OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý 12 năm 2021-2022

02/12/2021 1.23 MB 1594 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/898660162418_20211202_112127.pdf?r=6504
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Vật lý tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm Vật lý học kì I. Tài liệu được biên soạn bám sát nội dung chương trình học của môn Vật lý lớp 12 giúp các bạn dễ dàng ôn thi chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

 

 
 

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. Dao động điều hòa

a. Định nghĩa về dao động điều hòa

- Dao động là chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng.

- Dao động tuần hoàn là dao động được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.

b. Các đại lượng trong dao động điều hòa

- Các đại lượng dao động:

- Li độ: \(x=Acos\left( \omega t+\varphi  \right)\)

- Vận tốc: \(v={x}'=\omega Acos\left( \omega t+\varphi \ +\frac{\pi }{2} \right)\)

- Gia tốc: \(a={v}'={x}''={{\omega }^{2}}Acos\left( \omega t+\varphi \ +\pi  \right)\)

- Lực kéo về: \(F=ma=m{{\omega }^{2}}Acos\left( \omega t+\varphi \ +\pi  \right)\)

- Các dạng năng lượng trong dao động:

- Thế năng: \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}k{{x}^{2}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}\)

- Động năng: \({{\text{W}}_{d}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\)

- Cơ năng: \(\text{W}={{\text{W}}_{t}}+{{\text{W}}_{d}}=\frac{1}{2}k{{A}^{2}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A=\frac{1}{2}mv_{\text{max}}^{2}\)

- Khi \({{\text{W}}_{d}}=n{{\text{W}}_{t}}\to x=\ \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}\)

- Chú ý:

- Tốc độ trung bình trong một chu kì: \({{v}_{tb}}=\frac{4A}{T}=\frac{2\omega A}{\pi }=\frac{2{{v}_{\max }}}{\pi }\)

- Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\frac{T}{4}\) thì vật lại có \({{\rm{W}}_d} = {{\rm{W}}_t}\)

- Hệ thức độc lập với thời gian: \({A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)

c. Con lắc lò xo

- Con lắc lò xo là một hệ dao động điều hòa.

- Tần số góc, chu kì, tần số:

\(\omega  = \sqrt {\frac{k}{m}} ;T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} ;f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)

Với con lắc lò xo thẳng đứng \(\omega  = \sqrt {\frac{g}{{\Delta {l_0}}}} ;T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {l_0}}}{g}} \)

( \(\Delta {l_0} = \frac{{mg}}{k}\) là độ giãn của lò xo ở VTCB )

- Biên độ: \(A = {l_{\max }} - {l_{cb}};A = \frac{{{l_{\max }} - {l_{\min }}}}{2}\) với \({l_{cb}} = \frac{{{l_{\max }} + {l_{\min }}}}{2}\)

- Với con lắc lò xo nằm ngang thì lực kéo về và lực đàn hồi là một.

- Với con lắc lò xo thẳng đứng hoặc đặt trên mặt phẳng nghiêng:

+ Độ lớn lực đàn hồi có biểu thức:

\({F_{dh}} = k\left| {\Delta {l_0} + x} \right|\) với chiều dương hướng xuống

\({F_{dh}} = k\left| {\Delta {l_0} - x} \right|\) với chiều dương hướng lên.

+ Lực đàn hồi cực đại (lực kéo):

\({F_{\max }} = k\left( {\Delta {l_0} + A} \right)\) (lúc vật ở vị trí thấp nhất)

+ Lực đàn hồi cực tiểu:

Nếu \(A < \Delta {l_0} \Rightarrow {F_{\min }} = k\left( {\Delta {l_0} - A} \right)\)

Nếu \(A \ge \Delta {l_0} \Rightarrow {F_{\min }} = 0\) (lúc vật đi qua vị trí lò xo không biến dạng).

+ Lực đẩy (lực nén) đàn hồi cực đại: \({F_n}\max  = k\left( {A - \Delta {l_0}} \right)\) (lúc vật ở vị trí cao nhất)

d. Con lắc đơn

Con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực:

e. Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức

- Khi không có ma sát, con lắc dao động điều hòa với tần số riêng \({f_0}\) chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của con lắc.

- Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường.

- Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi Là dao động duy trì. (ví dụ: dao động của đồng hồ quả lắc).

- Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức. Dao động cưỡng bức có  biên độ không đổi và có tần số bằng tần số f của lực cưỡng bức.

f. Tổng hợp dao động điều hòa

+ Biên độ dao động tổng hợp: \({A^2} = A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\left( {{\varphi _2} - {\varphi _1}} \right)\)

Điều kiện biên độ: \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2}\)

+ Pha: \(\tan \varphi {\rm{\;}} = \frac{{{A_1}\sin {\varphi _1} + {A_2}\sin {\varphi _2}}}{{{A_1}{\rm{cos}}{\varphi _1} + {A_2}{\rm{cos}}{\varphi _2}}}\) \(\left( {{\varphi _1} \le \varphi {\rm{\;}} \le {\varphi _2}} \right)\)

1.2. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

a. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

Định nghĩa:

- Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.

- Sóng ngang là sóng trong đó các phần rử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. (trừ trường hợp sóng mặt nước, sóng ngang chỉ truyền đuợc trong chất rắn).

- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc  truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

- Khi có sóng, các phần tử môi trường chỉ dao động tại chỗ, pha của dao động được truyền đi.

- Các phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua đều dao động cùng chu kì, tần số với nguồn phát dao động. Khi truyền từ môi trườg này sang môi trường khác chỉ có tần số không thay đổi.

- Tốc độ truyền sóng: là tốc độ lan truyền dao động, nó phụ thuộc vào bản chất môi trường (tính đàn hồi và mật độ vật chất môi trường). Đối với mỗi môi trường tốc độ có giá trị xác định.

- Bước sóng: là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha. Bước sóng cũng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì.

\(\lambda  = vT = \frac{v}{f}\)

Phương trình sóng

Phương trình tại nguồn: \({u_0} = Ac{\rm{os}}\omega {\rm{t}}\)

Phương trình sóng tại một điểm M trên phương truyền sóng Ox là: \(u = Acos\left( {\omega t + \varphi {\rm{\;}} \pm \frac{{2\pi d}}{\lambda }} \right)\)

+ Nếu M ở trước O theo chiều truyền sóng thì \({\varphi _M} = \varphi {\rm{\;}} + {\rm{ }}2\pi \frac{x}{\lambda }\)

+ Nếu M ở sau O theo chiều truyền sóng thì \({\varphi _M} = \varphi {\rm{\;}} - 2\pi \frac{x}{\lambda }\)

Độ lệch pha

Độ lệch pha \(\Delta \varphi {\rm{\;}} = \frac{{2\pi d}}{\lambda }\) , trong đó \(d\)- khoảng cách hai điểm

+ Hai điểm dao động cùng pha nếu: \(\Delta \varphi {\rm{\;}} = k2\pi \)  hay \(d = k\lambda \)

+ Hai điểm dao động ngược pha nếu: \(\Delta \varphi {\rm{\;}} = \left( {2k + 1} \right)\pi \) hay \(d = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2}\)

+ Hai điểm dao động vuông pha nếu: \(\Delta \varphi {\rm{\;}} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{2}\) hay \(d = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4}\)

b.Giao thoa sóng

- Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng chu kì (hay tần số) và có hiệu số pha không thay đổi theo thời gian. Hai nguồn kết hợp có cùng pha là hai nguồn đồng bộ.

- Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra là hai sóng kết hợp.

- Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóng kết hợp khi gặp nhau thì có những điểm ở đó chúng luôn luôn tăng cường lẫn nhau, có những điểm ở đó chúng luôn luôn triệt tiêu nhau.

Xét với hai nguồn cùng pha, ta có:

+ Biên độ dao động tổng hợp tại M: \({A_M} = \left| {2acos\left( {\frac{{\pi \left( {{d_1} - {d_2}} \right)}}{\lambda }} \right)} \right|\)

+ Điểm có biên độ cực đại khi: \(\Delta d = {d_1} - {d_2} = k\lambda \)

+ Điểm có biên độ cực tiểu khi: \(\Delta d = {d_1} - {d_2} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2}\)

+ Số điểm dao động cực đại, cực tiểu giữa hai nguồn AB (không tính hai nguồn)

* Số Cực đại: \( - \frac{l}{\lambda }{\rm{\;}} < k < {\rm{\;}} + \frac{l}{\lambda }\)

* Số Cực tiểu: \( - \frac{l}{\lambda } - \frac{1}{2} < k < {\rm{\;}} + \frac{l}{\lambda } - \frac{1}{2}{\rm{\;\;\;\;}}({\rm{k}} \in {\rm{Z}})\)Hay  \( - \frac{l}{\lambda } < k + 0,5 < {\rm{\;}} + \frac{l}{\lambda }{\rm{\;\;\;\;}}({\rm{k}} \in {\rm{Z}})\)

1.3. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

a. Đại cương về dòng điện xoay chiều

- Định nghĩa

- Dòng điện xoay chiều được hiểu là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay cosin của thời gian: \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\)

Trong đó:

i: cường độ dòng điện tức thời

I0: cường độ dòng điện cực đại (I0 > 0)

\(\omega \): tần số góc (rad/s)

\(\left( {\omega t + \varphi } \right)\): pha của dòng điệnn tại thời điểm t

- Chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\) (s); tần số \(f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{T}\) (Hz)

- Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t: q = i.t

- Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t1 đến t2: \(\Delta q = \int\limits_{{t_1}}^{{t_2}} {i{\rm{d}}t} \)

- Chú ý

- Khi tính toán, đo lường,… các đại lượng của mạch điện xoay chiều, người ta chủ yếu tính hoặc đo các giá trị hiệu dụng: \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }};U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\)

- Trong một chu kì, dòng điện đổi chiều 2 lần.

- Người ta tạo ra dòng điện xoay chiều bằng máy phát điện xoay chiều, máy này hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

b. Các mạch điện xoay chiều

- Mạch RLC

- Biểu thức điện áp: \(u = {u_R} + {u_L} + {u_C} = {U_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _u}} \right)\)

- Biểu thức dòng điện: \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + {\varphi _i}} \right)\)

- Tổng trở: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \)

- Cường độ dòng điện cực đại: \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{{U_{0{\rm{R}}}}}}{R} = \frac{{{U_{0L}}}}{{{Z_L}}} = \frac{{{U_{0C}}}}{{{Z_C}}}\)

- Độ lệch pha của u so với i: \(\tan \varphi  = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}}\)

- Công suất: \(P = UIcos\varphi {\rm{\;}} = {I^2}R = \frac{{{U^2}R}}{{{Z^2}}} = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}\)

- Hệ số công suất: \(\cos \varphi  = \frac{{{U_{0{\rm{R}}}}}}{{{U_0}}} = \frac{R}{Z}\)

- Cộng hưởng điện xảy ra khi \({Z_L} = {Z_C}\) hay \({\omega ^2}LC = 1\). Khi đó:

+ Tổng trở nhỏ nhất \({Z_{\min }} = R\)

+ Dòng điện lớn nhất: \({I_{\max }} = \frac{U}{R}\)

+ \(\varphi  = 0\): u và i cùng pha (u trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với uL; u sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với uC )

+ Hệ số công suất cực đại: \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = UI\)

+ \({U_{R\max }} = U;{U_L} = {U_C}\)

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1: Dao động điều hoà là

A. chuyển động có giới hạn được lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng.

B. dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

C. dao động mà li độ của vật là hàm sin hoặc cosin của thời gian

D. dao động tuân theo định luật hàm tan hoặc cotan.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(10πt – π/ 4 ) ( cm ). Chu kỳ dao động của vật là

A. 1/5s                                                              B. 5s                                       C. 10\(\pi \)s                                        D. 1s

Câu 3: Trong dao động điều hòa  x = A.cos ( \(\omega t+\phi \)), gia tốc biến thiên điều hòa theo phương trình

A. a = \(\omega \)2 A sin ( \(\omega t+\phi \))                                      B.  - \(\omega \)2 A.cos ( \(\omega t+\phi \))

C. a =  \(\omega \)2 A cos ( \(\omega t+\phi \))                                    D.  - \(\omega \)2 A. sin (\(\omega t+\phi \))

Câu 4: Trong các dao động tắt dần sau, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?

A. Quả lắc đồng hồ 

B. Sự đung đưa của chiếc võng

C. Khung ô tô sau khi đi qua chỗ đường gập ghềnh       

D. Sự dao động của xích đu

Câu 5: Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.                                   

B. phương truyền sóng và tần số sóng.

C. phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng.                

D. phương dao động và phương truyền sóng.

Câu 6: Hiện tượng giao thoa sóng  xảy ra khi có 

A. Hai sóng chuyển động ngược chiều nhau, giao nhau.

B. Hai sóng dao động cùng chiều và cùng pha, gặp nhau.

C. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng phương có cùng tần số và hiệu pha không đổi, giao nhau.

D. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, giao nhau

Câu 7: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ 2 cm, lệch pha nhau một góc là 1200. Biên độ dao động tổng hợp bằng 

A. 4 cm.                                B. 0 cm.                                C. 2\(\sqrt{2}\)cm.                             D. 2 cm.

Câu 8: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng

A. một bước sóng. 

B. nửa bước sóng.                          

C. một phần tư bước sóng. 

D. hai lần bước sóng.

Câu 9: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 =10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 50dB.                                                          

B. 60dB.                                               

C. 70dB.                                               

D. 80dB.

Câu 10: Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 250 vòng dây quay đều trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow{}\) vuông góc với trục quay đối xứng \(\Delta \) của khung. Cho B = 0,02T, từ thông cực đại qua khung là

A. 0,025Wb. 

B. 0,015Wb.  

C. 1,5Wb.  

D. 2,5Wb.

Câu 11: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở R,  cuộn dây thuần cảm L= 1/$\pi $(H)  và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50Hz, để mạch xảy ra cộng hưởng điện thì tụ phải có điện dung bằng

A. \(\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }\)F                                                 

B. \(\frac{{{10}^{-3}}}{2\pi }\)                                 

C. \(\frac{{{2.10}^{-4}}}{\pi }\)                                    

D. \(\frac{{{10}^{-2}}}{5\pi }\) F

Câu 12: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp là 5000 vòng và thứ cấp là 1000 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A. 200V                                            B. 60V                                                   C. 20V                                               D. 40V

Câu 13: Tần số dòng điện lấy ra từ máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và roto quay với tốc độ n vòng/giây là

A. f = p.n                                          B. f = p/n                                             C. f = n/p                                              D. f = p.n/60

Câu 14: Chọn phát biểu sai. Trong quá trình tải điện năng đi xa, công suất hao phí

A. tỉ lệ với thời gian truyền tải. 

B. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.

D. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.

Câu 15: Trong động cơ không đồng bộ ba pha thì tốc độ quay của rôto

A. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường            

B. bằng tốc độ quay của từ trường

C. nhỏ hơn hoặc lớn hơn tốc độ quay của từ trường

D. lớn hơn tốc độ quay của từ trường

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

C

D

C

D

B

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

A

A

A

B

C

B

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

D

D

D

D

B

A

D

B

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

B

C

B

B

B

A

C

A

B

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý 12 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF