Cùng Hoc247 tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Địa năm 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực có đáp án. Hy vọng đề thi sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và có quá trình ôn tập thật hiệu quả để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC (40 câu trắc nghiệm) |
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút |
Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau
Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí
A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. Nằm ở bán cầu Bắc.
C. Nằm ở bán cầu Đông.
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 2: Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?
A. Giao thông thuận lợi.
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
D. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Câu 3: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực
A. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 4: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta có những đặc điểm gì?
A. Xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
B. Câu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu đồi núi thấp.
Câu 5: Đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên của
A. Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
B. Các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 6: Cho bảng số liệu về diện tích cây công nghiệp lâu năm, hàng năm giai đoạn 1975 – 2005
(đơn vị: Nghìn ha)
Năm |
1975 |
1980 |
1995 |
2005 |
Cây công nghiệp hàng năm |
210,1 |
371,7 |
716,7 |
861,5 |
Cây công nghiệp lâu năm |
172,8 |
256,0 |
902,3 |
1633,6 |
Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Diện tích cây hàng năm tăng chậm hơn cây lâu năm
B. Diện tích cây lâu năm ở năm 2005 ít hơn cây hàng năm
C. Diện tích cây hàng năm ở năm 1975 và 1980 nhiều hơn cây lâu năm
D. Diện tích cây lâu năm ở năm 1995 và 2005 nhiều hơn cây hàng năm
Câu 7: Cho bảng số liệu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 – 2005
(Đơn vị: Tỉ USD)
Năm |
1990 |
1994 |
1998 |
2000 |
2005 |
Giá trị xuất khẩu |
2,4 |
4,1 |
9,4 |
14,5 |
32,4 |
Giá trị nhập khẩu |
2,8 |
5,8 |
11,5 |
15,6 |
36,8 |
Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất nhập khẩu của nước ta
A. Giá trị xuất khẩu nhiều hơn giá trị nhập khẩu
B. Giá trị xuất khẩu tăng chậm hơn giá trị nhập khẩu
C. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng
D. Giá trị nhập khẩu ít hơn xuất khẩu
Câu 8: Địa hình chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là:
A. Đồi núi thấp và đồng bằng. B. Đồi núi.
C. Núi cao. D. Đồng bằng.
Câu 9: Trên lãnh thổ Việt Nam, số con sông có chiều dài ≥ 10km/sông là
A. 2360. B. 2630. C. 3260. D. 3620.
Câu 10: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
B. Có địa hình cao nhất nước ta.
C. Có 3 mạch núi lớn theo hướng tây bắc-đông nam.
D. Gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên.
Câu 11: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có
A. Địa hình cao, lượng mưa nhỏ.
B. Địa hình thấp, lượng mưa lớn.
C. Địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.
D. Địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn
Câu 12: Ở nước ta, gió Mậu dịch (tín phong) hoạt động mạnh trong thời gian:
A. Suốt cả năm.
B. Chuyển tiếp giữa 2 mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).
C. Từ tháng 5 đến tháng 10.
D. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu 13: Do ảnh hưởng của biển Đông nên khí hậu nước ta:
A. Có 2 mùa rõ rệt.
B. Khô nóng.
C. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
D. Mang tính chất hải dương, điều hòa hơn.
Câu 14: Hạn chế lớn nhất của biển Đông là:
A. Chịu tác động của bão và gió mùa Đông Bắc.
B. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và sóng lừng.
C. Tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm.
D. Chịu ảnh hưởng sóng thần do hoạt động của động đất, núi lửa.
Câu 15: Một phần diện tích của đồng bằng Sông Hồng, không còn được phù sa bồi tụ hằng năm là do:
A. Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
B. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
C. Được con người khai phá lâu đời và làm biến đổi mạnh.
D. Có hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 16: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động sản xuất và đời sống, nhưng trực tiếp và rõ rệt nhất là:
A. Hoạt động giao thông vận tải.
B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. Hoạt động du lịch.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
Câu 17: Cho bảng số liệu diện tích lúa cả năm phân theo vụ của nước ta
(đơn vị: nghìn ha)
Năm |
Lúa đông xuân |
Lúa hè thu |
Lúa thu đông |
1990 |
2074 |
1216 |
2753 |
2005 |
2942 |
2349 |
2038 |
Biểu đồ thích hợp để thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ của nước ta là
A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột
Câu 18: Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở:
A. Vùng núi Trường Sơn Bắc.
B. Vùng núi Trường Sơn Nam.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Vùng núi Tây Bắc.
Câu 19: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm gì?
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh ẩm.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
C. Hoạt động thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
D. Hoạt động kéo dài suốt 6 tháng với nhiệt độ trung bình trên 250C.
Câu 20: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta là
A. Vàng. B. Titan. C. Dầu mỏ. D. Sa khoáng.
Câu 21: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở:
A. Lượng mưa từ 1000 – 1500 mm/năm, độ ẩm trên 90%.
B. Lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
C. Lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
D. Lượng mưa từ 2000 – 2500 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
Câu 22: Ở nước ta, những nơi có lượng mưa trung bình năm lên đến 3500 – 4000mm là:
A. Vùng bán bình nguyên và đồi trung du.
B. Các cao nguyên và dãy núi.
C. Vùng đồng bằng ven biển.
D. Những sườn đón gió biển.
Câu 23: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng
A. 2 triệu km2. B. 3 triệu km2. C. 1 triệu km2. D. 0,5 triệu km2.
Câu 24: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm :
A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
B. Vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.
D. Vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 4 – 5, hãy cho biết có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp trên đất liền với Trung Quốc?
A. 7. B. 5. C. 8 D. 6
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của nước ta?
A. Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.
B. Trên đất liền và trên biển, tiếp giáp với Trung Quốc và tất cả các nước của khu vực Đông Nam Á.
C. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. Có kinh tuyến 1050Đ chạy qua nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong múi giờ múi giờ số 7.
Câu 27: Thế mạnh lớn nhất của khu vực đồi núi nước ta là:
A. Khí hậu mát mẻ.
B. Khoáng sản phong phú, đa dạng.
C. Phát triển giao thông.
D. Phát triển du lịch.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề kiểm tra HK1 môn Địa lý lớp 12 năm 2018-2019 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024106 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024120 - Xem thêm