OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Minh Hòa

28/11/2019 639.13 KB 290 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191128/370089837587_20191128_094125.pdf?r=7935
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Minh Hòa, tài liệu gồm 2 đề thi có cấu trúc gồm 2 phần (trắc nghiệm và tự luận) với lời giải chi tiết đi kèm sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ công tác dạy và học của quý thầy cô và các em!

 

 
 

TRƯỜNG THCS MINH HÒA

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2019 - 2020

   

ĐỀ SỐ 1

1.Trắc nghiệm khách quan:

Câu 1: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:

A.  Số nguyên tố tạo ra chất.                                      B.  Số nguyên tử trong mỗi chất.

C.  Số phân tử trong mỗi chất.                                   D.  Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Câu 2: Để lập một phương trình hóa học cần tiến hành các bước sau (ghi không theo thứ tự):

1. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

2. Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm phản ứng.

3. Kiểm tra kết quả

4. viết phương trình hóa học

Thứ tự các bước là:

A.  3,4,1,2                      B.  2,1,4,3                           C.  1,2,3,4.                            D.  4,3,2,1

Câu 3: Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. Quá trình này là:

A.  Hiện tượng hóa học.

B.  Hiện tượng vật lí.

C.  Không phải là hiện tượng vật lí và cũng không phải hiện tượng hóa học.

D.  Gồm cả hiện tượng vật lí và hóa học.

Câu 4: Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A.  Một trong số các dấu hiệu dưới                                        B.  Có sự thay đổi màu sắc

C.  Có chất khí thoát ra (sủi bọt)                                             D.  Có chất kết tủa (chất không tan)

Câu 5: Phát biểu nào sau đây về định luật bảo toàn khối lượng là đúng?

A.  Tổng nguyên tử khối của các chất trước phản ứng và sau phản ứng là bằng nhau trong một phản ứng hóa học.

B.  Trong một phản ứng hóa học tổng phân tử khối của các chất trước và sau phản ứng là bằng nhau.

C.  Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành.

D.  Tổng số phân tử trước và sau phản ứng được bảo toàn.

Câu 6: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học?

A.  Lấy một lượng thuốc tím (rắn) hòa tan vào nước rồi cho bay hơi hết nước, sau đó để nguội.

B.  Hòa tan muối ăn vào nước.

C.  Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D.  Hòa tan đường vào nước.

Câu 7: Cho các hiện tượng sau:

(1) Nước sôi

(2) Nước uống chuyển thành nước đá trong tủ lạnh

(3) Pháo hoa sáng trên bầu trời

(4) Nến cháy sáng.

(5) Bếp điện nóng đỏ khi cắm vào ổ điện.

Các câu trong nhóm nào sau đây chỉ hiện tượng hóa học?

A.  (1), (2), (5).                        B.  (1), (2).                  C.  (2), (3).                             D.  (3), (4).

Câu 8: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến xảy ra các hiện tượng sau:

1. parafin nóng chảy.

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy tạo thành khí cacbonic  (CO2) và hơi nước (H2O).

Hiện tượng hóa học là:

A.  hiện tượng 1.                     B.  hiện tượng 1 và 2.                 C.  hiện tượng 3.           D.  hiện tượng 2.

Câu 9:   Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A.  2FeS2  + O2 → Fe2O3 + SO2                                            B.  FeS2  + O2 → Fe2O3 + 2SO2

C.  4FeS2  +11 O2 →  2Fe2O3 + 8SO2                        D.  4FeS2  +11 O2 → Fe2O3 + 8SO2

Câu 10: Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A.  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2                                          B.  2Na + H2O → 2NaOH + H2

C.  Na + H2O →  NaOH + H2                                     D.  3Na + 3H2O → 3NaOH + 3H2

Câu 11: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý?

A.  Hòa tan muối ăn vào nước.

B.  Hòa tan đường vào nước.

C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D.  Cả A và B

Câu 12: Cho phương trình hóa học: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi : số phân tử CuO là:

A.  1 : 2 : 2.                             B.  2 : 2 : 1.                             C.  2 : 1 : 2.                             D.  2 : 1 : 1.

Câu 13: Phản ứng hóa học của CuO và NH3 được biểu diện như sau: xCuO + y NH3 → 3Cu + 3H2O + N2

Các giá trị của x và y cho phương trình hóa học đã được cân bằng là giá trị nào?

A.  x = 2; y = 2                        B.  x = 3; y = 2                        C.  x = 1; y = 1                        D.  x = 2; y = 1

Câu 14: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A.  N2 + H2 → 2NH3                                                  B.  N2 + H2 →  NH3

C.  N2 + 3H2 → 2NH3                                                D.  N + 3H → NH3

Câu 15: Khối lượng của chất được bảo toàn trong phản ứng hóa học, vì:

A.  Tổng số nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

B.  Phân tử khối của các chất thay đổi.

C.  Có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn khối lượng các nguyên tử là không đổi.

D.  Số các phân tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

Câu 16: Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian sẽ hóa rắn. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây?

A.  Nước vôi → chất rắn                                          

B.  Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

C.  Ca(OH)2 + khí cacbonic → CaCO3 + H2O          

D.  Nước vôi +  CO2 → CaCO3 + nước

2. Tự luận:

Câu 17: Lập phương trình hóa học sau:

a, Al + FeCl3 → AlCl3 + Fe

b, KNO3 (to) →

c, NaOH + H3PO4  →  Na3PO4 + H2O

d, NaOH + FeCl3 → NaCl   +  Fe(OH)3

Câu 18: Đốt cháy 2,8 gam Nhôm trong không khí có chứa Oxi thu được 3,8 gam Nhôm oxit.

a, Viết phương trình hóa học và công thức về khối lượng của phản ứng.

b, Tính khối lượng của khí Oxi đã dùng.

Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Al + CuSO4   →  Alx(SO)y  + Cu

a,Tìm hóa trị của Al và gốc SO4. Từ đó suy ra CTHH của Alx(SO)y.

b,Viết lại sơ đồ và lập phương trình hóa học đó?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

B

A

C

C

D

C

C

A

D

C

B

C

C

B 

 

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của đề kiểm tra môn Hóa 8 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

1.Trắc nghiệm khách quan:

Câu 1: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến xảy ra các hiện tượng sau:

1. parafin nóng chảy.

2. Parafin lỏng chuyển thành hơi.

3. Hơi parafin cháy tạo thành khí cacbonic  (CO2) và hơi nước (H2O).

Hiện tượng hóa học là:

A.  hiện tượng 1.                     B.  hiện tượng 1 và 2.                 C.  hiện tượng 3.           D.  hiện tượng 2.

Câu 2: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:

A.  Số nguyên tố tạo ra chất.                                      B.  Số nguyên tử trong mỗi chất.

C.  Số phân tử trong mỗi chất.                                   D.  Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.

Câu 3: Cho phương trình hóa học: 2Cu + O2 → 2CuO. Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi : số phân tử CuO là:

A.  1 : 2 : 2.                             B.  2 : 2 : 1.                             C.  2 : 1 : 2.                             D.  2 : 1 : 1.

Câu 4: Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. Quá trình này là:

A.  Hiện tượng hóa học.

B.  Hiện tượng vật lí.

C.  Không phải là hiện tượng vật lí và cũng không phải hiện tượng hóa học.

D.  Gồm cả hiện tượng vật lí và hóa học.

Câu 5: Để lập một phương trình hóa học cần tiến hành các bước sau (ghi không theo thứ tự):

1. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

2. Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm phản ứng.

3. Kiểm tra kết quả

4. viết phương trình hóa học

Thứ tự các bước là:

A.  3,4,1,2                      B.  2,1,4,3                           C.  1,2,3,4.                            D.  4,3,2,1

Câu 6: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng?

A.  N2 + H2 → 2NH3                                                  B.  N2 + H2 →  NH3

C.  N2 + 3H2 → 2NH3                                                D.  N + 3H →  NH3

Câu 7: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A.  2FeS2  + O2 → Fe2O3 + SO2                                            B.  FeS2  + O2 →  Fe2O3 + 2SO2

C.  4FeS2  +11 O2 →  2Fe2O3 + 8SO2                        D.  4FeS2  +11 O2 →  Fe2O3 + 8SO2

Câu 8: Dấu hiệu nào giúp ta khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A.  Một trong số các dấu hiệu dưới                            B.  Có sự thay đổi màu sắc

C.  Có chất khí thoát ra (sủi bọt)                                D.  Có chất kết tủa (chất không tan)

Câu 9: Khối lượng của chất được bảo toàn trong phản ứng hóa học, vì:

A.  Tổng số nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

B.  Phân tử khối của các chất thay đổi.

C.  Có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn khối lượng các nguyên tử là không đổi.

D.  Số các phân tử trước và sau phản ứng bằng nhau.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về định luật bảo toàn khối lượng là đúng?

A.  Tổng nguyên tử khối của các chất trước phản ứng và sau phản ứng là bằng nhau trong một phản ứng hóa học.

B.  Trong một phản ứng hóa học tổng phân tử khối của các chất trước và sau phản ứng là bằng nhau.

C.  Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm tạo thành.

D.  Tổng số phân tử trước và sau phản ứng được bảo toàn.

Câu 11: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng vật lý?

A.  Hòa tan muối ăn vào nước.

B.  Hòa tan đường vào nước.

C. Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D.  Cả A và B

Câu 12: Cho các hiện tượng sau:

(1) Nước sôi

(2) Nước uống chuyển thành nước đá trong tủ lạnh

(3) Pháo hoa sáng trên bầu trời

(4) Nến cháy sáng.

(5) Bếp điện nóng đỏ khi cắm vào ổ điện.

Các câu trong nhóm nào sau đây chỉ hiện tượng hóa học?

A.  (1), (2), (5).                        B.  (1), (2).                  C.  (2), (3).                             D.  (3), (4).

Câu 13: Nước vôi (canxi hidroxit) quét lên tường sau một thời gian sẽ hóa rắn. Phương trình chữ của phản ứng là phương trình nào sau đây?

A.  Nước vôi →  chất rắn                                         

B.  Canxi hidroxit + khí cacbonic →  canxi cacbonat + nước

C.  Ca(OH)2 + khí cacbonic →  CaCO3 + H2O         

D.  Nước vôi +  CO2 →  CaCO3 + nước

Câu 14: Phản ứng hóa học của CuO và NH3 được biểu diện như sau:xCuO + y NH3 →  3Cu + 3H2O + N2 ↑. Các giá trị của x và y cho phương trình hóa học đã được cân bằng là giá trị nào?

A.  x = 2; y = 2                        B.  x = 3; y = 2                        C.  x = 1; y = 1                        D.  x = 2; y = 1

Câu 15: Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng?

A.  2Na + 2H2O →  2NaOH + H2                                      B.  2Na + H2O →  2NaOH + H2

C.  Na + H2O →   NaOH + H2                                 D.  3Na + 3H2O →  3NaOH + 3H2

Câu 16: Trong các thí nghiệm sau, ở thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hóa học?

A.  Lấy một lượng thuốc tím (rắn) hòa tan vào nước rồi cho bay hơi hết nước, sau đó để nguội.

B.  Hòa tan muối ăn vào nước.

C.  Lấy một lượng thuốc tím (rắn) bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Đun tàn đỏ của que đóm vào gần miệng ống nghiệm, thấy que đóm bùng cháy.

D.  Hòa tan đường vào nước.

2. Tự luận:

Câu 17: Lập phương trình hóa học sau:

a, Al2(SO4)3 + NaOH →  Al(OH)3 + Na2SO4

b, KNO3

c, NaOH + H3PO4  →  Na3PO4 + H2O           

d, NaOH + FeCl3 → NaCl   +  Fe(OH)3

Câu 18: Đốt cháy 2,8 gam Nhôm trong không khí có chứa Oxi thu được 3,8 gam Nhôm oxit(Al2O3)

a, Viết phương trình hóa học và công thức về khối lượng của phản ứng.

b, Tính khối lượng của khí Oxi đã dùng.

Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Al + CuSO4   →  Alx(SO)y  + Cu

a,Tìm hóa trị của Al và gốc SO4. Từ đó suy ra CTHH của Alx(SO)y.

b,Viết lại sơ đồ và lập phương trình hóa học đó?

 

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

D

C

B

B

C

C

A

C

C

D

D

B

B

A

C

 

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của đề kiểm tra môn Hóa 8 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 8 năm 2019 - 2020 Trường THCS Minh Hòa để xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!

Ngoài ra các em có thể tham khảo 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF