OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT An Minh

09/11/2019 1.24 MB 306 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191109/21607581590_20191109_093221.pdf?r=2745
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT An Minh. Tài liệu được biên soạn gồm phần lý thuyết và bài tập vận dụng có đáp án đi kèm nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP HK1

MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019 – 2020

TRƯỜNG THPT AN MINH

 

CHUYÊN ĐỀ 1: SỰ ĐIỆN LI

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. SỰ ĐIỆN LI

- Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.

- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

+ Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 . . .và hầu hết các muối.

HCl     →      H+   +    Cl -

Ba(OH)2     →    Ba2+   +    2OH -

- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

+ Những chất điện li yếu: Là các axit yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S…các bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3 . . .

CH3COOH   →   CH3COO -    +    H+

II. AXIT - BAZƠ - MUỐI

1. Axit

- Theo A-re-ni-ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

  HCl                →          H+         +        Cl -

- Axit một nấc: phân li một nấc ra ion H+: HCl, HNO3, CH3COOH . . .

- Axit nhiều nấc: phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4 . . .

2. Bazơ

- Theo A-re-ni-ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.

  NaOH          →         Na+       +          OH -

3. Hidroxit lưỡng tính

- Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

  Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính

Phân li theo kiểu bazơ:   Zn(OH)2     →      Zn2+       +         2OH -

Phân li theo kiểu axit:     Zn(OH)2       →   ZnO22-     +         2H+

4. Muối

- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion là gốc axit

- Thí dụ:  NH4NO3       →  NH4+        +    NO3

NaHCO3       →      Na+       +     HCO3-

III. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ

- Tích số ion của nước là (ở 250C). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

- Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường

  Môi trường trung tính: [H+] = 1,0.10-7M hoặc pH = 7

  Môi trường axit: [H+] > 1,0.10-7M hoặc pH < 7

  Môi trường kiềm: [H+] < 1,0.10-7M hoặc pH > 7

IV. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điều kiện xãy ra phản ứng

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xãy ra khi các ion kết hợp lại với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

+ Chất kết tủa:

BaCl2       +     H2SO4      →        BaSO4↓      +        2HCl

Ba2+          +     SO42-  →        BaSO4

+ Chất bay hơi:

Na2CO3       +         2HCl      →         2NaCl      +        CO2↑       +       H2O

CO32-        +         2H+        →         CO2↑       +       H2O

+ Chất điện li yếu:

CH3COONa        +           HCl       →      CH3COOH        +          NaCl

CH3COO -          +           H+          →       CH3COOH

2. Bản chất phản ứng

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Các công thức lien quan khi giải bài tập của chương

1. Tính nồng độ các ion trong dung dịch các chất điện li

Trong đó:             

[A]: Nồng độ mol/l của ion A

nA: Số mol của ion A.

V: Thể tích dung dịch chứa ion A.

2. Tính pH của các dung dịch axit - bazơ mạnh

- [H+] = 10-a (mol/l)  a = pH

- pH = -lg[H+]

- [H+].[OH-] = 10-14  

---(Để xem nội dung tiếp theo của chuyên đề số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ II. NITƠ - PHOTPHO

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. NITƠ

1. Vị trí - cấu hình electron nguyên tử

- Vị tí: Nitơ ở ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron: 1s22s22p3.

- Công thức cấu tạo của phân tử: N≡N.

2. Tính chất hóa học

- Ở nhiệt độ thường, nitơ trơ về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động.

- Trong các phản ứng hóa học nitơ vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Tuy nhiên tính oxi hóa vẫn là chủ yếu.

a. Tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, H2,…)

3Mg + N→ Mg3N2 (magie nitrua)

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

b. Tính khử

N2 + O⇔ 2NO

Khí NO sinh ra kết hợp ngay với O2 không khí tạo ra NO2

2NO + O2 → 2NO2

3. Điều chế

a. Trong công nghiệp

- Nitơ được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

b. Trong phòng thí nghiệm

- Đun nóng nhẹ dung dịch bảo hòa muối amoni nitrit

NH4NO3  →   N2↑       +        2H2O

- Hoặc NH4Cl     +     NaNO2   → N2↑      +      NaCl      +        2H2O

II. AMONIAC - MUỐI AMONI

1. Amoniac

a. Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý

- Cấu tạo phân tử

- Tính chất vật lý: NH3 là một chất khí, tan nhiều trong nước cho môi trường kiềm yếu.

b. Tính chất hóa học

* Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

Trong dung dịch amoniac là bazơ yếu. Có thể làm quỳ tím hóa xanh. Dùng để nhận biết NH3.

- Tác dụng với dung dịch muối

  AlCl3    +     3NH3     +     3H2O     →     Al(OH)3↓     +        3NH4Cl

- Tác dụng với axit

  NH3    +     HCl        →        NH4Cl (khói trắng)

* Tính khử

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Đồng thời NH3 kết hợp ngay với HCl tạo thành khói trắng.

c. Điều chế

* Trong phòng thí nghiệm

2NH4Cl     +     Ca(OH)2  →  CaCl2      +      2NH3↑     +       2H2O

* Trong công nghiệp

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3 (k)     ∆H<0

- Các điều kiện áp dụng để sản xuất amoniac trong công nghiệp là

+ Nhiệt độ: 450 - 5000C

+ Áp suất cao: 200 - 300atm

+ Chất xúc tác: sắt kim loại trộn thêm Al2O3, K2O…

2. Muối amoni

a. Định nghĩa - Tính chất vật lý

- Là chất tinh thể ion, gồm cation amoni  và anion gốc axit

- Tất cả đều tan trong nước và điện li hoàn toàn thành ion.

b. Tính chất hóa học

* Tác dụng với dung dịch kiềm

  (NH4)2SO4    +    2NaOH    →       2NH3↑    +    2H2O    +     Na2SO4

  NH4+     +      OH -          →          NH3↑      +       H2O

- Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac.

* Phản ứng nhiệt phân

  NH4Cl    →            NH3 (k)    +    HCl (k)

  (NH4)2CO3   →      NH3 (k)     +      NH4HCO3 (r)

  NH4HCO3     →        NH3 (k)  +        CO2 (k)    +       H2O (k)

  NH4NO2    →    N2     +        2H2O

  NH4NO3    →    N2O    +        2H2O

III. AXIT NITRIC

1. Cấu tạo phân tử - Tính chất vật lý

a. Cấu tạo phân tử

- Trong hợp chất HNO3, nguyên tố nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5. 

b. Tính chất vật lý

- Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Axit nitric không bền lắm: khi đun nóng bị phân huỷ một phần theo phương trình:

4HNO3 →  4NO2 + O2 + 2H2O

- Axit nitric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Trên thực tế thường dùng loại axit đặc có nồng độ 68%, D = 1,40 g/cm3.

 

---(Để xem nội dung tiếp theo của chuyên đề số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 3. CACBON - SILIC

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. CACBON

1. Vị trí - Cấu hình electron nguyên tử

a. Vị trí

- Cacbon ở ô thứ 6, chu kỳ 2, nhóm IVA của bảng tuần hoàn

b. Cấu hình electron nguyên tử

1s22s22p2. C có 4 electron lớp ngoài cùng

- Các số oxi hóa của C là: -4, 0, +2, +4

2. Tính chất vật lý

- C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và fuleren

3. Tính chất hóa học

- Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.

- Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất: tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.

a. Tính khử

* Tác dụng với oxi

C + O2 → CO2 . Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng

C + CO2 → 2CO

* Tác dụng với hợp chất

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

b. Tính oxi hóa

* Tác dụng với hidro: C + 2H2 → CH4

* Tác dụng với kim loại: 3C + 4Al → Al4C3 (nhôm cacbua)

II. CACBON MONOXIT

1. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử

2CO + O2 → 2CO2

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

2. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

HCOOH  →  CO   +   H2O

b. Trong công nghiệp: Khí CO được điều chế theo hai phương pháp

* Khí than ướt

C   +   H2O  → CO   +   H2

* Khí lò gas

C  +  O2    → CO2

CO2   +  C    →   2CO

III. CACBON ĐIOXIT

1. Tính chất

a. Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.

- CO2 (rắn) là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chãy mà thăng hoa, được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.

b. Tính chất hóa học

- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.

- CO2 là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic

  CO2 (k)   +     H2O (l)     →     H2CO3 (dd)

- Tác dụng với dung dịch kiềm

  CO2     +      NaOH         →       NaHCO3

  CO2     +     2NaOH       →        Na2CO3       +        H2O

Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.

2. Điều chế

a. Trong phòng thí nghiệm

  CaCO3        +         2HCl       →     CaCl2      +      CO2↑      +       H2O

b. Trong công nghiệp

- Khí CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than.

IV. AXIT CACBONIC - MUỐI CACBONAT

1. Axit cacbonic

- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.

H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-

HCO3⇔ H+ + CO32-

2. Muối cacbonat

- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.

- Tác dụng với dd axit

NaHCO3    +     HCl        →      NaCl      +     CO2↑     +    H2O

HCO3     +       H+         →       CO2↑     +    H2O

Na2CO3     +     2HCl      →       2NaCl    +   CO2↑     +    H2O

CO32-         +       2H+     →        CO2↑     +    H2O

- Tác dụng với dd kiềm

NaHCO3     +         NaOH        →       Na2CO3       +         H2O

HCO3      +         OH -           →   CO32-           +        H2O

- Phản ứng nhiệt phân

MgCO3(r)     →   MgO(r)    +       CO2(k)

2NaHCO3(r)   →  Na2CO3(r)    +     CO2(k)      +     H2O(k)

V. SILIC

1. Tính chất vật lý

- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.

2. Tính chất hóa học

- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).

- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

a. Tính khử

Si + 2F2 → SiF4

Si + O2 → SiO2

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2

b. Tính oxi hóa

2Mg + Si → Mg2Si

3. Điều chế

- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao

  SiO2    +     2Mg   →   Si     +     MgO

VI. HỢP CHẤT CỦA SILIC

1. Silic đioxit

- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.

- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dể trong kiềm nóng chãy.

  SiO2   +    2NaOH      →  Na2SiO3     +     H2O

- Tan được trong axit HF

  SiO2      +       4HF        →          SiF4     +      2H2O

- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chử lên thủy tinh.

2. Axit silixic

- H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.

- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.

  Na2SiO3    +    CO2    +    H2O     →     Na2CO3     +    H2SiO3

3. Muối silicat

- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.

- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẻ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.

 

---(Để xem nội dung tiếp theo của chuyên đề số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHUYÊN ĐỀ 4. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat…).

- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2. Phân loại hợp chất hữu cơ

- Thường chia thành hai loại

  + Hiđrocacbon

  + Dẫn xuất hiđrocacbon

3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

- Tính chất vật lý:       

+ Nhiệt độ nóng chãy, nhiệt độ sôi thấp.

+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Tính chất hóa học:

+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dể cháy.

+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xãy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.

4. Sơ lược về phân tích nguyên tố

a. Phân tích định tính

* Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.

* Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

b. Phân tích định lượng

* Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

* Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → CO2, H → H2O, N → N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố.

* Biểu thức tính toán:

\({\user2{m}_\user2{C}}\user2{ = }\frac{{{\user2{m}_{\user2{C}{\user2{O}_\user2{2}}}}\user2{.12}}}{{\user2{44}}}\user2{(g)}\)

\({\user2{m}_\user2{H}}\user2{ = }\frac{{{\user2{m}_{{\user2{H}_\user2{2}}\user2{O}}}\user2{.2}}}{{\user2{18}}}\user2{(g)}\)

\({\user2{m}_\user2{N}}\user2{ = }\frac{{{\user2{V}_{{\user2{N}_\user2{2}}}}\user2{.28}}}{{\user2{22,4}}}\user2{(g)}\)

- Tính được: \(\user2{\% C = }\frac{{{\user2{m}_\user2{C}}\user2{.100}}}{\user2{a}}\)

\(\user2{\% H = }\frac{{{\user2{m}_\user2{H}}\user2{.100}}}{\user2{a}}\)

\(\user2{\% N = }\frac{{{\user2{m}_\user2{N}}\user2{.100}}}{\user2{a}}\)

%O = 100-%C-%H-%N

II. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Công thức đơn giản nhất

a. Định nghĩa

- Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức đơn giản nhất

- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOz là thiết lập tỉ lệ

\(\user2{x:y:z = }{\user2{n}_\user2{C}}\user2{:}{\user2{n}_\user2{H}}\user2{:}{\user2{n}_\user2{O}}\user2{ = }\frac{{{\user2{m}_\user2{C}}}}{{\user2{12}}}\user2{:}\frac{{{\user2{m}_\user2{H}}}}{\user2{1}}\user2{:}\frac{{{\user2{m}_\user2{O}}}}{{\user2{16}}}\)

\(\user2{x:y:z = }\frac{{\user2{\% C}}}{{\user2{12}}}\user2{:}\frac{{\user2{\% H}}}{\user2{1}}\user2{:}\frac{{\user2{\% O}}}{{\user2{16}}}\)

2. Công thức phân tử

a. Định nghĩa

- Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức phân tử

- Có ba cách thiết lập công thức phân tử

* Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố (ít dùng)

- Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ

\(\frac{\user2{M}}{{\user2{100}}}\user2{ = }\frac{{\user2{12}\user2{.x}}}{{\user2{\% C}}}\user2{ = }\frac{{\user2{1}\user2{.y}}}{{\user2{\% H}}}\user2{ = }\frac{{\user2{16}\user2{.z}}}{{\user2{\% O}}}\)

Từ đó ta có: \(\user2{x = }\frac{{\user2{M}\user2{.\% C}}}{{\user2{12}\user2{.100}}}\);  \(\user2{y = }\frac{{\user2{M}\user2{.\% H}}}{{\user2{1}\user2{.100}}}\); \(\user2{z = }\frac{{\user2{M}\user2{.\% O}}}{{\user2{16}\user2{.100}}}\)

* Dựa vào công thức đơn giản nhất (thường dùng)

* Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy (ít dùng)

---(Để xem nội dung tiếp theo của chuyên đề số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề ôn tập HK1 môn Hóa học 11 năm 2019 - 2020 Trường THPT An Minh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể thử sức với hình thức trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF