OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quý Lộc

04/01/2023 1.39 MB 225 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230104/750779895272_20230104_155645.pdf?r=5830
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tài liệu hữu ích Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 6 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quý Lộc đã được HOC247 biên soạn. Thông qua tài liệu này sẽ giúp quý thầy, cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Đồng thời, các em còn được tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm bài cho kì thi Học kì 1. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì sắp tới!

 

 
 

TRƯỜNG THCS QUÝ LỘC

ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: GDCD 6 KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm):

Câu 1: Một trong số các truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam là

A. mê tín dị đoan.

B. thờ cúng tổ tiên.

C. tảo hôn.

D. cướp vợ.

Câu 2: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ giúp chúng ta 

A. có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

B. không phải lo về việc làm.

C. có rất nhiều bạn bè trong đời sống.

D. có thêm tiền tiết kiệm. 

Câu 3: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

A. Yêu thương con người.

B. Giúp đỡ người khác.

C. Thương hại người khác.

D. Đồng cảm và thương hại.

Câu 4: Lòng yêu thương con người

A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.

B. làm những điều có hại cho người khác.

C. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.

D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

Câu 5: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

A. Kiên trì.

B. Trung thực.

C. Siêng năng.

D. Tự giác.

Câu 6: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là

A. thường xuyên nghỉ học.

B. chỉ làm một số bài tập.

C. gặp bài khó hay nản lòng.

D. chăm chỉ học và làm bài.

Câu 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?

A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy.

B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.

C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.

D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn.

Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.

B. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.

C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.

D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

Câu 9: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là gì?

A. Tự tin.

B. Tự kỉ.

C. Tự chủ.

D. Tự lập.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

B. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. tự giải quyết vấn đề của mình, dám đương đầu với khó khăn.

Câu 11: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân được gọi là gì?

A. Ttự trọng.

B. Tự nhận thức về bản thân.

C. Có kĩ năng sống.

D. Thông minh.

Câu 12: Một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân là

A. nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

B. bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

D. sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

II. Tự luận (7 điểm):

Câu 1 (2,5 điểm):

a) Em hãy nêu ít nhất 2 biểu hiện của tôn trọng sự thật trong cuộc sống.

b) Có ý kiến cho rằng “Chỉ cần nói thật với bố mẹ, thầy cô còn không cần nói thật với những người khác”, em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2 (3,0 điểm):

Lan là học sinh mới chuyển đến lớp 8H. Nhà Lan ở gần trường nhưng trong tuần đầu tiên vào lớp, Lan đã đi học muộn hai lần. Thấy vậy, lớp trưởng hỏi Lan lí do đi muộn, Lan trả lời: “Tại bố mẹ tớ đi làm sớm, không có ai gọi dậy nên tớ không đi học đúng giờ được”.

a) Em có nhận xét gì về Lan?

b) Nếu em là Lan, em sẽ làm gì để có thể tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức?

Câu 3 (1,5 điểm):

Hãy chỉ ra điểm yếu của em trong học tập và trình bày những việc em đã làm để khắc phục điểm yếu đó.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1. Trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

A

C

C

D

B

A

D

D

B

C

2. Tự luận (7 điểm)

Câu

Gợi ý đáp án

Điểm

1

 

2,5 điểm

a)

Học sinh nêu được 2 biểu hiện đúng của tôn trọng sự thật trong cuộc sống trở lên.

1,0 (Mỗi biểu hiện đúng được 0,5 điểm)

b)

* Không tán thành với ý kiến trên.

* Giải thích:

- Ngoài nói thật với bố mẹ, thầy cô ra, chúng ta còn cần nói thật với những người có trách nhiệm xử lí các vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà mỗi người chứng kiến, bắt gặp.

- Lấy ví dụ như nói thật với các chú công an khi chứng kiến hành vi phạm pháp của một ai đó…

0,5

 

0,75

 

 

 

0,25 (Học sinh lấy ví dụ đúng là được điểm)

2

 

3,0 điểm

a)

* Lan là người chưa biết tự lập trong cuộc sống.

Giải thích:

- Là học sinh lớp 8 nhưng Lan chưa tự thức dậy để đi học đúng giờ.

- Tự thức dậy vào buổi sáng là việc Lan có thể tự làm nhưng Lan vẫn phụ thuộc vào bố mẹ điều đó sẽ dẫn đến Lan có thói quen ỷ lại, không tự giải quyết công việc của chính mình.

- Việc làm của Lan còn ảnh hưởng đến tập thể, khiến mọi người khó tin tưởng Lan và khó hòa đồng với Lan hơn.

0,25

0,75

b)

Học sinh nêu đúng 2 việc mà mình đã làm để tự dậy sớm và đi học đúng giờ mà không cần bố mẹ đánh thức.

1,0 (Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm)

3

 

1,5 điểm

 

* Học sinh chỉ ra được ít nhất 1 điểm yếu trong học tập.

* Học sinh trình bày được ít nhất 2 việc đã làm để khắc phục điểm yếu trong học tập của bản thân.

0,5

1,0 (Mỗi việc làm đúng được 0,5 điểm)

2. Đề số 2

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUÝ LỘC- ĐỀ 02

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng

Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác.

B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. nhà nước ban hành và thực hiện. 

D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 2: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào?

A. Yêu thương con người.

B. Tự nhận thức bản thân.

C. Siêng năng, kiên trì.

D. Tự chủ, tự lập

Câu 3: Trái với siêng năng, kiên trì là

A. tự ti, nhút nhát.

B.  lười nhác, ỷ lại.

C.  tự giác, miệt mài làm việc

D.  Biết hi sinh vì người khác.

Câu 4: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

A. Tôn trọng sự thật.              B. Tiết kiệm.              C. Sự thật.                D. Khiêm tốn

Câu 5: Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là?

A. Khiêm tốn.                         B. Sự thật.                C. Công bằng.           D. Liêm sỉ.

Câu 6: Đối lập với tôn trọng sự thật là

A. Giả dối.                              B. Ỷ nại.                   C. Siêng năng.          D.Trung thực.

Câu 7: Đối lập với tự lập là :

A. Tự tin.                               B. Ích kỉ.                   C. Tự chủ.                 D. Ỷ nại.

Câu 8: Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính

A. trung thành.                       B. trung thực.           C. tự lập.                  D. tiết kiệm.

Câu 9: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống. 

B. An nhàn, không phải làm việc gì.

C. Thường xuyên phải nhờ người khác.

D. Luôn bị động trước mọi công việc.

Câu 10: Cá nhân biết nhận thức đúng đắn bản thân mình sẽ giúp mỗi người

A. nhận ra điểm mạnh của chính mình. 

B. biết luồn lách làm việc xấu.

C. biết cách ứng phó khi vi phạm.

D. bị mọi người trù giập, ghét bỏ.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân là

A. biết nhìn nhận đánh giá tương đối về bản thân mình( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)

B. biết nhìn nhận đánh giá đúng về người khác( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)

C. biết nhìn nhận đánh giá hợp lý về bản thân mình( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)

D. biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân mình( khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)

Câu 12: Để tự nhận thức về bản thân, mỗi người cần phải

A. tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

B. không tham gia các hoạt động xã hội.

C. luôn ỷ nại công việc vào anh chị làm giúp.

D. luôn dựa vào người khác để làm việc

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

- Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

A

A

C

B

A

D

C

A

A

A

A

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Để trở thành người có tính tự lập thì học sinh cần rèn luyện:

+ Luôn tự tin. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.

+ Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

+ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

+ Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ.

+ Tự giác tham gia các công việc ở trường như: Trực nhật lớp, hoạt động tập thể

 

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

- Những biểu hiện trái với tính tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày là:

+ Tự ti, gặp khó khăn thử thách chùn bước, không có ý chí nỗ lực vươn lên.

+ Quá ỷ lại hoặc dựa dẫm vào bố mẹ và người khác; không làm được những công việc cá nhânlười biếng trong học tập và lao động,…

 

 

0,25

 

 

0,25

Câu 2

(3,0 điểm)

a. - Phương là người luôn tôn trọng sự thật, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thái độ khéo léo và hợp lý trong giải quyết công việc. Việc làm của Phương giúp cho các bạn trong lớp tiến bộ, kỷ luật.

- Một số bạn trong lớp không đồng ý với việc làm của Phương và đề nghị thay lớp trưởng là không tôn trong sự thật, ý kiến mang tính cá nhân, việc làm này của một số bạn ảnh hưởng đến nề nếp và kỷ luật của cả lớp.

1,5 điểm

- Chứng kiến một số bạn có ý kiến đề nghị thay đổi lớp trưởng, em sẽ:

+ Có ý kiến bảo vệ việc làm đúng của Phương và không đồng ý với ý kiến của một số bạn trong lớp. Giải thích để cả lớp hiểu.

+ Nếu một số bạn ấy vẫn còn giữ ý kiến trên, em sẽ báo cáo cho cô giáo chủ nhiệm biết để có cách giải quyết.

1,5 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- HS lấy được 2 ví dụ về bản thân hoặc bạn của mình biết tự nhận thức bản thân:

1 điểm

3. Đề số 3

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUÝ LỘC- ĐỀ 03

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm - mỗi câu đúng đạt 0,25đ)

Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình

Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên .

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

D. Không tham gia hoạt động của lớp

Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba.

B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đá bóng dưới lòng đường.

D. Đi học đúng giờ .

Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt

D. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐÁP ÁN

B

C

D

B

A

D

C

CÂU

8

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-G

5-E

II. TỰ LUẬN:(7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

1

a. Mi là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt..

1,0

 

 

 

1,0

 

 

2

a/ - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.

- Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội qui trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm.

b/ - Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ.

0,5

0,5

 

 

1,0

 

3

a/ Nhận xét:

- Hành vi của Hoa đúng là không đúng, là ích kỉ.

- Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.

- Nếu ai cũng như Hoa thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ

b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ:

- Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường

- Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức.

- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp

1,0

 

 

 

 

1,0

 

4

- Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ...)

- Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ...

0,5

0,5

4. Đề số 4

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUÝ LỘC- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM: (3đ)

Câu 1: Chọn ý đúng nhất bằng cách ghi đáp án đúng vào bài làm

1. Ý nào dưới đây em cho là chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?

a. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.

b. Luyện tập thể dục hằng ngày.

c. Súc miệng nước muối mỗi sáng.

d. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.

2. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tiết kiệm?

a. Ăn diện theo mốt.

b. Bỏ thừa không ăn hết suất cơm.

c. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

d. Bị ốm nhưng không mua thuốc chữa bệnh, để bệnh tự khỏi.

3. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện thiếu lễ độ với mọi người?

a. Chào hỏi người lớn tuổi.

b. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

c. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

d. Ngắt lời khi người khác đang nói.

4. Hãy cho biết hành vi nào dưới đây là vô kỉ luật?

a. Đi học đúng giờ.

b. Làm việc riêng trong giờ học.

c. Viết giấy xin phép nghỉ học khi bị ốm.

d. Thực hiện đầy đủ các nội quy của trường, lớp.

Câu 2: (1đ)

Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây?

Hành vi, việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

   

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

   

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

   

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

   

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: 2 Điểm Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Ý đúng

a

c

d

b

Câu 2: Mỗi ý đúng cho 0, 25 điểm

Em đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi, việc làm nào dưới đây?

Hành vi, việc làm

Đồng tình

Không đồng tình

a. Nói chuyện riêng trong lớp học

 

X

b. Đổ rác đúng nơi quy định.

X

 

c. Giữ trật tự ở nơi công cộng.

X

 

d. Ngồi vắt chân lên ghế.

 

X

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

3 điểm

- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác miệt mài, thường xuyên, đều đặn

- Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.

- Liên hệ đúng: Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập; Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình; sống gọn gàng, ngăn nắp; …

1

 

1

 

1

Câu 2

2 điểm

- Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.

- Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.

1

 

 

1

Câu 3

2 điểm

- Không đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Hải, vì Hải đã để nước chảy tràn lan, gây lãng phí không cần thiết. Hải đã không có đức tính tiết kiệm.

- Dù giá nước có rẻ cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện, vì Nhà nước đang yêu cầu nhân dân tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

1

 

 

1

5. Đề số 5

ĐỀ THI HK1 MÔN GDCD 6 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUÝ LỘC- ĐỀ 05

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Sự thật là:

A. Những gì có thật trong cuộc sống.

B. Những điều phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.

C. Những điều theo đúng pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Đối lập với tự lập là:

A. Ỷ lại

B. Ích kỉ.

C. Tự chủ.

D. Tự tin.

Câu 3. Khi không hiểu rõ về bản thân mình, chúng ta sẽ dẫn đến những sai lầm nào:

A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.

B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh.

C. Thiếu cơ sở cho việc ra quyết định.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật:

A. Thấy An xem tài liệu trong giờ kiểm tra môn Văn, Lan giả vờ như không nhìn thấy.

B. Trung chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Tùng.

C. Minh đã sửa điểm trong bài kiểm tra Toán để không bị mẹ mắng.

D. Hằng rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao hơn.

Câu 5: Hoạt động thể hiện có tính tự lập:

A. Nhờ bạn chép bài hộ.

B. Ở nhà chơi, không, giúp cha mẹ làm việc nhà.

C. Tự giặt quần áo của mình.

D. Gặp bài khó, giở sách hướng dẫn ra chép.

Câu 6. Việc làm nào dưới đây là sự tự nhận thức bản thân:

A. Dù rất muốn cố gắng để học giỏi nhưng An luôn nghĩ rằng đó là điều rất khó khăn với mình. Vì vậy, Nga không cố gắng để có thể học giỏi, vươn lên trong học tập.

B. Nhận thức mình không được thông minh, thậm chí là chậm chạp, nên Tùng thường ghi chép lại toàn bộ bài học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu.

C. Được thầy cô và bạn bè khen có giọng hát hay và ấm, nhưng Nam không dám thể hiện và có ý định từ chối tham gia cuộc thi văn nghệ.

D. Lan thường xuyên có những suy nghĩ không tích cực về bản thân khi được thầy cô và bạn bè góp ý.

Câu 7. Những biểu hiện về ý thức, hành vi nào dưới đây thể hiện và chưa thể hiện được tính tự lập? Em hãy đánh dấu (x) vào ô mà em lựa chọn:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)   

Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

D

B

C

B

Câu 7: Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm.

STT

Biểu hiện về ý thức, hành vi

Tự lập

Chưa tự lập

1

Cố gắng tự tìm giải quyết những nhiệm vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, cuộc sống. 

x

 

2

Không có kế hoạch cho cá nhân, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

 

x

3

Sinh hoạt cá nhân vẫn nhờ mẹ giúp.  

 

x

4

Tự giác làm bài tập về nhà, đến lớp trao đổi, thảo luận thêm với bạn bè.  

x

 

 B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)   

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

HS tùy vào khả năng và vốn hiểu biết để tìm được những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về tính tự lập và giải thích ý nghĩa.

- Tìm được 2 câu ca dao, thành ngữ hoặc tục ngữ về tính tự lâp.

- Giải thích được ý nghĩa 2 câu đó.

Ví dụ:

+ Muốn ăn thì lăn vào bếp: Câu tục ngữ có 2 ý nghĩa đó là khen những người nội trợ giỏi dang, hay nấu nướng, thích nấu nướng. Ý thứ 2 chê kẻ tham ăn tục uống,lúc nào cũng nghĩ đến ăn mà lại lười làm và dạy họ nếu có làm thì mới có ăn ,không dưng ai dễ đem phần đến cho. Thể hiện tính tự lập.

+ Tự lực cánh sinh: Thường cha mẹ dùng lời này để khuyên con cái phải sớm tự lập, đừng quá ỷ lại.

+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ: Nếu không chịu lao động, lười biếng thì không có cái ăn, không có gì để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.

 

 

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 2

a. Tùng và Hùng học cùng lớp với nhau. Tùng biết Hùng xin mẹ đóng tiền học phí nhưng lại dùng số tiền đó để chơi điện tử và la cà ăn vặt sau mỗi giờ tan học. Khi cô giáo hỏi: “Tại sao em chưa đóng tiền học phí”, Hùng đã nói dối quên mất chưa xin tiền bố mẹ đóng học.

-  Nếu là Tùng, em sẽ:

+ Khuyên Hùng nên nói thật sự việc với mẹ để mẹ tìm cách giải quyết và đóng tiền học cho Hùng; nên tìm gặp cô giáo và nói lời xin lỗi

+ Khuyên Hùng nên từ bỏ thói quen xấu (chơi điện tử, la ăn vặt), nếu không sẽ để lại những hệ quả xấu.

 

0.5 điểm

 

0.5 điểm

b. Trên đường đi học về, Hà và An nhìn thấy một thanh niên giả tàn tật để xin tiền người đi đường. - Nếu là Hà và An em sẽ:

+ Khuyên nhủ, phân tích cho người thanh niên đó là một hành động trái với sự thật, giả dối.

+ Nếu người thanh niên vẫn không nghe và tiếp tục có những hành động dối trá, cần thông báo cho người lớn hoặc báo cáo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền (công an phường, công an xã,…) để có cách giải quyết.

0.5 điểm

 

0.5 điểm

Câu 3

HS liệt kê 6 điểm mới mẻ mà bản thân có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5:

- Chiều cao.

- Cân nặng.

- Tính cách.

- Mối quan hệ.

- Các nhiệm vụ học tập.

- Mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Quý Lộc. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF