OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Gia Định

16/03/2023 461.26 KB 130 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230316/997456375388_20230316_231950.pdf?r=4232
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Gia Định được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 6 KNTT, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS GIA ĐỊNH

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

(Ngữ văn 6 – tập 2)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?

b. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?

c. Nêu nội dung chính của khổ thơ.

d. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

a.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ”

* Cách giải:

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và chọn hình ảnh ấn tượng.

* Cách giải:

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam – Ngữ văn 6 tập 2, trang 97)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. (1.5 điểm) Tìm các từ ngữ sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây tre Việt Nam.

Câu 2. (5.0 điểm)

Hãy tả một người mà em yêu quý.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Phần đọc hiểu (4.0 điểm)

Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chú bé loắt choắt

(Trích Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học.

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?

Câu 3: Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?

Câu 4: Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?

Phần II: (6.0 điểm)

Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I:

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm”

* Cách giải:

- Chép thơ:

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng...

Câu 2.

* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm “Lượm”

* Cách giải:

- Bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I. (5.0 điểm)

Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Chú bé loắt choắt

Câu 1: Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ mà em đã học.

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó?

Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì

Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ được ra đời trong giai đoạn lịch sử này mà em đã được học trong Chương trình Ngữ văn 6?

---(Để xem tiếp câu hỏi phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (3.5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng thăm thẳm và đường bệ đặt lên in một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…”

 (Ngữ văn 6 – tập II)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính mà đoạn văn sử dụng là gì?

b. Nêu nội dung chính của đoạn văn

c. Trong đoạn văn trên sử dụng mấy lần phép so sánh? Chép lại câu văn chứa phép so sánh mà em thích nhất? Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh trong câu văn ấy?

Câu 2: (1.5 điểm)

Đọc kĩ lời nhận xét sau:

“Lời kể cụ thể, tự nhiên như hình dung được bàn tay ân cần và bước chân ý tứ của Bác đang nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của những đứa con.”

Lời nhận xét gợi em nghĩ đến bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6?

Chép lại chính xác khổ thơ phù hợp với nội dung của lời nhận xét nêu trên.

Câu 3: (5 điểm)

Viết một văn bản ngắn miêu tả ngôi trường thân yêu nơi em đang học tập. Trong bài văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa. Gạch chân và chú thích rõ nhất một lần biện pháp nhân hóa, một lần biện pháp so sánh mà em sử dụng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 6 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Gia Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF