OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra Chương Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh

20/06/2020 726.14 KB 352 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200620/813519834187_20200620_150251.pdf?r=518
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra Chương Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập cơ bản trong chương Oxi - Lưu huỳnh , củng cố kiến thức, ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. 

 

 
 

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1. Để điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau:

A. 2KClO3 →  2KCl +   3O2                                

B. 2KMnO→ K2MnO4   +  MnO2   +  O2

C. Cả A và B.                                                               

D. Cu(NO3)2  → CuO   +   2NO2    +  1/2 O

Câu 2. Trộn 4 lít NO với 7 lít ôxi. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tính là (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).

A. 7 lít                        

B. 9 lít                     

C. 10 lít                    

D. 11 lít

Câu 3. Thể tích không khí cần để oxi hoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

A. 30 lít                      

B. 50 lít                      

C. 60 lít                      

D. 70 lít

Câu 4. Điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2­O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:

A. KMnO4­                 

B. KClO3                   

C. NaNO2                  

D. H2O2

Câu 5. Chọn phương án sai: Cho hỗn hợp khí ôxi và ôzôn, sau một thời gian ôzôn bị phân huỷ hết (2O3 → 3O2) thì thể tích khí tăng lên so với ban đầu là 2 lít, thể tích của ôxi, ôzôn trong hỗn hợp đầu là:

A. 3 lít O2, 6 lít O3         

B. 2 lít O2, 4 lít O3          

C. 3 lít O2, 4 lít O3        

D. 2 lít O2, 4 lít O3

Câu 6. Để phân biệt 2 khí O2 và O3 người ta làm như sau:

A. Cho Ag và 2 bình đựng O2 và O3.            

B. Dẫn qua dd KI; dùng hồ tinh bột nhận biết.

C. Chỉ cần  cho qua dd KI đến dư.                

D. Cả A, B, C.

Câu 7. Những dãy kim loại sau đây đều tác dụng được với lưu huỳnh là:

A. K, Ca, Ba, Au       

B. Na, Ca, Mg, Hg, Cu

C. Zn, Fe, Al, K, Ba   

D. C và D       

Câu 8. Trong các phương trình hoá học sau, phương trình phản ứng nào sai.

A. 4 Fe    +   6O2   → 2 Fe2O3              

B. 2 Fe    +  3 S    →  Fe2S3

C. 2 Fe    +  6 Cl2  →  2 FeCl3                

D. 3 S      +    H2SO4đ/n → H2S    +   2 SO2

Câu 9. Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam bột S; Lấy sản phẩm thu được cho vào 20ml dd HCl vừa đủ thu được một hỗn hợp khí bay ra (giả sử h/s phản ứng là 100%). Khối lượng các khí và nồng độ mol/l của dd HCl cần dùng là:

A.  1,2 g, 0,5 M                                              

B.  1,8 g,  0,25 M                   

C. 0,9 g , 0,5M                                               

D. 0,9 g,  0,25M

Câu 9. Hiđrô sunfua là một chất

A. Có tính khử mạnh                                     

B. Có tính ôxi hoá yếu           

C. Có tính ôxi hoá mạnh                                

D. Có tính axít yếu

Câu 10. Nếu khí H­2S có lẫn hơi H2O, để loại bỏ hơi nước người ta dẫn hỗn hợp qua.

A. P2O5             

B. Dd KOH đặc         

C. CuSO4 khan.         

D. Cả A và D 

Câu 11. Có 2 bình đựng khí H2S, O2 để nhận biết 2 khí đó người ta dùng thuốc thử là:

A. Dẫn từng khí qua dd Pb(NO3)2.     

B. Dd NaCl.             

C. Dd KOH.              

D. Dd HCl.

Câu 12. Dd H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng.

A. Chuyển thành mầu nâu đỏ.           

B. Bị vẩn đục, màu vàng.

C. trong suốt không màu                   

D. Xuất hiện chất rắn màu đen

Câu 13. Từ bột Fe, S, dd HCl có thể có mấy cách để tạo ra được H­2S.

A. 1                

B. 2                

C. 3                

D  -  4

Câu 14. Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.

A. Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh.                      

B. Cho sắt sunfua tác dụng với axít clohiđríc.

C. Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric.                

D. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

E. Cho đồng (II) sunfua tác dụng với axít nitric.

Câu 15. Đốt 8,96l khí H2S  (đktc) rồi hoà tan sản phẩm khí sinh ra vào dd NaOH 25% (d = 1,28) thu được 46,88g muối. Thể tích dd NaOH cần dùng là:

A. 100 ml                   

B. 120 ml                   

C.  80 ml                    

D. 90 ml

Câu 16. Khí sunfurơ là chất có:

A. Tính khử mạnh                  

B. Tính ôxi hoá mạnh.                       

C. Vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử    

D. Có tính tẩy màu                 

E.  Cả C và D

Câu 17. Để phân biệt SO2 và CO2 người ta dùng thuốc thử là:

A. Dd Ca(OH)2.                     

B. Dd thuốc tím (KMnO4).                

C. Nước Brôm                       

D. Cả B và C.

Câu 18. Khi sục SO2 vào dd H2S thì

A. Dd bị vẩn đục màu vàng.                          

B. Không có hiện tượng gì.

C. Dd chuyển thành màu nâu đen.                 

D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.

Câu 19. Đề điều chiế SO2 trong phòng thí nghiệm , chúng ta tiến hành như sau:

A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí.                  

B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.

C. Cho dd Na2SO3  +   H2SO4 đặc.                            

D. Cho Na2SO3 tinh thể   +     H2SO4 đ/nóng.  

Câu 20. Phản ứng được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp là:

A. 3S  +   2KClO3đ  →  3SO2   +   2KCl.          

B. Cu  +   2H2SO4 đ/n  → SO4  +  CuSO4 + 2H2O

C. 4FeS2  +  11O2  →  8 SO2   +  2Fe2O3                   

D. C  + 2H2SO4 đ   → 2SO2  +  CO2  +  2H2O

Câu 21.  Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi H2O người ta dùng.

A. H2SO4 đ                

B. CaO                       

C. KOH đặc.              

D. P2O5             

E.  Cả A và D

Câu 22. Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào dd NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5g muối thể tích dd NaOH cần dùng là:

A. 150ml        

B. 200ml        

C.  250ml       

D. 275ml

Câu 23. Hoà tan V lít SO2 trong H2O. Cho nước Brôm vào dd cho đến khi xuất hiện màu nước Brôm, sau đó cho thêm dd BaCl2 cho đến dư lọc và làm khô kết tủa thì thu được 1,165gam chất rắn. V có giá trị là:

A. 0,112 lít     

B. 0,224 lít 

C. 0,336 lít     

D. 0,448 lít

Câu 24. Khi điều chế hiđrô sunfua từ FeS dùng axít nào trong số các axít sau:

A. HCl           

B. HNO3                 

C. H2SO4 loãng         

D.  Cả A, C

Câu 25. Thuốc thử thích hợp để nhận biết 4 dd đựng trong 4 lọ bị mất nhãn gồm: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl lần lượt là.

A. Quỳ tím                             

B. Bột Fe.       

C. Dd H2SO4 loãng             

D. Cả A, B, C

Câu 26: Sau khi hoà tan 8,45g ôlêum A vào nước được dd B, để trung hoà dd B cần 200ml dd NaOH 1M. Công thức của B là:

A. H2SO4.10SO3                   

B. H2SO4 . 5SO3        

C. H2SO4. 3SO3         

D. H2SO4 . 2SO3

Câu 27. Một dd chứa 3,82gam hỗn hợp 2 muối sunfát của kim loại kiềm và kim loại hoá trị 2, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị 2 hơn kim loại kiềm là 1đvc. Thêm vào dd 1 lượng BaCl2 vừa đủ thì thu được 6,99g kết tủa, khi cô cạn dd thu được m gam muối. 2 kim loại và m là:

A. Na, Mg;  3,07gam                                     

B. K, Ca ; 2,64gam    

C. Na, Ca; 4,32gam                                       

D. K, Mg; 3,91gam

Câu 28. Cho 200ml dd chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dd chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)22M. Cần lấy để trung hoà vừa đủ dd axit đã cho là:

A. 100ml                    

B. 90ml                      

C. 120ml                                

D. 80ml

Câu 29.  Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dd H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48l khí (đktc) phần không tan cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì giải phóng ra 2,24l khí (đktc). Kim loại R là:

A. Mg                         

B. Pb                          

C. Cu                                      

D. Ag

Câu 30. Hoà tan hoàn toàn 1,08g kim loại M trong H2SO4 đặc nóng, lượng khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bởi 45ml dd NaOH 0,2M thấy tạo ra 0,608g muối. Kim loại M là;

A. Zn                          

B. Fe                          

C. Cu                                      

D. Ag

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề kiểm tra Chương Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF