OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Kỳ Anh

16/04/2021 1.15 MB 1343 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210416/41893138339_20210416_092357.pdf?r=3734
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 trường THPT Kỳ Anh. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi HK2 lớp 12 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THPT KỲ ANH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

 (Tian Dayton, Ph. D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 129)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả  Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi?

Câu 3. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.  

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1:

Phương thức biểu  đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Theo tác giả

 - Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.

- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi”, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC- HIỂU (3, 0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”.

(Trích Viết bên bờ Loiret- Trịnh Công Sơn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: “Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận”?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: “Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái”  Vì sao?

II. LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc- hiểu, Anh/ chị viết một đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: (0,5 điểm)

Nội dung chính đoạn trích: Đoạn trích là lời cầu khẩn tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Biện pháp so sánh: Những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận (0,5 điểm)

- Hiệu quả nghệ thuật:

+ Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh gợi cảm (0,25 điểm).

+ Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau (0,25 điểm).

Câu 4: (1,0 điểm) Nêu rõ quan điểm đồng tình hay không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục.

+ Đồng tình: Cuộc sống hiện đại ngày nay làm ch con người xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.

(Phạm Thị Ly)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính  của văn bản trên.  Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp? 

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? 

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Việt qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

- Văn bản trên được trình bày theo cách thức: diễn dịch.

Câu 2: Học sinh xác định chính xác 2 trong 3 thao tác lập luận sau đây: giải thích, phân tích, bình luận.

Câu 3:

- Theo tác giả bài viết có 03 yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời: năng lực trí tuệ, giá trị, tầm nhìn.

- Yếu tố mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được: Tầm nhìn dài hạn.

Câu 4:

- Học sinh có thể trả lời: đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình 

- Lí giải: phải hợp lí và thuyết phục với cách lựa chọn của bản thân.

- Gợi ý làm bài:

+ Nếu lựa chọn đúng đắn dựa trên năng lực của bản thân và đam mê…, con người sẽ dễ dàng đi đến thành công và hạnh phúc… Nếu lựa chọn sai lầm: con người có thể sẽ phải trả giá…

+ Tuy nhiên, lựa chọn đúng đắn chỉ là một trong những yếu tố giúp con người thành công. Muốn đạt được những thành tựu, chúng ta cần phải có sự cố gắng, ý chí, nghị lực, niềm tin….

PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về lòng nhân ái của con người?

* Giới thiệu: Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

* Giải thích: Lòng nhân ái là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

* Chứng minh: 

- Tại sao chúng ta phải có lòng nhân ái?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có.

+ Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

---(Đáp án đầy đủ của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU: (4.0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại (…)

Tôi nộp hồ sơ xin  việc  ở nhiều  nơi,  và  trong suốt 6  tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái  lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa. Sự thất bại trong  việc  tìm  việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm  tốt hơn nữa.  Tôi đã dành  một năm  tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng  mảng. Tôi  cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg một chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế. Gần 6 năm học tiến sĩ là một  thời kỳ gian  khổ, đặc biệt là  trong giai đoạn làm luận án. (…)

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc  cho  một  Quỹ đầu  tư  lớn  nhất  nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này.(…) Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi. Nhưng chính nhờ thất bại này,  sự nghiệp  của  tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu  của mình  xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực  giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những  thất bại lớn.  Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng  giống như  tôi  ra  trường  hồi 15  năm  trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những  thất bại sẽ  làm các  bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ  làm các bạn  mất niềm tin và  gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến  mức ước như mình chưa  bao giờ được  sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.

Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (…)

(Trích Bài diễn văn gây chấn động cộng đồng mạng của Tiến sỹ Trần Vinh Dự; nguồn batdongsanexpress.vn)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều  kiện được học tập, có  người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức  là gặp  may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì  cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập  rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng  có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không  tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ  quan  mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp.  Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 2, tr.11-12)

1. Theo tác giả, mấu chốt của thành đạt là ở đâu?

2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3. Thao tác lập luận chủ yếu  được sử dụng trong văn bản?

4. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của anh  (chị) về vai trò của  ý chí, nghị lực đối với sự thành công của mỗi người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Kỳ Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF