OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022

02/12/2021 1.07 MB 1119 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211202/652936184326_20211202_110328.pdf?r=3998
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022 dưới đây là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức một cách có hệ thống, hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết dưới đây nhé!

 

 
 

1. Phần văn bản

a. Truyện và truyện đồng thoại

- Khái niệm:

  • Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
  • Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:

  • Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm
  • Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

b. Thơ

Một số đặc điểm của thơ:

- Được sáng tác theo tể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:

  • Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8 tiếng)
  • Thơ thất ngôn bát cú: gồm 8 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 7 tiếng
  • Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: gồm 4 dòng thơ, mỗi dòng có 5 tiếng

- Ngôn ngữ: cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)

- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống

- Các yếu tố trong thơ:

Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)

Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)

→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tinh cảm, cảm xúc

c. Miêu tả nhân vật trong truyện kể

- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, gồm thân hình gương mặt, ánh mắt, làm da, mái tóc, trang phục…

- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thế giới xung quanh

- Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại

- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật

2. Phần Thực hành Tiếng Việt

a. Từ đơn và từ phức

- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng

- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:

Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)

b. Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa

* Ẩn dụ:

- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

* Hoán dụ:

- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các kiểu hoán dụ:

+ Chỉ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

+ Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

* So sánh:

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: Cô giáo em hiền như cô Tấm.

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ:

  • So sánh ngang bằng
  • So sánh không ngang bằng

+ Phân loại theo đối tượng:

  • So sánh các đối tượng cùng loại
  • So sánh khác loại
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

* Nhân hóa:

- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật,… bằng những từ ngữ sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động , gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.

- Những hình thức nhân hóa thường gặp:

+ Gọi sự vật bằng những từ chỉ người.

+ Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật.

+ Xưng hô với vật như với con người.

c. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

- Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành phần chính của câu: giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

- Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động tù:

Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho danh từ

Cụm động từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho động từ

Cụm tính từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ khác bổ sung nghĩa cho tính từ

d. Từ đồng âm và từ đa nghĩa

- Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

- Nếu từ đồng âm là các từ có âm giống nhau nhưng khác nghĩa nhau, không liên quan với nhau thì với trường hợp từ đa nghĩa, các nghĩa khác nhau của một từ lại có liên quan với nhau.

e. Dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép (") còn được gọi là dấu trích dẫn (tiếng Anh: Quotation mark) là một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu nháy đơn (') đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (") trong các hệ thống chữ viết khác nhau để đánh dấu bắt đầu và kết thúc của phần trích dẫn lời nói trực tiếp, câu nói được trích dẫn hoặc cụm từ đặc biệt. Cặp dấu này thường bao gồm một dấu ngoặc kép mở và dấu ngoặc kép đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thúc câu trích dẫn.

3. Phần Tập làm văn

3.1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

a. Trước khi viết:

* Lựa chọn bài thơ: Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

* Tìm ý:

- Cần trả lời các câu hỏi:

  • Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?
  • Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?
  • Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?
  • Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

* Lập dàn ý:

(1) Mở đoạn:

  • Giới thiệu tác giả và bài thơ
  • Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

  • Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
  • Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
  • Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

b. Viết bài:

- Khi viết bài, cần lưu ý:

  • Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.
  • Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.
  • Trình bày đúng hình thức của đoạn văn.

c. Chỉnh sửa bài viết:

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, cảm nhận chung của người viết.

- Nêu được cảm xúc và ý kiến đánh giá về nét đặc sắc của bài thơ.

- Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

3.2. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

a. Trước khi viết:

* Lựa chọn đề tài:

- Mục đích: Kể lại một trải nghiệm cá nhân để chia sẻ với người đọc về một kinh nghiệm trong cuộc sống và thể hiện bản thân.

- Người đọc: thầy cô, bạn bè, những người quan tâm đến trải nghiệm của em.

* Tìm ý:

- Đặt các câu hỏi và trả lời:

  • Chuyện gì?
  • Khi nào?
  • Ở đâu?
  • Ai?
  • Vì sao?
  • Thế nào?

- Hình dung, tưởng tượng: hình dung câu chuyện đã xảy ra, viết nhanh những điều xuất hiện trong suy nghĩ bằng cụm từ hoặc câu ngắn.

- Sử dụng kỉ vật: tìm những kỉ vật liên quan đến câu chuyện định kể (nếu có).

- Phỏng vấn: nếu có thể, hãy tới gặp những người có liên quan đến câu chuyện của em, phỏng vấn họ và ghi chép lại.

- Kể lại trải nghiệm của em cho các bạn trong nhóm nghe. Bổ sung sau khi thảo luận với các bạn.

* Lập dàn ý:

(1) Mở bài

Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể.

(2) Thân bài

- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện, nhân vật có liên quan.

- Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc…)

- Thái độ, suy nghĩ sau khi trải nghiệm đó.

- Bài học rút ra sau trải nghiệm đó.

(3) Thân bài

Cảm xúc của người viết và tầm quan trọng của trải nghiệm với bản thân.

b. Viết bài:

- Bám sát vào dàn ý để viết bài.

- Sử dụng các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện.

- Rút ra kết luận thuyết phục về ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm với bản thân.

c. Chỉnh sửa bài viết:

- Rà soát, tự chỉnh sửa bài viết của em.

- Nhờ bạn đọc đóng góp ý kiến cho bài viết bằng các câu hỏi:

  • Phần nào của bài viết bạn thấy còn chưa rõ?
  • Cần bổ sung nội dung gì cho bài viết?
  • Nên lược bỏ câu hay đoạn nào trong bài viết?
  • Bài viết có mắc lỗi chính tả và diễn đạt không?

3.3. Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

* Trước khi viết:

- Lựa chọn bài thơ

+ Nhớ lại những bài thơ lục bát mà em đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới.

+ Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc là sáng tác của một nhà thơ.

- Tìm ý:

+ Đọc bài thơ nhiều lần. Khi lời thơ vang lên, hãy lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của em và ghi lại điều đó. Nên viết nhanh ra giấy các ý tưởng nảy sinh bằng những cụm từ ngắn gọn.

+ Có thể tìm ý  bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi. Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nào nổi bật?

- Lập dàn ý:

+ Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ:

  • Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ
  • Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.
  • Nêu cảm nhận về một số yếu tô, hình thức nghệ thuật của bài thơ.

+ Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

* Viết bài:

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ lục bát, nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...

- Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu.

- Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu đoạn, chữ đầu viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.

* Chỉnh sửa bài viết:

- Nếu bài thơ có nhan đề và tác giả mà bài viết chưa nêu được thì cần bổ sung

- Nếu cần thì bổ sung các ý cụ thể để người đọc hiểu rõ nội dung bài thơ

- Rà soát những ý trong bài viết nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nổi bật của bài thơ. Hãy chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy còn thiếu.

- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

3.4. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

a. Trước khi viết:

* Lựa chọn đề tài:

- Có thể tham khảo một số đề tài sau:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển.

+ Ngày tết trung thu ở quê em.

+ Cảnh thu hoạch mùa màng.

+ Cảnh gói bánh chưng ngày Tết.

+ Cảnh một lễ hội của địa phương.

* Tìm ý:

- Hình dung các chi tiết và cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em (viết ngắn gọn dưới hình thức cụm từ):

+ Thời gian, địa điểm.

+ Quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể.

+ Những người tham gia và hành động, lời nói của họ.

- Sưu tầm các tư liệu, vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cách sinh hoạt.

* Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt.

- Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Tả bao quát khung cảnh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

+ Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.

+ Thể hiện cảm xúc khi quan sat, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF