Bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Cảm nghĩ về bài văn Vượt thác trong truyện Quê Nội của Võ Quảng là tài liệu văn mẫu lớp 6 được Hoc247.net tổng hợp, biên soạn và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vượt thác để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Đoạn văn “Vượt thác” trích từ chương XI trong truyện vừa “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng, viết về cuộc sống của dân làng ven sông Thu Bồn vào những ngày sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nội dung đoạn văn tả chuyến chèo thuyền vượt thác của mấy người lên thượng nguồn để lấy gỗ về xây dựng trường làng. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
b. Thân bài
- Bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình
- Khung cảnh hai bên bờ sông được miêu tả qua cặp mắt quan sát và cảm nhận của người chèo thuyền ngược dòng từ hạ nguồn lên thượng nguồn.
- Đoạn sông ở vùng đồng bằng êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ là những bãi dâu xanh mướt.
- Càng ngược lên thượng nguồn, dòng sông càng nhiều ghềnh thác, vườn tược càng um tùm... những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt...
- Ở đoạn sông có thác dữ, nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, cảnh tượng trông rất hùng vĩ.
- Hình ảnh khoẻ khoắn, dũng mãnh của người lao động
- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả miêu tả bằng tình cảm yêu mến và trân trọng: “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”!... Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm ràng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cập mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
- Ngoài ra còn hai nhân vật thiếu niên tên là Cục và Cù Lao cùng chèo chống con thuyền vượt thác.
→ Tâm trạng hào hứng, ý chí kiên cường và vẻ đẹp khoẻ khoắn của con người thể hiện rất rõ qua đoạn trích.
c. Kết bài
- Bài văn tả vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Thu Bồn ở quê hương tác giả.
- Tác giả gửi gắm tình yêu quê hương và tình yêu con người thắm thiết vào những trang viết vừa đậm chất hiện thực, vừa giàu chất trữ tình.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn “Vượt thác” (trích trong truyện “Quê nội” của Võ Quảng).
Gợi ý làm bài
Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện “Quê nội”, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao. Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.
Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.
Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn “Vượt thác” (trích trong truyện “Quê nội” của Võ Quảng) sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)