OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Chuyên đề bài tập về Lực tương tác tĩnh điện môn Vật lý 11 năm học 2019-2020

01/11/2019 782.02 KB 771 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191101/10716932945_20191101_201637.pdf?r=6525
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Chuyên đề bài tập về Lực tương tác tĩnh điện môn Vật lý 11 năm học 2019-2020. Tài liệu bao gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức và rèn luyện thêm kĩ năng làm bài tập Vật lý. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn luyện và đạt thành tích cao nhất trong các kì thi. Chúc các em học tốt !

 

 
 

Chuyên Đề Lực Tương Tác Tĩnh Điện

Bài 1. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau một khoảng r1 =2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4N.

a. Tìm độ lớn của các điện tích đó

b. khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng là F2 = 2,5.10-4N

Bài 2. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B có điện tích lần lượt bằng q1 = 8.10-8 C và q2 = -1,2.10-7C  đặt cách nhau một khoảng 3cm.

a. Xác định số êlectron thiếu hoặc thừa ở mỗi quả cầu

b. Xác định lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu

c. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác giữa hai quả cầu khi đó.

Bài 3. Hai hạt bụi trong không khí ở cách nhau một đoạn R = 3cm, mỗi hạt mang điện tích q = -9,6.10-13C

a. Tính lực tĩnh điện giữa hai hạt

b. Tính số êlectron dư trong mỗi hạt bụi

Bài 4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1m trong không khí thì đẩy nhau một lực F = 1,8N. Độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5C. Tính điện tích mỗi vật

Bài 5. Hai quả cầu giống nhau, mang điện, đặt cách nhau một đoạn r = 20cm, chúng hút nhau một lực F1 = 4.10-3N. Sau đó, cho chúng tiếp xúc nhau một thời gian và lại đưa ra vị trí cũ thì thấy chúng đẩy nhau bằng một lực F2 = 2,25.10-3N. Hãy xác định điện tích ban đầu của mỗi quả cầu.

Bài 6. Hai prôton có khối lượng m = 1,67.10-27kg, điện tích q = 1,6.10-19C. Hỏi lực đẩy cu lông giữa hai prôton lớn hơn lực hấp dẫn giữa chúng bao nhiêu lần? (Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11N.m2/kg2).

Bài 7. Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một êlectron. Tìm khối lượng của mỗi vật để lực đẩy tĩnh điện bằng lực hấp dẫn.

Bài 8. Êlectron quay quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô theo quỹ đạo tròn bán kính R = 5.10-11m

a. Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electron

b. Tính vận tốc và tần số chuyển động của electron

Bài 9. Hai điện tích q1 = 4.10-8C, q2 = -4.10-8C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a = 4cm trong không khí.

Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q = 2.10-9C khi

a. q đặt tại trung điểm O của AB

b. q đặt tai M sao cho AM = 4cm, BM = 8cm

Bài 10. Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8C, q2 = 64.10-8C, q3 = -10-7C đặt tai  ba đỉnh của tam giác vuông ABC vuông tại C trong không khí. Biết AC = 30cm, BC = 40cm.

Bài 11. Hai điện tích q1 = 2.10-8C, q2 = -8.10-8C đặt tại A,B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích q3 đặt tại C

a. C ở đâu để q3 nằm cân bằng?

b. Dấu và độ lớn cả q3 để q1, q2 cũng cân bằng

Bài 12. Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích lần lượt bằng q1 = 2.10-8C, q2 = 8.10-8C đặt cố định trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng AB= 9cm. Một quả cầu nhỏ thứ ba phải có điện tích q3 bằng bao nhiêu và phải và phải đặt ở đâu để nó nằm cân bằng? ( bỏ qua khối lượng các quả cầu)

Bài 13. Tại ba đỉnh của tam giác đều, người ta đặt ba điện tích giống nhau q = 6.10-7C. Hỏi phải đặt điện tích thứ tư q0 tại đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống nằm cân bằng?

Hãy xác định lực tác dụng lên điện tích q3.

Bài 14: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r =3cm trong chân không hút nhau bằng một lực F = 6.10-9N. Điện tích tổng cộng của hai điện tích điểm là Q=10-9C. Tính điện đích của mỗi điện tích điểm.

Bài 15: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau khoảng r=1m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2N. Sau đó cho hai quả cầu đó tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đảy nhau một lực F2=0,9N. tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.

Bài 16: Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau một khoản r=10cm thì tương tác với nhau bằng lực F trong không khí và bằng F/4  nếu đặt trong dầu. Để lực tương tác vẫn là F thì hai điện tích phải đạt cách nhau bao nhiêu trong dầu?

Bài 17: Cho hai điện tích điểm q1=16\(\mu C\)  và q2 = -64\(\mu C\)  lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4\(\mu C\)  đặt tại:

            a. Điểm M: AM = 60cm, BM = 40cm.

            b. Điểm N: AV = 60cm, BN = 80cm

Bài 18: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài l = 0,5m. Khi mỗi quả cầu tích điện q như nhau, chúng tách nhau ra một khoảng a = 5cm. Xác đinh q.

Bài 19: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau khoảng r = 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = -10-5N

            a. Tính độ lớn mỗi điện tích.

            b. Tìm khoảng cách r1 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F1 = 2,5.10-6N.

Bài 20: Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.

Bài 21: Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30cm trong không khí, lực tác dụng giữa chúng là F. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này bị yếu đi 2,25 lần. Vậy cần dịch chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F ?

Đs: 0,1m

Bài 22: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1 m trong không khí thì đẩy nhau một lực F = 1,8 N. Độ lớn điện tích tổng cộng là 3.10-5 C. Tính điện tích mỗi vật.

Đs: \({q_1} = {2.10^{ - 5}}C;{q_2} = {10^{ - 5}}C\)

Bài 23: Hai điện tích q1 = 4.10-8 C, q2 = -4.10-8 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng a = 4 cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q = 2.10-9 C khi:

a. q đặt tại trung điểm O của AB.

b. q đặt tại M sao cho AM = 4 cm, BM = 8 cm.

Đs: 

\(\begin{array}{l} a)3,{6.10^{ - 3}}N;\\ b)3,{375.10^{ - 4}}N \end{array}\)

Bài 24: Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8 C; q2 = 64.10-8 C, q3 = -10-7 C đặt tại ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại C.

Cho AC = 30 cm; BC = 40 cm.

Xác định lực tác dụng lên q3. Hệ thống đặt trong không khí.

Đs: \(4,{510^{ - 3}}N\)

 

...

---Để xem tiếp nội dung Các bài tập về Lực tương tác tĩnh điện, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề bài tập về Lực tương tác tĩnh điện môn Vật lý 11 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF