OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Võ Chí Công

08/06/2020 939.39 KB 223 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200608/868059395995_20200608_152326.pdf?r=776
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn Hóa học 10 năm 2020 được bên soạn và tổng hợp từ Trường THPT Võ Chí Công. Tài liệu bao gồm các câu hỏi được tổng hợp dưới đây hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

 

 
 

TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 4

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

A. TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm - 20 câu)

Câu 1: Cho giá trị độ âm điện của H; N; Cl; O lần lượt là: 2,2; 3,04; 3,16; 3,44. Phân tử có độ phân cực liên kết cao nhất là

A. N2O.                                B. HCl.                            C. Cl23.                         D. H2O.

Câu 2: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A. nhóm kim loại kiềm.                                                 B. nhóm khí hiếm.

C. nhóm halogen.                                                          D. nhóm kim loại kiềm thổ.

Câu 3: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X thuộc ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.

B. X thuộc ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA.

C. X thuộc ô thứ 18, chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc ô thứ 20, chu kì 3, nhóm IIA.

D. X thuộc ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA; Y thuộc ô thứ 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 4: Câu 4: 0Số oxi hóa của S trong các phân tử và ion sau: Al2S3, SO32–, FeSO4, SF6 lần lượt là:

A. +2, +4, +6, +6.                B. -2, +4, +6, +6.             C. -2,+4, +6, -6.               D. -2, +6, +6, +6.

Câu 5: Phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A. Cl2 + H2 → 2HCl.                                                   B. 2Na + 2H2O →  2NaOH  + H2.

C. CuO + 2HCl →  CuCl2  + H2O.                              D. 4NH3 + 5O2  → 4NO + 6H2O.

Câu 6: Bán kính của các ion và nguyên tử: 17Cl18Ar,  20Ca2+ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là

A. Ca2+, Ar, Cl.                   B. Cl, Ca2+, Ar.              C. Cl, Ar, Ca2+.              D. Ar, Cl, Ca2+.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:     

(1) Số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron trong hạt nhân nguyên tử.

(2) Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 1 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.

(3) Nguyên tử của tất cả các nguyên tố nhóm A đều có số electron ở lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

(4) Tất cả các nguyên tố nhóm VIIIA đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử.

(5) Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 8: Phân lớp 4f có số electron tối đa là

A. 2.                                     B. 14.                               C. 10.                               D. 6.

Câu 9: Cacbon có 2 đồng vị là: \({}_6^{12}C\) và \({}_6^{13}C\) oxi có 3 đồng vị là: \({}_8^{16}O\) , \({}_8^{17}O\) và \({}_8^{18}O\). Số loại phân tử CO2 được tạo nên từ các đồng vị trên tối đa là

A. 9.                                     B. 12.                               C. 6.                               D. 3.

Câu 10: Electron cuối cùng (có mức năng lượng cao nhất) của nguyên tử nguyên tố M điền vào phân lớp 4s1. Vị trí của nguyên tố M (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 4, nhóm IB.                                                  B. Chu kì 4, nhóm VIA.

C. Chu kì 4, nhóm IA.                                                 D. Chu kì 4, nhóm VIB.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M trong dung dịch HCl vừa đủ thì thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 4,4 gam. Kim loại M là

A. Mg (M = 24).                   B. Zn (M = 65).               C. Ca (M = 40).               D. Fe (M = 56).

Câu 12: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X có Z=24 là

A. 1s22s22p63s23p64s23d4.                                           B. 1s22s22p63s23p63d54s1.

C. 1s22s22p63s23p64s13d5.                                           D. 1s22s22p63s23p63d44s2.

Câu 13: Cho nguyên tố X có Z = 15 và nguyên tố Y có Z = 19. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. X và Y đều là phi kim.                                            B. X là kim loại, Y là phi kim.

C. X và Y đều là kim loại.                                            D. X là phi kim, Y là kim loại.

Câu 14: Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu , trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về khối lượng. Số nguyên tử 63Cu có trong 28,616 gam Cu2O là (Cho O = 16 ; số Avogađro = 6,023.1023)

A. 4,3968. 1023.                   B. 8,7936.1023.                C. 1,5787.1023.                D. 1,7587.1023.

Câu 15: Phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của hai nguyên tử X, Y lần lượt là 4s và 3p. Tổng số electron của hai phân lớp này là 5 và hiệu số electron của hai phân lớp này là 3. Điện tích hạt nhân nguyên tử của X và Y lần lượt là:

A. 19+, 16+.                         B. 16+, 19+.                    C. 24+, 16+.                    D. 29+, 16+.

Câu 16: Phản ứng mà trong đó HCl đóng vai trò chất khử là

A. MnO2 + 4HCl  → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.                B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

C. HCl + NaOH →  NaCl + H2O.                               D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.

Câu 17: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất khí của R với hiđro thì R chiếm 91,18 % về khối lượng. Nguyên tố R là

A. Sb (M=122).                    B. N (M=14).                   C. P (M=31).                   D. As (M=75).

Câu 18: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim giảm dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại giảm dần.

D. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Câu 19: Dãy gồm các chất mà trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là:

A. HCl, N2, H2S.                  B. O2, H2O, H2S.             C. H2O, HCl, NH3.         D. HF, Cl2, H2O.

Câu 20: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử: 9F, 16S, 8O. Dãy thứ tự đúng về tính phi kim giảm dần là

A. S > F > O.                        B.  F > O > S.                  C.  F > S > O.                  D.  S > O > F.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

A. TRẮC NGHIỆM: (5điểm )

Câu 1: Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. tăng dần              B. giảm dần                C. không thay đổi.                   D. Cả B và C đều đúng

Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử của Na :1s22s22p63s1. Trong bảng tuần hoàn Na thuộc nhóm :

A. nhóm IIA.           B. nhóm IA.               C. nhóm IB                               D. nhóm IIB.

Câu 3: Các nguyên tố Na (Z= 11), Mg (Z = 12), Al (Z=13) (ở chu kì 3) được xếp theo thứ tự giảm dần tính kim loại là :

A. Mg, Na, Al         B. Na, Al, Mg          C. Na, Mg, Al                              D. Al, Mg, Na

Câu 4: Liên kết cộng hoá trị là liên kết hoá học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng: 

A. một electron chung.                        B. sự cho-nhận electron. 

C. một cặp electron chung.                 D. một hay nhiều cặp electron chung

câu 5: Số oxi hóa của  N trong NH3, NO2 lần lượt là :

A.  - 3, +4              B.  -3, -4.                   C. +3, +4                                       D. +4, – 3

Câu 6: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất ?

A. H2                      B. CH4                      C. HCl                                           D. N2

Câu 7: Trong phản ứng : C   +  4HNO3 →  CO2 +  4NO2 + 2H2O. Vai trò của C trong phản ứng:

A. là chất oxi hóa

B. là chất khử

C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử .

D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử

Câu 8: Nguyên tố F có Z = 9. Cấu hình electron nguyên tử của flo là:

A. 1s22s2 2p5                                  B. 1s2 2s2 3p5.

C. 1s2 2s32p5                                                   D. 1s2 2s2 2p6

Câu 9: Nếu nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2 thì cấu hình electron của cation X2+  là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4                                                           B. 1s2 2s2 2p6 3s23p64s24p2      

 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2                                                 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6           

Câu 10: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. proton và electron.                                       B. nơtron và electron.

C. nơtron, proton và electron .                          D. nơtron, proton

Câu 11:  Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố R chiếm 25,93% về khối lượng. Nguyên tố đó là

A. As  (M = 75)                  B. Si  ( M= 28)            C. N  (M = 14)            D. P (M = 31)

Câu 12: Cho các ion sau: Cl- , NO3- , Fe3+. Các ion đơn nguyên tử là:

A. Cl- , NO3-                       B. NO3- , Fe3+              C. Fe3+ , Cl-                 D. Cl- , NO3- , Fe3+.

Câu 13: Trong một nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì tính kim loại của các nguyên tố :

A. tăng dần.                                    C. không thay đổi.

B. giảm dần.                                   D. Cả B và C đều đúng

Câu 14:  Phân lớp d chứa tối đa số electron là:

A. 8                                 B. 10                            C. 6                            D. 2.

Câu 15: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5 . Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R có công thức phân tử là:

A. RH4                            B. RH2                        C. RH                          D. RH3

Câu 16: Cho các nguyên tử: \({}_8^{16}X,{}_{19}^{39}Y,{}_8^{17}Z,{}_{11}^{23}T\). Các cặp nguyên tử là đồng vị của nhau:

A. \({}_8^{16}X,{}_{19}^{39}Y\)                  

B. \({}_{19}^{39}Y,{}_8^{17}Z\)                   

C. \({}_8^{16}X,{}_8^{17}Z\)

D. \({}_8^{17}Z,{}_{11}^{23}T\)

Câu 17: Cho ký hiệu nguyên tử \({}_{11}^{23}X\)  , nguyên tử X có: 

A. 11 electron, 12 notron                               B. 11 proton, 11 notron 

C. 12 proton, 12 electron                               D. 11 proton, 12 eletron

Câu 18: Cấu hình electron của ion X  là:1s22s22p6. Vị trí của X trong Bảng tuần hoàn là :

A. chu kì 2, nhóm VIIIA                                B. chu kì 2, nhóm VIA

C. chu kì 2, nhóm VIIA                                  D.  chu kì 2, nhóm IIA

Câu 19: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là:

A. Tạo ra chất kết tủa

B. Tạo ra chất khí

C. Có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố

D. Có sự thay dổi màu sác của chất

Câu 20:  Cho các phản ứng sau, phản ứng nào Không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử ?

A.  2Na + Cl2 → 2NaCl

B.  Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

C.  CuO   + 2HCl → CuCl2 + H2O

D.  3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 +  2NO + 4H2O

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 4 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Võ Chí Công, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF