OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021

21/04/2021 805.83 KB 1157 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210421/87218817951_20210421_120235.pdf?r=2806
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi học kì II sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC

GIAI ĐOẠN

NỘI DUNG CHÍNH

 

VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

+ Âm mưu mới của Pháp- Mĩ. Kế hoạch Nava.

+ Chủ trương của ta và diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

+ Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

+ Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

VIỆT NAM

TỪ

1954 ĐẾN 1975

- Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương:

+ Tình hình và nhiệm vụ miền Bắc.

+ Tình hình và nhiệm vụ của miền Nam.

+ Nhiệm vụ và mối quan hệ của cách mạng hai miền.

- Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).

+ Nguyên nhân dẫn tới phong trào bùng nổ.

+ Diễn biến của phong trào.

+ Kết quả và ý nghĩa của phong trào.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960): Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965).

+ Nhiệm vụ của miền Bắc.

+ Thành tựu, ý nghĩa mà miền Bắc đạt được khi thực hiện kế hoạch.

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam.
+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam:

+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
+ Âm mưu, hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
+ Những thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

- Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965 – 1968) và lần thứ hai (1972).

+ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ.

+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc.

- Vai trò hậu phương của miền Bắc trong chiến tranh.

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).

+ Nội dung của chiến lược.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược.

+ Những thắng lợi chung của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

- Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Trình bày và phân tích chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta.
+ Trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thông qua 3 chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh  
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NĂM 2000

- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975):

+ Nêu và phân tích được bối cảnh, thuận lợi, khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

+ Nguyên nhân, quá trình, ý nghĩa thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976).

- Đường lối đổi mới của Đảng:

+ Hiểu được hoàn cảnh tiến hành đổi mới của Đảng.
+ Nội dung cơ bản, ý nghĩa của đường lối đổi mới ở nước ta.

- Những thành tựu cơ bản và hạn chế của nước ta trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990).

B. LUYỆN TẬP

Câu 1. Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.

Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là

A. thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.

B. đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.

C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Câu 3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là

A. khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.

B. ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.

C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

D. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu 4. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào

A. ngày 21/11/1975.                                                  

B. ngày 21/11/1976.

C. ngày 24/6/1976.                                                     

D. ngày 25/4/1976.

Câu 5. Ở chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?

A. “cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”.                                   

B “cả năm 1975 là thời cơ”.

C. “cả năm 1975 là cơ hội khách quan”.                    

D. “cả năm 1975 là cơ hội vàng”.

Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Hiệp định Pari năm 1973.                                 

B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 7. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn

A. từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

B. tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.

C. tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.

D. tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 8. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?

A. Bảo vệ vùng giải phóng.

B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.

B. quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.

C. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

D. đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Câu 10. Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?

A. Chiến thắng Núi Thành.                                        

B. Chiến thắng Bình Giã.

C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.                      

D. Chiến thắng Vạn Tường.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 30. Sau chiến thắng Phước Long (1/1975), thái độ của ngụy quyền thế nào?

A. Phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại song thất bại.

B. Phản ứng mạnh, đưa quân đi đánh và giành lại được Phước Long.

C. Giành lại được 1 số vùng đất ở tỉnh Phước Long.

D. Đe dọa ta mạnh mẽ.

Câu 31. Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7/1976) nước Việt Nam thống nhất là

A. hoàn thành việc thống nhất về mặt lãnh thổ.

B. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội.

D. hoàn thành việc bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp.

Câu 32. Thành tựu trong lĩnh vực tài chính của công cuộc đổi mới trong 5 năm (1986 – 1990) là

A. phát hành tiền mới.

B. cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.

C. kìm chế được một bước đà lạm phát.

D. giữ được tỉ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác.

Câu 33. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975) đã mở ra kỉ nguyên

A. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. chuyển lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

C. độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

D. mở ra thời kì do nhân dân lao động làm chủ đất nước.

Câu 34. Đầu năm 1975, quân dân ta ở miền Nam Việt Nam giành chiến thắng vang dội ở

A. Quảng Trị.           B. Tây Nguyên.           C. Phước Long.          D. Tây Ninh.

Câu 35. Trong hơn 20 năm (1954- 1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu

A. xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

B. chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

C. xây dựng được toàn bộ cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. bước vào giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 36. Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

A. nhiều vũ khí hiện đại.

B. không quân, hải quân.

C. quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh.

D. thực hiện nhiều chiến thuật mới.

Câu 37. Cuối 1974 - đầu năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở các đợt hoạt động quân sự ở

A. Tây Ninh và Đông Nam Bộ.

B. thành phố lớn ở miền Nam.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên và ven biển miền Trung.

Câu 38. Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã để lại những hậu quả

A. cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

C. phải chuyển từ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội sang chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

D. phải thay đổi mục tiêu ở một số lĩnh vực.

Câu 39. Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8/1965) chứng tỏ quân ta có khả năng

A. đánh bại hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

C. chiến thắng quân Mĩ trên mặt trận chính trị trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

D. chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 40. Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam?

A. Do Mĩ thất bại ở trận Vạn Tường (Quảng Ngãi).

B. Do cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân ta.

C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965- 1968).

D. Mĩ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ’.

ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP

1

D

11

D

21

A

31

B

2

A

12

B

22

D

32

C

3

A

13

D

23

A

33

A

4

D

14

A

24

C

34

C

5

B

15

C

25

B

35

A

6

A

16

A

26

C

36

C

7

A

17

C

27

C

37

C

8

C

18

D

28

B

38

B

9

C

19

D

29

D

39

B

10

D

20

D

30

A

40

D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF