OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Dạng bài tập biện luận các chất trong dung dịch sau điện phân

18/07/2019 617.15 KB 255 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190718/676337132067_20190718_093838.pdf?r=227
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu Dạng bài tập biện luận các chất trong dung dịch sau điện phân được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

Dạng bài tập biện luận các chất trong dung dịch sau điện phân

 

I. Tự luận

Bài 1. Điện phân 400ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,05M với bình điện phân điện cực trơ I=5A trong 19 phút 18 giây

1, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân (Vdd không đổi)

2, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt và thể tích khí thoát ra ở anôt (đktc)

Bài 2. Hoà tan 50 gam CuSO4.5H2O vào 200ml dung dịch HCl 0,6M được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với I=1,34A trong 4 giờ

1, Tính số mol các chất trong dung dịch sau điện phân

2, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt

3, Cho 5,4 gam Al vào dung dịch A trên sau một thời gian thu được 1,344 lít khí (đktc) và dung dịch B và chất rắn C. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn. Tính khối lượng chất rắn C

Bài 3. Điện phân 200ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,25M và HCl 0,15M trong 2,144 giờ với I=1A

1, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân (Vdd không đổi)

2, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt và thể tích khí thoát ra ở anôt (đktc)

Bài 4. Điện phân 1 lít dung dịch  chứa NaCl 0,5M và CuSO4 0,1M trong 4 giờ với I=2A thì thu được dung dịch A

1, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A (Vdd không đổi)

2, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt và thể tích khí thoát ra ở anôt (đktc)

Bài 5. Hoà tan 14 gam hỗn hợp Cu và Ag trong dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A vào dung dịch Br2 dư sau đó cho tiếp dung dịch BaCl2 dư vào thì được 23,3 gam kết tủa

1, Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu

2, Cho thêm nước vào 1/10 dung dịch B thu được dung dịch C có thể tích 500ml điện phân dung dịch C với I=0,5A điện cực trơ đến khi khối lượng catôt tăng lên 1,24 gam thì dừng lại. Tính thời gian điện phân và nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân

Bài 6. Cho 1,608 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nếu cho 1,608 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ thu được dung dịch Y và khí SO2. Cho khí SO2 sục vào dung dịch nước Br2 dư sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào được 8,0385 gam kết tủa

1, Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A và thể tích khí H2 (đktc)

2, Pha thêm nước vào dung dịch Y để được 500ml dung dịch B điện phân dung dịch B đó với I=0,5A trong 2 giờ 5 phút 27 giây

a, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân

b, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt

Bài 7. Cho 2 bình điện phân mắc nối tiếp, bình 1 chứa 500ml dung dịch NaCl 1M. Bình 2 chứa 200ml dung dịch AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 1M điện phân sau một thời gian trung hoà dung dịch sau điện phân ở bình 1 cần 200ml dung dịch HCl 1M

1, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân ở bình 1 và bình 2

2, Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catôt của bình 2

Bài 8. Trong bình điện phân 1 chứa dung dịch muối RCl có khối lượng 0,3725 gam (R là kim loại kiềm ) mắc nối tiếp với bình 2 chứa dung dịch CuSO4. Điện phân sau một thời gian thấy catôt bình 2 có 0,16 gam kim loại, bình một có một chất tan có PH=13

1, Tính thể tích dung dịch trong bình điện phân 1

2, Xác định kim loại R

Bài 9. Cho 3 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa dung dịch CuCl2, bình 2 chứa dung dịch Na2SO4, bình 3 chứa 500ml dung dịch AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,4M

1, Biết khối lượng kim loại thoát ra ở catôt bình 1 là 3,2 gam. Tính thể tích khí thoát ra ở bình 2 và khối lượng kim loại thoát ra ở catôt bình 3

2, Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau điện phân ở bình 3.

II. Trắc nghiệm

1. Điện phân dung dịch AgNO3. Dung dịch sau điện phân có PH=3. Biết hiệu suất điện phân là 80%. Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3 trong dung dịch sau điện phân.

A. 0,25.10-3M                          B. 0,5.10-3M                            C. 0,75M                     D. 1,25.10-3M

2. Dung dịch X chứa đồng thời 0,01mol NaCl, 0,05mol CuCl2, 0,04mol FeCl3, 0,01mol ZnCl2. Kim loại đầu tiên thoát ra ở catôt khi điện phân dung dịch trên là.

A. Fe                                       B. Cu                                       C. Zn                           D. Na

3. Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ có vách ngăn (H=100%) sản phẩm thu được gồm

A. H2,Cl2,NaOH                      B. H2,Cl2,NaOH,NaClO         C.H2,Cl2,NaOH,NaCl       D. Kết quả khác.

4. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04mol AgNO3 và 0,05mol Cu(NO3)2 điện cực trơ I=5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catôt là

A. 6,24 gam                            B. 3,12 gam                             C. 6,5 gam                      D. 7,24 gam

5. Sau một thời gian điện phân 200ml dung dịch CuCl2 người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt vào dung dịch còn lại sau điện phân, phản ứng xong nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam. Nồng độ mol của CuCl2 ban đầu là.

A. 1M                                       B. 1,5M                                   C. 1,2M                            D. 2M

6. Khi điện phân một hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4. Nếu dung dịch sau điện phân hoà tan Al2O3 thì xảy ra trường hợp nào sau đây.

A. NaCl dư                                           B. CuSO4 dư            

C. NaCl dư hoặc CuSO4 dư                 D. NaCl, CuSO4 hết

7. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KBr trong đó nồng độ mol của hai muối bằng  nhau. Nếu thêm vài giọt quỳ tím vào dung dịch sau điện phân thì màu của quỳ tím thay đổi như thay đổi như thế nào?

A. Không đổi màu                                   B. Đổi thành màu đỏ

C. Đổi thành màu xanh                           D. Không xác định

8. Điện phân với điện cực trơ 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catôt thì dừng lại. Để yên dung dịch đến khi khối lượng catôt không đổi thay khối lượng catôt tăng thêm 3,2 gam so với lúc chưa điện phân. Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 ban đầu.

A. 0,5M                                   B. 0,9M                                   C. 1M                                      D. 1,5M

9. Điện phân một dung dịch muối MCln với điện cực trơ khi ở catôt thu được 16 gam kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít khí (đktc). Xác định kim loại M

A. Mg                                       B. Fe                                       C. Cu                                       D. Ca

10. Có 400ml dung dịch chứa HCl và KCl đem điện phân trong bình điện phân có vách ngăn với cường độ dòng điện là 9,65A trong 20 phút thì dung dịch thu được có chứa một chất tan có PH=13. Coi thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ mol của dung dịch HCl và KCl lần lượt là.

A. 0,15M và 0,1M                     B. 0,3M và 0,15M                   C. 0,3M và 0,1M                     D. 0,5M và 0,3M

11. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 7,45 gamKCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 điện cực trơ có màng ngăn đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,75 gam thì dừng lại. Dung dịch sau điện phân chứa những chất gì?

A. KNO3 và KCl                                                      B. KNO3 và Cu(NO3)2

C. KNO3 và Cu(NO3)2 dư, HNO3                            D. KNO3 và KOH

12. Điện phân nóng chảy muối MX (M là kim loại kiềm coà X là Cl, Br) được chất rắn A và khí X. Cho A vào nước được dung dịch C và khí Y. Cho X tác dụng với Y được khí Z. Cho Z vào dung dịch C được dung dịch D. Dung dịch D có giá trị PH là?

A. PH>7                                  B. PH=7                                  C. PH<7                      D. Không xác định

13. Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 0,2M với I=10A trong thời gian t thấy có 224ml khí (đktc) thoát ra ở anôt (H=100%) Khối lượng kim loại bám ở catôt là.

A. 1,38 gam                            B. 1,28 gam                             C. 1,52 gam                 D. 2,56 gam

14. Điện phân 250ml dung dịch CuSO4 với điện cực trơ khi ở catôt bắt đầu có bọt khí thoát ra thì dừng điện phân và khối lượng catôt tăng thêm 4,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là.

A. 0,3M                                   B. 0,35M                                 C.0,15M                      D. 0,45M

15. Điện phân 250gam dung dịch CuSO4 8% đến khi nồng độ CuSO4 trong dung dịch thu được giảm đi và bằng một nửa so với trước phản ứng thì dừng lại. Khối lượng kim loại bám vào catôt là.

A. 4,08 gam                            B. 2,04 gam                             C. 4,58 gam                 D. 4,5 gam

...

Trên đây là phần trích dẫn Dạng bài tập biện luận các chất trong dung dịch sau điện phân, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF