OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề cương ôn tập chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Nghi

10/06/2020 762 KB 244 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200610/414158166368_20200610_101704.pdf?r=4112
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Đề cương ôn tập chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Nghi được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HÀM NGHI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ANCOL

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là

A. C3H8O3.                    B. C3H4O.                               C. C3H8O2.                           D. C3H8O.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, tác dụng được với Na và với NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư, số mol H2 thu được bằng số molX tham gia phản ứng và X chỉ tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức cấu tạo thugọn của X là

A. C6H5CH(OH)2.       B. HOC6H4CH2OH.        C. CH3C6H3(OH)2.               D. CH3OC6H4OH.

Câu 3: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H = 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

A. C2H5OH và C3H7OH.                                             B. C3H7OH và C4H9OH.

C. C2H5OH và C4H9OH.                                             D. C4H9OH và C5H11OH.

Câu 4: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%?

A. 2.                              B. 3.                                       C. 4.                                          D. 5.

Câu 5: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, R, T.                   B. X, Z, T.                             C. Z, R, T.                                D. X, Y, Z, T.

Câu 6: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 5.                               B. 4.                                        C. 3.                                        D. 2.

Câu 7: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là

A. 4.                               B. 2.                                       C. 1.                                          D. 3.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:

A. C2H6O2, C3H8O2.

B. C2H6O, CH4O.

C. C3H6O, C4H8O.

D. C2H6O, C3H8O.

Câu 9: Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CHOH-CH3.                                           B. CH3-CH2-CHOH-CH3.

C. CH3-CO-CH3.                                                 D. CH3-CH2-CH2-OH.

Câu 10: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là

A. 1,15 gam.                    B. 4,60 gam.                              C. 2,30 gam.                                D. 5,75 gam.

Câu 11: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là

A. 60.                               B. 58.                                         C. 30.                                          D. 48.

Câu 12: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3OCH2CH2CH3.                                                B. CH3CH(CH3)CH2OH.

C. (CH3)3COH.                                                           D. CH3CH(OH)CH2CH3.

Câu 13: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là

A. propen và but-2-en (hoặc buten-2).                       B. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).

C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).                            D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).

Câu 14: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23)

A. CH3OH và C2H5OH.                                              B. C3H7OH và C4H9OH.

C. C2H5OH và C3H7OH.                                            D. C3H5OH và C4H7OH.

Câu 15: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 550.                                  B. 810.                              C. 750.                               D. 650.

Câu 16: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

A. 0,92.                                B. 0,32.                              C. 0,64.                                 D. 0,46.

Câu 17: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là

A. 1.                                     B. 4.                                    C. 3.                                      D. 2.

Câu 18: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.                        B. Z, T, Y, X.                      C. T, X, Y, Z.                        D. Y, T, X, Z.

Câu 19: Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5C6H4OH.                                                             B. HOCH2C6H4COOH.

C. HOC6H4CH2OH.                                                         D. C6H4(OH)2.

Câu 20: X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

A. C2H4(OH)2.                    B. C3H7OH.                         C. C3H5(OH)3.                    D. C3H6(OH)2.

Câu 12: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là

A. 3.                                  B. 4.                                      C. 2.                                    D. 1.

Câu 22: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là

A. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).                            B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).

C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).                            D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).

Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Trong đó X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm

A. m-metylphenol và o-metylphenol.                         B. benzyl bromua và o-bromtoluen.

C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.                             D. o-metylphenol và p-metylphenol.

Câu 24: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4  đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là

A. CH3OH và C2H5OH.                                            B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H5OH và C4H7OH.                                          D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 25: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4  đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là

A. C3H8O.                           B. C2H6O.                     C. CH4O.                               D. C4H8O.

Câu 26: Cho các phản ứng:

HBr + C2H5OH →                                      

C2H4 + Br2

C2H4 + HBr →                                                    

C2H6 + Br

Số phản ứng tạo ra C2H5Br là :

A. 4.                                     B. 3.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 27: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.            B. Na kim loại.               C. nước Br2.                  D. H2  (Ni, nung nóng).

Câu 28: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là

A. C2H5OH và C4H9OH.                                                 B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

C. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.                                         D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.

Câu 29: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là

A. CH3OH và C3H7OH.                                                     B. C2H5OH và CH3OH.

C. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.                                     D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.

Câu 30: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là

A. 4.                               B. 3.                                               C. 6.                                D. 5.

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là

A. 4,9 và glixerol.                                                               B. 4,9 và propan-1,2-điol.

C. 4,9 và propan-1,3-điol.                                                  D. 9,8 và propan-1,2-điol

Câu 32: Cho các hợp chất sau:

(a) HOCH2-CH2OH.

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.

(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.

(d) CH3-CH(OH)-CH2OH.

(e) CH3-CH2OH.

(f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:

A. (a), (c), (d).                    B. (c), (d), (f).                   C. (a), (b), (c).               D. (c), (d), (e).

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H­2O. Giá trị của m là

A. 4,72                             B. 5,42                             C. 7,42                          D. 5,72

Câu 34: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 75%) là

A. 300 gam                      B. 500 gam                      C. 400 gam                   D. 600 gam

Câu 35: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 3-etylpent-3-en.            B. 2-etylpent-2-en.            C. 3-etylpent-2-en.       D. 3-etylpent-1-en.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàm Nghi. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF