OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lương Văn Tri

23/03/2021 1.02 MB 359 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210323/501517142506_20210323_182815.pdf?r=5242
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Lương Văn Tri, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả

 

 
 

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TRI

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những thanh niên trong tổ chức nào để lập ra Cộng sản đoàn?

A. Tâm tâm xã.                                        

B. Tân việt Cách mạng đảng

C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.       

D. Việt Nam Quốc dân đảng

Câu 2. Ngay sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia thành lập tổ chức chính trị nào tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.                         

B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

C. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.        

D. Tân Việt cách mạng đảng

Câu 3. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc?

A. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước

B. Chủ trương phong trào "Vô sản hóa"

C. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu - Trung Quốc; ra báo "Thanh niên"

D. Phong trào bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và cưa Bến Thủy

Câu 4.  Khuynh hướng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:

A. Khuynh hướng dân chủ tư sản.                

B. Khuynh hướng vô sản.

C. Khuynh hướng tư sản.                        

D. Kết hợp giữa khuynh hướng vô sản với tư sản.

 Câu 5. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là:

A. Báo "Người cùng khổ"                                

B. Tác phẩm "Đường Kách mệnh"

C. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp"        

D. Báo Thanh niên        

Câu 6. Phong trào "Vô sản hóa" có nhiệm vụ chủ yếu là gì?

A. Làm cho phong trào yêu nước phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa

B. Đưa hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tự rèn luyện và tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân

C. Tăng số lượng hội viên nhanh chóng 

D. Tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 7. Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dấn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản Đảng.                

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

C. An Nam Cộng sản Đảng                        

D. Đảng Cộng sản  Việt Nam.

Câu 8. Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng

B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn

C. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn

D. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Câu 9. Báo "Búa liềm" là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?

A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.        

B. An Nam Cộng sản đảng.                

C. Đông Dương Cộng sản đảng                

D. Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 10. Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1926 - 1929 có ý nghĩa như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Là nhân tố tích cực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức cộng sản, để đến đầu năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Phong trào phát triển mạnh mẽ có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc, có sức thu hút các lực lượng xã hội khác tham gia thành lập Đảng Cộng sản

C. Phong trào công nhân càng lên cao, ý thức giai cấp càng rõ rệt và giai cấp công nhân trưởng thành nhanh chóng khi Đảng Cộng sản ra đời năm 1930

D. Phong trào công nhân phát triển cùng với sự tăng nhanh của các cuộc bãi công, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá và Đảng Cộng sản ra đời

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) gây ra đối với xã hội Việt Nam là

A. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

B. mâu thuẫn xã hội sâu sắc, phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

C. nông dân phải chịu cảnh sưu cao, lãi nặng, giá nông phẩm thấp.

D. nhiều công nhân bị sa thải, người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã tác động gì đến Việt Nam?

A. Bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.

B. Đời sống nhân dân Việt Nam cơ cực, đói khổ.

C. Kinh tế Việt Nam suy sup và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào Việt Nam

Câu 3. Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 - 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào?

A. Tư sản với chính quyền thực dân Pháp

B. Nông dân với địa chủ phong kiến

C. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến

D. Công nhân với tư sản Pháp và tư sản mại bản

Câu 4. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là khẩu hiệu nào?

A. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày"

B. "Tự do dân chủ" và " Cơm áo hòa bình"

C. "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian" và "Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến"

D. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít"

Câu 5. Hình thức đấu tranh của nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh là gì?

A. Mít tinh.                                        

B. Biểu tình có vũ trang

C. Đưa yêu cầu cải thiện đời sống                

D. Khởi nghĩa vũ trang

Câu 6. Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh được gọi là:

A. Hồng vệ binh.                

B. Hồng quân.                

C. Tự vệ đỏ.                

D. Cận vệ đỏ

Câu 7. Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930-1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?

A. Phong trào diễn ra khắp cả nước

B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để

D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc

Câu 8. Cuộc đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã làm cho chính quyền thực dân ở đây như thế nào?

A. Tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã

B. Sụp đổ hoàn toàn từ huyện đến tỉnh

C. Vẫn đứng vững

D. Được xây dựng và củng cố mạnh hơn

Câu 9. Chính sách tiến bộ nhất về kinh tế mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện là gì?

A. Xóa nợ cho người nghèo, khuyến khích sản xuất

B. Lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất

C. Chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông

D. Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ một số thuế vô lí

Câu 10. Tổ chức nào được thành lập trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Hội Phản đế đồng minh

B. Mặt trận Đồng minh phản đế Đông Dương

C. Mặt trận Dân tộc Thống nhất phản đế Đông Dương

D. Hội cày

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

B. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

C. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.

D. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

Câu 2. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có những chủ trương gì?

A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước

B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước

C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản

D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa

Câu 3. Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).

B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).

C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).

D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).

Câu 4. Sự kiện lịch sử nào chi phối tình hình thế giới và trong nước những năm 1936 – 1939?

A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh đế quốc.

B. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935).

C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp (1936).

D. Nhật Bản mở rộng xâm lược ra khu vực Đông Nam Á.

 Câu 5. Lý do chuyển hướng chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là?

A. Sự chỉ đạo của Quốc Tế Cộng Sản

B. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.

C. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.

D. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.

Câu 6. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong giai đoạn 1936 – 1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tháng 7 – 1935.

B. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.

C. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng mạnh lên.

Câu 7. Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là?

A. Đánh đổ Đế quốc Pháp.

B. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D. Tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật.

Câu 8. Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 - 1939 ?

A. Thực dân Pháp nói chung.                        

B. Địa chủ phong kiến

C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai                

D. Các quan lại của triều đình Huế

Câu 9. Năm 1936, Đảng đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 10. Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành ?

A. Mặt trận dân tộc phản đế đồng minh.

B. Hội phản đế đồng minh.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. rút vào bí mật, chuẩn bị cho một cao trào mới.

B. đòi Pháp phải trả ngay lập tức độc lập cho Việt Nam.

C. liên minh với Nhật để chống Pháp.

D. phát động quần chúng tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 2. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 là gì?

A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.

C. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam.

D. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam.

Câu 3. Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc

B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp - Nhật sâu sắc

C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

Câu 4. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) đã xác định về nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này như thế nào?

A. Đặt  nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu

B. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh

C. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách

D. Đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

Câu 5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tháng 11/1939 đã khẳng định vấn đề gì?

A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kì đấu tranh vũ trang chống đế quốc.

B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam phải tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập trung chổng đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày.

D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Câu 6. Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.

B. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.

C. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Dông Dương.

D. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.

Câu 7. Hội nghị  Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập

A. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 8. Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

A. Cao Bằng.                

B. Tuyên Quang.                 

C. Lạng Sơn.                        

D. Bắc cạn

Câu 9. Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5 - 1941), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Liên Việt                        

B. Mặt trận Đồng Minh

C. Việt Nam Độc lập Đồng minh        

D. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương

Câu 10. Vì sao Hội nghị Trung ướng Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc

B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.

C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân

D. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Quân đội Đồng minh các nước vào nước ta sau năm 1945 là

A. quân Anh, quân Mĩ                                        

B. quân Pháp, quân Anh

C. Quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc                

D. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 2. Tình hình tài chính nước ta sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám như thế nào?

A. Tài chính bước đầu được xây dựng.                        

B. Ngân sách Nhà nước trống rỗng.

C. Tài chính phát triển.                                        

D. Tài chính lệ thuộc vào Nhật – Pháp.

Câu 3. Tàn dư văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám là

A. Văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.                        

B. Văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.

C. Văn hóa mang nặng tư tưởng phát xít.                

D. hơn 90% dân số không biết chữ.

Câu 4. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau cách mạng tháng Tám là

A. Giải quyết vấn đề tài chính.                                

B. Giải quyết nạn đó, dốt.

C. Giải quyết nạn đói, dốt và khó khăn tài chính.        

D. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản.

Câu 5. Ngày 8 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ gì?

A. Cải cách giáo dục.   

B. Khai giảng các bậc học.        

C. Chống giặc dốt.          

D. Bổ túc văn hóa.

Câu 6. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, trong đó nguy hiểm nhất là

A. quân Trung Hoa Dân Quốc.                                

B. thực dân Pháp.

C. đế quốc Anh.                                                

D. phát xít Nhật.

Câu 7. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.                        

B. giặc dốt.                        

C. tài chính.                

D. giặc ngoại xâm.

Câu 8. Các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám đều có âm mưu

A. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim.        

B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.

C. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược.        

D. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.

Câu 9. Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.

D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ.

Câu 10. Ngày 6 – 1 – 1946 ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; thành lập Ủy ban hành chính các cấp.

C. Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

D. Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lương Văn Tri. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF