OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển

29/02/2020 601.77 KB 236 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200229/211485859690_20200229_134212.pdf?r=5691
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của các trường THPT, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1:  Cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI đã đạt được kết quả ngoài mong muốn của con người, đó là gì?

    A.   Phát hiện ra vùng đất mới, dân tộc mới.

    B.   Phát hiện ra châu Đại Dương.

    C.   Phát hiện ra châu Mĩ .

    D.   Phát hiện ra con đường buôn bán mới.

Câu 2:  Sự ra đời và ngày càng lớn mạnh của các hội chợ ở Châu Âu trung đại nhằm mục đích gì?

    A.   Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.

    B.   Chống lại các thế lực phong kiến.

    C.   Bảo vệ thương hội.

    D.   Thúc đẩy hoạt động thương mại.

Câu 3:  Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hoá, khoa học thiên tài, người ta thường gọi là?

    A.   “những con người xuất chúng”                      B.   “những con người thông minh”

    C.   “những con người vĩ đại’’                               D.   “những con người khổng lồ”

Câu 4:  Văn hoá phục hưng đã đề cao vấn đề gì?

    A.   Khoa học tự nhiên.

    B.   Tôn giáo và văn hóa.

    C.   Khoa học- xã hội nhân văn.

    D.   Giá trị con người và tự do cá nhân.

Câu 5:  Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?

    A.   Ấn Độ và các nước phương Đông.

    B.   Nhật Bản và các nước phương Đông.

    C.   Ấn Độ và các nước phương Tây.

    D.   Trung Quốc và các nước phương Đông.

Câu 6:  Nước nào là quê hương của phong trào Văn hoá phục hưng?

    A.   Pháp                        B.   Hà Lan                        C.   Đức                              D.   I-ta-li-a

Câu 7:  Lĩnh vực nào thể hiện sự tiến bộ của khoa học kĩ thụât vào thế kỉ XV ở các nước châu Âu?

    A.  Sự hiểu biết về dự báo thời tiết .

    B.  Hiểu biết về thiên văn và du lịch.

    C.  Sự hiểu biết về địa lí, đại dương.

    D.  Sự hiểu biết về đại dương, sử dụng la bàn.

Câu 8:  Một trong những nguyên nhân dưới đây dẫn đến cuộc phát triển địa lí ở thế kỉ XV-XVI là

    A.   Do nhu cầu muốn tiến hành chiến tranh xâm lược các nước.

    B.   Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng.

    C.   Do xã hội Tây Âu nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kinh tế và xã hội.

    D.   Do khoa học- kí thuật lúc này đã có những bước tiến quan trọng.

Câu 9:  Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

    A.   Lãnh chúa phong kiến.                                    B.   Giai cấp nô lệ.

    C.   Giai cấp nông nô.                                             D.   Giai cấp nông dân tự do.

Câu 10:  Đế quốc Rô-ma hùng cứ một thời, đến năm 476 bị bộ tộc nào xâm chiếm?

    A.   Bị bộ tộc Giéc-man xâm chiếm.

    B.   Bị bộ tộc Giéc-man và Hung –nô xâm chiếm.

    C.   Bị bộ tộc Tây Gốt xâm chiếm.

    D.   Bị bộ tộc Hung-nô xâm chiếm .

Câu 11:  Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là gì?

    A.   Ăng co Vát             B.   Bay-on.                       C.   Ăng co Thom             D.   Thạt Luổng

Câu 12:  Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?

    A.   Bỏ trốn vào rừng.

    B.   Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa.

    C.   Nhẫn nhục chịu đựng.

    D.   Nổi dậy đấu tranh chống lãnh chúa.

Câu 13:  Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào?

    A.   Lãnh chúa và nông dân tự do.                        B.   Địa chủ và nông dân.

    C.   Giai cấp nông nô.                                             D.   Lãnh chúa và nông nô.

Câu 14:  Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

    A.   Đất khầu phần được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

    B.   Nông nô bị buộc chặt vào lãnh địa, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt.

    C.   Tất cả sản phẩm đều được nông nô làm ra trong lãnh địa, không có sự giao lưu buôn bán với bên ngoài.

    D.   Mỗi lãnh địa có một khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có ruộng đất, ao, hồ để cho nông nô sản xuất.

Câu 15:  Thời kì phát triển của Vương quốc Cam- pu- chia gọi là thời kì gì?

    A.   Thời kì Bay-on.                                                 B.   Thời kì thình đạt.

    C.   Thời kì hoàng kim.                                           D.   Thời kì Ăng –co.

Câu 16:  Thế nào là Văn hoá Phục hưng?

    A.   Phục hưng lại nền văn hoá phong kiến thời trung đại.

    B.   Khôi phục lại toàn bộ nền văn hoá cổ đại.

    C.   Khôi Phục tinh hoa của Hi Lạp, Rô-ma và sáng tạo nền văn hoá mới.

    D.   Khôi phục lại những gì đã mất của văn hoá.

PHẦN TỰ LUẬN:   (6đ)

Câu 1: Tiền đề, diễn biến và hệ quả của phát kiến địa lí?         (3đ)

Câu 2: Nguyên nhân ra đời, tổ chức và vai trò của thành thị trung đại?  (3đ)

 

ĐỀ SỐ 2:

PHẦN TRẮC NGHIỆM:   

Câu 1:   Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại vì

    A.  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.

    B.  là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây.

    C.  có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn thợ làm việc.

    D.  là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại.

Câu 2:  Người phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra nhiều loại chữ, ngoại trừ

    A.  chữ tượng hình.                                                  B.  chữ tượng ý.

    C.  hệ chữ cái A, B, C.                                             D.  chữ tượng thanh

Câu 3:  Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

    A.  quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

    B.  vua, quý tộc, nô lệ.

    C.  chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

    D.  quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 4:  Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

    A.  biết chế tác đồ gốm.                                          B.  biết cách tạo ra lửa.

    C.  biết trồng trọt và chăn nuôi.                            D.  biết chế tác công cụ lao động.

Câu 5:  Tư hữu xuất hiện là do

    A. điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    B. một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm của xã hội làm của riêng.

    C. của cải làm ra quá nhiều, không thể dùng hết.

    D. sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.

Câu 6:  Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là

    A. luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

    B. tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

    C. năng suất lao động vươt xa thời kì đồ đá.

    D. con người có thể khai phá những vùng đất mới.

Câu 7:  Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông

    A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

    B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

    C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

    D. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

Câu 8: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

    A.  công xã.                   B.  bộ lạc.                          C.  làng bản.                      D.  thị tộc.

Câu 9:  Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là

    A.  phố xá, nhà thờ.                                                 B.  sân vận động, nhà hát.

    C.  bến cảng.                                                             D.  vùng đất trồng trọt xung quanh.

Câu 10:  Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

    A.  Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

    B.  Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.

    C.  Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

    D.  Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

Câu 11:  Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là do

    A.  nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.

    B.  nhu cầu phát triển kinh tế.

    C.  nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.

    D.  nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.

Câu 12:  Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là

    A.  dân chủ nhân dân.                                             B.  dân chủ quý tộc.

    C.  dân chủ chủ nô.                                                 D.  dân chủ tư sản.

Câu 13:  Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là

    A. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình,tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.

    B. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

    C. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.

    D. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

Câu 14:  Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?

    A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.

    B. Sinh sống theo bầy đàn.

    C. Mọi của cải đều là của chung.

    D. Công bằng, bình đẳng.

Câu 15:  Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là

    A.  làm gốm, dệt vải.                                               B.  nông nghiệp thâm canh.

    C.  chăn nuôi gia súc và đánh cá.                          D.  thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 16:  Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn

    A.  Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

    B.  Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.

    C.  Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

    D.  Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc  phong kiến? Nhận xét?  ( 4đ )

Câu 2: Trình bày sự phát triển của chế độ phong kiến thời Đường? (2đ)

 

---(Để xem nội dung phần còn lại của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập và chọn chức năng tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020 Trường THPT Phan Ngọc Hiển, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF