OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Câu hỏi và bài tập chuyên đề Cacbon-Silic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Lam Sơn

26/10/2020 889.02 KB 246 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201026/614410339798_20201026_105530.pdf?r=307
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Câu hỏi và bài tập chuyên đề Cacbon-Silic năm 2020 Trường THPT Lam Sơn. Hi vọng tài liệu ôn tập này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 11, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới.

 

 
 

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ CACBON – SILIC MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LAM SƠN

 

Câu 1. Hoàn thành các PTHH của các phản ứng sau:

a. NaHCO3     +          NaOH           

b. NaHCO3     +          HCl                

c. SiO2             +          HF                  

d. CO2             +          NaOH            

    1 mol                       1 mol

e. CO2             +          NaOH            

    1 mol                       2 mol

f. CO2              +          Ca(OH)2         

    1 mol                       1 mol

g. CO2             +          Ca(OH)2         

    2 mol                       1 mol

h. CO (dư)       +          Fe2O3             

i. CO (dư)       +          Fe3O4             

Câu 2. Đốt một mẩu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 gam trong oxi dư thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần % khối lượng của cacbon trong mẩu than đá trên.

Câu 3. Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Tính khối lượng của những chất trong dung dịch tạo thành.

Câu 4. Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) sục vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Tính giá trị m.

Câu 5. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch D.

Câu 6. Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính nồng độ mol/lít của các chất tan trong dung dịch D.

Câu 7. Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH CM thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 19 gam hỗn hợp hai muối.

a. Tính khối lượng mỗi muối.

b. Tính nồng độ dung dịch NaOH đem dùng.

Câu 8. Nung 52,65 gam CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1,8M. Hỏi thu được muối nào? Khối lượng là bao nhiêu. Biết hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 85%.

Câu 9. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc).

Câu 10. Khử hoàn toàn 23,2 gam Fe3O4 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Tính m.

Câu 11. Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Khí thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Tính m.

Câu 12. Khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 bằng khí CO dư thu được m gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn chất rắn thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được V lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính m và V.

Câu 13. Khử hoàn toàn m gam gam Fe3O4 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn C. Hòa tan  hoàn toàn chất rắn C thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính m và V.

Câu 14. Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

Câu 15. Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng 2 oxit trong hỗn hợp đầu.

Câu 16. Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

Câu 17. Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Xác định giá trị của m.

Câu 18. Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Xác định giá trị tối thiểu của V.

Câu 19. Cho 1,344 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

Câu 20. Hoà tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào H2O thu được dung dịch A. Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được 15 gam kết tủa. Xác định giá trị của V.

Câu 21. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Xác định nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X.

Câu 22. Cho 0,448 lít khí CO2  (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.

Câu 23. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa.Tính giá trị của m.

Câu 24. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Tính giá trị của a.

Câu 25. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Tính giá trị của V.

Câu 26. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Tính khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 27. Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Xác định giá trị của V.

Câu 28. Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon. Kim cương cứng nhất trong tự nhiên, trong khi than chì mềm đến mức có thể dùng để sản xuất lõi bút chì 6B, dùng để kẻ mắt. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

A. Kim cương có cấu trúc tinh thể dạng tứ diện đều, than chì có cấu trúc lớp, trong đó khoảng cách giữa các lớp khá lớn.

B. Kim cương có liên kết cộng hoá trị bền, than chì thì không.

C. Đốt cháy kim cương hay than chì ở nhiệt độ cao đều tạo thành khí cacboniC.

D. Một nguyên nhân khác.

Câu 29. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.

C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.

D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.

Câu 30. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. 3CO   +   Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe                     

B. CO      +   Cl2   →   COCl2

C. 3CO    +   Al2O3 → 2Al  + 3CO2                          

D. 2CO    +   O2   →    2CO2

Câu 31. Công thức phân tử CaCO3 tương ứng với thành phần hoá học chính của loại đá nào sau đây:

A. đá đỏ .                   

B. đá vôi.                    

C. đá mài.                   

D. đá tổ ong.

Câu 32. Chất nào sau đây không phải là nguyên liệu của công nghiệp sản xuất xi măng ?

A. Đất sét.                  

B. Đá vôi.                   

C. Cát.                        

D. Thạch cao.

Câu 33. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất  của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A. Sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ).               

B. Sản xuất xi măng.

C. Sản xuất thuỷ tinh.                                                

D. Sản xuất thuỷ tinh hữu cơ.

Câu 34. Boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 lẫn các tạp chất là SiO2 và Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp có thể sử dụng các hoá chất nào sau đây:

A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2.                       

B. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl.

C. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4                    

D. Dung dịch NaOH đặc và axit CH3COOH.

Câu 35. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. SiO2  +   4HF  →  SiF4   +  2H2O                         

B. SiO2   +   4HCl  →   SiCl4   +   2H2O

C. SiO2  +   2C  →  Si     +  2CO                     

D. SiO2    +   2Mg    →    2MgO      +    Si

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Câu hỏi và bài tập chuyên đề Cacbon-Silic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Lam Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF