OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Thánh Tôn

30/03/2021 1.32 MB 217 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210330/446328612791_20210330_143301.pdf?r=709
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THPT Lê Thánh Tôn dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.

D. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.

Câu 2:Cho 2,36 gam amino axit (H2N)2C3H5COOH tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,2M và HCl 0,6M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,43.                             B. 6,38.                          C. 10,45.                        D. 8,09.

Câu 3: Công thức chung của este no, đơn chức mạch hở là

A. CnH2n+2O (n 2).           B. CnH2nO2 (n 2).        C. CnH2n -2O2 (n 2).     D. CnH2nO2 (n 1).

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp  gồm ancol X, axit cacboxylic Y và este Z (tất cả đều là hợp chất no, đơn chức, mạch hở và Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon) cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2, sinh ra 11,2 lít CO2.  Các khí đo ở đktc.Công thức của Y là

A. CH3COOH.                                                          B. CH3CH2CH2COOH.

C. HCOOH.                                                              D. CH3CH2COOH.

Câu 5: Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là

A. (1), (2), (3).                    B. (2), (3), (5).               C. (1), (3), (4).               D. (3), (4), (5).

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic và ancol etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1,2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn là

A. 13,76 gam.                     B. 12,21 gam.                C. 10,12 gam.                D. 12,77 gam.

Câu 7: Để phân biệt các dung dịch : CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng

A. nước Br2, Na.                                                       B. nước Br2, phenolphtalein.

C. quỳ tím, dd AgNO3/NH3.                                    D. quỳ tím, nước Br2.

Câu 8: Cho dãy các chất sau: Al, Al2O3, NaHCO3, Fe, Fe(NO3)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl là

A. 5.                                    B. 2.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 9: Kim loại tạo được cả oxit bazơ; oxit axit và oxit lưỡng tính là

A. nhôm.                             B. kẽm.                          C. đồng.                         D. crôm.

Câu 10: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương?

A. Glucozơ.                        B. Axit fomic.                C. Anđehit axetic.          D. Axetilen.

Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol C2H4; 0,15 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,3. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là

A. 0,1                                   B. 0,15                             C. 0,25                             D. 0,3

Câu 12: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

A. C2H5OH.                         B. C2H6.                          C. CH3CHO.                   D. CH3COOH.

Câu 13: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 7.                                     B. 9.                                 C. 6.                                 D. 3.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom?

A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.

C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.

D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.

Câu 15: Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch X và 448 ml ( đo ở 354,90 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí Y khô gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của Y so với H2 bằng 18. Làm khan X một cách cẩn thận thu được m gam chất rắn Z, nung Z đến khối lượng không đổi được 3,84 gam chất rắn T. Giá trị của m là

A. 16,48.                              B. 16,18.                          C. 17,92.                          D. 16,68.

Câu 16: Cho m gam Na tác dụng hết với p gam nước thu được dung dịch nồng độ x%. Lập biểu thức tính nồng độ x% theo m, p. Chọn biểu thức đúng

A. x% = \(\frac{{m.40.100}}{{44m + 46p}}\)       

B. x% = \(\frac{{m.80.100}}{{44m + 46p}}\)                         

C. x% = \(\frac{{m.40.100}}{{46m + 46p}}\)                      

D. x% = \(\frac{{m.80.100}}{{46m + 46p}}\)               

Câu 17: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nhóm -OH?

A. Ancol metylic                     B. Ancol etylic                         C. Etylen glicol                       D. Glixerol

Câu 18: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là

A. 5,60.                                   B. 4,48.                                   C. 8,96.                                   D. 11,20.

Câu 19: Hiđro hoá hoàn toàn m (gam) trioleoylglixerol (triolein) thì thu được 89 gam tristearoylglixerol. Giá trị m là

A. 88,4gam                             B. 87,2 gam                             C. 88,8 gam                          D. 78,8 gam

Câu 20: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sp gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% ), sau phản ứng cô cạn dd thu được bao nhiêu gam chất rắn ?

A. 9,99 gam                             B. 87,3 gam                          C. 94,5 gam                            D. 107,1 gam

Câu 21: X, Y là hai hợp chất hữu cơ đơn chức. Nếu đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau hoặc khối lượng bằng nhau thì đều thu được CO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3 và hơi nước có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hỗn hợp X, Y có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu cặp chất X, Y thỏa mãn điều kiện trên ?

A. 3.                                         B. 2.                                       C. 1.                                        D. 4.

Câu 22. Điện phân dung dịch  chứa x mol NaCl và y mol CuSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khí nước bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí ở catot ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Quan hệ giữa x và y là

A. x = 6y                                 B. x  = 3y                                C. y = 1,5x                              D. x =1,5y

Câu 23: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi Y gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng 95/12. Mặt khác dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch nước Br2 thì làm mất màu vừa đủ a mol Br2. Giá trị của A là

A. 0,16 mol                             B. 0,20 mol                             C. 0,02 mol                             D. 0,04 mol

Câu 24: Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 vào 0,5 lít dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO3. Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O2 và N2 tỉ lệ thể tích 1: 4 ở 00C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 00C thì trong bình không còn O2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X

A. 52,73%.                              B. 26,63%.                              C. 63,27%.                              D. 42,18%.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, axetanđehit, etanđial và anđehit acrylic cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa bao nhiêu gam Ag ?

A. 54,0 gam.                          B. 108,0 gam.                          C. 216,0 gam.                          D. 97,2 gam.

Câu 26: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là:                                     

A.  61,78                                B. 55,2                                    C. 61,67                                  D. 41,69

Câu 27: Đốt 11,2 gam bột Ca bằng O2 thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m+21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 50,72 gam                      B. 47,52 gam                           C.  45,92 gam                         D. 48,12 gam

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O thu được dung dịch A. Sục khí CO2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:

     Giá trị của x là:

     A. 0,025                             B. 0,020                             C. 0,050                             D. 0,040

Câu 29: Cho các nhận xét sau:

1. Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit

 2. Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron 

 3. Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin

 4. Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính

 5. Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau

 6. Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm

 7. Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm –NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit

 8. Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức

Số nhận xét đúng

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 2

Câu 30: Điều nào sau đây là chưa chính xác:

A. Công thức tổng quát của một andehit no mạch hở bất kỳ là CnH2n+2–2kOk (k: số nhóm –CHO).

B. Một andehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là một andehit chưa no.

C. Bất cứ một andehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 cũng tạo ra số mol Ag gấp đôi số mol andehit đã dùng.

D. Một ankanal bất kỳ cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

A

11

B

21

A

2

A

12

D

22

A

3

B

13

C

23

D

4

A

14

C

24

C

5

C

15

B

25

B

6

D

16

D

26

A

7

A

17

B

27

B

8

C

18

B

28

A

9

D

19

A

29

C

0

D

20

C

30

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lao Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:

A. Ozon là một khí độc.

B. Một nguyên nhân khác.

C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh và dễ tan trong nước hơn oxi.

D. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi.

Câu 2: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch  thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng  với dung dịch  KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 36,6 gam                            B. 35,4 gam                       C. 38,61 gam                     D. 38,92 gam

Câu 3: Hidrocacbon X là đồng đẳng của Benzen có công thức phân tử C8H10. Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên của X là

A. 1,2-đimetylbenzen           B. 1,4-đimetylbenzen      C. 1,3-đimetylbenzen      D. Etylbenzen

Câu 4: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 66,44.                              B. 81,54.                          C. 90,6.                            D. 111,74.

Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 muối AlCl3 và CuCl2 . Hoà tan hoàn toàn X vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Sục khí metylamin dư vào dung dịch X thu được 11,7 g kết tủa. Mặt khác cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X thu được 9,8g kết tủa. Nồng độ của các muối trong X lần lượt là:

A. 0,1M và 0,75M                B. 0,75M và 0,15M         C. 0,5M và 0,75M           D. 0,75M và 0,5M

Câu 6: Cho 0,1 mol một este X vào 50g dung dịch NaOH 10% đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn (các chất bay hơi không đáng kể) . Dung dịch thu được có khối lượng 58,6g. Cô cạn dung dịch thu được 10,4g chất rắn khan. CTCT của X là:

A. CH2=CHCOOCH3                                                  B. HCOOCH=CH2

C. HCOOCH2-CH=CH2                                              D. CH3COOCH3

Câu 7: Sự có mặt của các oxit như nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit trong khí quyển có thể dẫn đến mưa axit. Mưa axit rất tác hại đến môi trường. Phản ứng giữa nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit gây ra một hỗn hợp cân bằng, có thể biểu diễn bằng phương trình hóa học sau đây:

NO2 (k) +  SO2(k)  ⇔   NO(k) +  SO3(k) .

Hằng số cân bằng xét theo nồng độ mol, Kc , của phản ứng này bằng 33 ở 25oC. nếu 1,00 mol NO2 và 1,00 mol SO2 được đặt trong bình kin 1 lít ở 25oC thì nồng độ mol của NO là bao nhiêu ?

A. 0                                      B. 0,15                             C. 1,00                             D. 0,85.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là một oxit axit.

B. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr2+.

C. Trong môi trường kiềm, Br2  oxi hóa  thành .

D. Cr(OH)3  tan được trong dung dịch NaOH.

Câu 9: Cho 3,87 g hỗn hợp gồm Mg, Al vào 250ml dung dịch X có chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M , thu được dung dịch Y và 4,368 lít H2( đktc) . Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH)­2 0,01M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 23,3700                            B. 29,7775                       C. 24,4800                       D. 30,8875

Câu 10: Một este có công thức phân tử C4H6O2. Thuỷ phân hết 1mol X thành hỗn hợp Y. X có công thức cấu tạo nào để Y cho phản ứng tráng gương tạo ra lượng Ag lớn nhất ?

A. HCOOCH2CH = CH2.   

B. HCOOCH = CHCH3 

C. CH3COOCH = CH2  

D. CH2 = CHCOOCH3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

A

21

A

2

D

12

C

22

D

3

B

13

D

23

A

4

B

14

B

24

C

5

D

15

A

25

C

6

A

16

A

26

A

7

D

17

A

27

A

8

C

18

D

28

C

9

B

19

A

29

C

10

B

20

B

30

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A.  Metylamin.                  B. Etylamin.                C. Propylamin.                        D. Phenylamin.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện

A. Kết tủa màu nâu đỏ.                                         B. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.

C. kết tủa màu xanh.                                             D. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 3: Kim loại phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Mg                                B. Ag                          C. Cu                           D. Au

Câu 4: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A. Cu, Zn, Mg.                  B. Mg, Cu, Zn.                        C. Cu, Mg, Zn.                        D. Zn, Mg, Cu.

Câu 5: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poli(etylen-terephtalat).                                     B. poli(vinyl clorua)

C. polietilen.                                                          D. poliacrilonitrin.

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO­2?

A. C6H5NH2.                    B. CH3NH2.                C. CH3COOH.             D. C2H5OH.

Câu 7: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 1.                                  B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 8: Dung dịch nào sau đây phản ứng được với dung dịch CaCl2?

A. NaNO3.                         B. HCl.                                    C. NaCl.                      D. Na2CO3.

Câu 9: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl­2 tác dụng được với kim loại:

A. Zn                                 B. Au                          C. Cu                           D. Ag

Câu 10: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Mg                                B. Ag                          C. Cu                           D. Au

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D

2D

3A

4A

5A

6C

7B

8D

9A

10A

11C

12A

13C

14D

15B

16A

17C

18B

19B

20D

21A

22A

23A

24A

25D

26D

27A

28D

29A

30D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (3 – metylbutan – 1 – ol) có H2SO4 đặc làm xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được khi đun nóng 132,35 gam axit axetic với 200,00 gam ancol isoamylic là:

A. 286,70 gam.                   B. 195,00 gam.              C. 200,90 gam.              D. 295,50 gam.

Câu 2: Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3, NH4NO3, K2CO3, NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là:

A. HCl.                               B. Quỳ tím.                    C. AgNO3.                     D. Ba(OH)2.

Câu 3: Cho Y là một amino axit. Khi cho 0,02 mol Y tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,25M và thu được 3,67 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol Y tác dụng với dung dịch KOH thì cần dùng 100ml dung dịch KOH 0,2M. Công thức của Y là:

A. H2NC3H6COOH.                                                 B. H2NC3H5(COOH)2.

C. H2NC2H3(COOH)2.                                             D. (H2N)2C3H5COOH.

Câu 4: Trộn hai dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 450ml dung dịch X cho tác dụng với V (lít) dung dịch Y (gồm NaOH 0,15M và KOH 0,05M), thu được dung dịch Z có pH = 1. Giá trị của V là:

A. 0,225.                             B. 0,155.                        C. 0,450.                        D. 0,650.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm đều tạo ra NaOH là:

A. I, II và III.                     B. II, V và VI.               C. II, III và VI.              D. I, IV và V.

Câu 6: Có 4 chất bột màu trắng: bột vôi sống, bột gạo, bột thạch cao và bột đá vôi. Chỉ dùng một chất nào trong các chất cho dưới đây là có thể nhận biết ngay được bột gạo?

A. Dung dịch H2SO4.         B. Dung dịch Br2           C. Dung dịch HCl.         D. Dung dịch I2.

Câu 7: Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit?

A. HCl > HBr > HI > HF.                                         B. HCl > HBr > HF > HI.

C. HI > HBr > HCl > HF.                                         D. HF > HCl > HBr > HI.

Câu 8: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol).

Tỷ lệ x: y là:

A. 6: 7                                 B. 7: 8.                           C. 5: 4                            D. 4: 5

Câu 9: Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên:

A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.

B. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.

C. Rửa cá bằng giấm ăn.

D. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.

Câu 10: Tripeptit mạch hở X và tetrapetit mạch hở Y đều được tạo ra từ một amino axit no, mạch hở, có một nhóm – COOH và một nhóm – NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được sản phẩm gồm CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 36,3 gam. Nếu đốt cháy 0,2 mol Y thì cần số mol O2 là:

A. 1,8.                                 B. 2,8.                            C. 1,875.                        D. 3,375.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

A. MgO, Fe3O4, Cu.           B. Mg, Al, Fe, Cu.         C. MgO, Fe, Cu.            D. Mg, Fe, Cu.

Câu 2: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Thể tích (lít) dung dịch HNO3 99,67% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 74,25kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là:

A. 52,67.                             B. 80,06.                        C. 42,66.                        D. 34,65.

Câu 3: Dung dịch Y gồm: a mol Al3+, b mol Cl-, 0,15 mol H+ và 0,03 mol SO42-. Cho 180ml dung dịch Z gồm NaOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,598 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là:

A. 0,030 và 0,180.              B. 0,030 và 0,018.         C. 0,180 và 0,030.         D. 0,018 và 0,144.

Câu 4: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng Thí nghiệm như sau:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Dung dịch H2SO4  đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.

B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.

C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.

D. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

Câu 5: Cho ba hiđrocacbon X, Y, Z. Nếu đốt cháy 0,25 mol mỗi chất thì thể tích khí CO2 thu được không quá 17 lít (đo ở đktc). Thực hiện các thí nghiệm thấy có hiện tượng như bảng sau:

 

X

Y

Z

Dung dịch AgNO3/NH3

Kết tủa vàng

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Dung dịch brom

Mất màu

Mất màu

Không mất màu

Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt có thể tương ứng là:

A. CH3 – C  º C – CH3; CH2 = CH – CH = CH2; CH3 – CH2 – CH2- CH3.

B. CH2 = C = CH2; CH2 = CH – CH3; CH3 – CH2 – CH3.

C. CH º CH; CH2=CH – CH=CH2; CH3 – CH3.

D. CH º C – CH3; CH2 = CH – CH3; CH3 – CH3.

Câu 6: Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 26,05.                             B. 34,60.                        C. 26,80.                        D. 15,65.

Câu 7: Nhóm những chất khí nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

A. CH4 và H2O.                  B. N2 và CO.                 C. CO2 và O2.                D. CO2 và CH4.

Câu 8: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng:

6CO2  +  6H2O  +  673kcal  →  C6H12O6  +  6O2.

Khối lượng glucozơ sản sinh được của 100 lá xanh trong thời gian 3 giờ là (biết trong thời gian ấy, 100 lá hấp thụ một năng lượng là 84,125 kcal nhưng chỉ có 20% năng lượng được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ).

A. 4,5 gam.                         B. 112,5 gam.                C. 9,3 gam.                    D. 22,5 gam.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng:

H2SO4 (đặc, nóng)  +  Fe → Fe2(SO4)3  +  H2O  +  SO2.

Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 trong phương trình hóa học của phản ứng trên là:

A. 3 và 6.                            B. 3 và 3.                       C. 6 và 3.                       D. 6 và 6.

Câu 10: Từ cây đại hồi, người ta tách được chất hữu cơ Z dùng làm nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất thuốc Tamiflu – dùng phòng chống cúm gia cầm hiện nay. Khi đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 7: 5. Khi phân tích Z thấy có 45,97% oxi về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của Z không vượt quá 200 đvC. Công thức phân tử của Z là:

A. C8H14O4.                       B. C10H8O2.                   C. C12H36.                      D. C7H10O5.

Câu 11: Este X có CTPT C5H8O2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là:

A. 1.                                    B. 2.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 12: Để bảo quản các kim loại kiềm cần:

A. Ngâm chúng trong dầu hoả.                                

B. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất.

C. Ngâm chúng vào

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1C

2D

3A

4A

5D

6B

7D

8A

9B

10D

11B

12A

13C

14C

15A

16C

17B

18A

19C

20D

21B

22C

23A

24D

25A

26D

27D

28D

29C

30D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Thánh Tôn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF