản thân mà còn kéo lùi sự phát triển của văn minh nhân loại.
  • Người có tính sáng tạo là người hăng say làm việc và không ngừng tìm tòi cái mới. Họ không dễ dàng chấp nhận những gì hiện có, sẵn có.
  • Sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người khẳng định mình, vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, của cái đã có.
  • Sáng tạo giúp cho con người thay đổi, vượt qua cái cũ để hướng tới những cái mới tốt hơn. Sản phẩm của sự sáng tạo luôn có ích cho người làm ra nó và có ích cho mọi người. Sáng tạo nhỏ có thể làm thay đổi một cá nhân hay một tập thể nhỏ. Sáng tạo lớn có thể thay đổi cả tập thể lớn. Sáng tạo vĩ đại làm thay đổi mọi mặt, mọi phương diện của đời sống xã hội.

               (HS có thể lấy dẫn chứng để chứng minh)

  • Phê phán những người bảo thủ, ngại khó, ngại khổ, không dám sáng tạo, không có tinh thần tiếp nhận những cái mới.
  • Tuy nhiên, sáng tạo cũng cần trên cơ sở khoa học, hợp lí, kế thừa và phát huy những cái tốt đã có để tạo ra cái mới tốt hơn, phù hợp hơn.

Bài học nhận thức và hành động:

  • Siêng năng, cần cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên sự sáng tạo.
  • Chỉ có học tập, lao động mới làm lộ phát khả năng sáng tạo của con người, mới có thể tạo dựng nên một tương lai tốt đẹp.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cách diễn đạt mới mẻ

Câu 2:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác phân tích…); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau:

Khái quát vấn đề: 

Khái quát về sử thi Đăm Săn, đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, nhân vật Đăm Săn.

Cảm nhận:

Nội dung: 

Vẻ đẹp hào hùng của Đăm Săn khi đến nhà Mtao Mxây:

  • Bước chân đến lãnh thổ của kẻ thù, Đăm Săn hiện lên trong tư thế hiên ngang, đĩnh đạc, quyết liệt thách đấu kẻ thù: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”.
  • Tỏ ra cao thượng, coi thường Mtao Mxây: “Đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là”, “đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là”.

=> Thái độ quyết liệt của Đăm Săn khiến cho Mtao Mxây mặc dù trang bị đầy mình nhưng vẫn tỏ ra run sợ (tần ngần, do dự, đắn đo...)

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề KSCL lần 1 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Đồng Đậu. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF