OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kim Đồng

28/10/2021 953.88 KB 137 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211028/434093626993_20211028_165054.pdf?r=7925
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kim Đồng là bộ đề thi giữa học kì giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố, bổ sung thêm kiến thức của môn Lịch sử 12 qua đó trong các kì thi học kì đạt được kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

 

 
 

TRƯỜNG THPT KIM ĐỒNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối thắng lợi thuộc về

A. phe Đồng minh.

B. các lực lượng dân chủ tiến bộ

C. Mĩ và Liên Xô.

D. Anh và Pháp

Câu 2. Hội nghị cấp cao ở Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài

A. 8 ngày.

B. 9 ngày.

C. 10 ngày.

D. 11 ngày

Câu 3. Đại diện cho Liên Xô tham dự Hội nghị cấp cao ở Ianta là

A. Thủ tướng Stalin.

B. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Stalin

C. Tổng thống Stalin

D. Chủ tịch Ủy ban Quân đội Stalin

Câu 4. Nước nào sau đây không có mặt ở Hội nghị cấp cao ở Ianta?

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Pháp.

D. Liên Xô

Câu 5. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Á, Hội nghị Ianta đã

A. phân công Pháp và Anh phản công tiến đánh Nhật Bản

B. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật trước khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu

B. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật khi chiến tranh đang diễn ra ở châu Âu

D. quyết định Liên Xô tham chiến chống Nhật sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu

Câu 6. Phạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?

A. Đông Đức.

B. Đông Âu.

C. Đông Bec – Lin

D. Tây Đức

Câu 7. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta thì hai nước trở thành trung lập là

A. Pháp và Phần Lan.

B. Áo và Phần Lan

C. Áo và Hà Lan.

D. Phần Lan và Thổ Nhĩ Kì

Câu 8. Theo những quyết định của Hội nghị Ianta về phân chia khu vực chiếm đóng, Mĩ không có quyền lợi ở

A. Italia.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc

D. Bắc Triều Tiên

Câu 9*. Hội nghị Postđam diễn ra vào

A. 17/7/1945.

B. 18/7/1945.

C. 19/7/1945.

D. 21/7/1945

 Câu 10*. Tham dự Hội nghị Postđam gồm bao nhiêu nước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6

Câu 11. Liên hợp quốc là cơ quan

A. an ninh, đối ngoại của các nước thắng trận

B. duy trì hòa binh, an ninh ở cấp độ khu vực

C. Được thành lập từ ngày 24/10/1945

D. quyền lực, mang tính quốc tế sâu sắc

Câu 12. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại

A. Paris.

B. London.

C. New York.

D. Đức

Câu 13. Bản Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày

A. 24/10/1945.

B. 25/10/1945.

C. 26/10/1945.

D. 27/10/1945

Câu 14. Để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc, Hội nghị tại Xan Phranxixcô đã diễn ra với sự tham gia của

A. 45 nước.

B. 50 nước.

C. 55 nước.

D. 60 nước

Câu 15. Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

C. Chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốc lớn

D. Tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

Câu 16. Câu nào sau đây sai khi nói về Đại hội đồng Liên hợp quốc?

A. Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp Quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an

B. Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định

C. Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc quá bán.

D. Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên.

Câu 17. Đâu là nhận xét sai khi nói về Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?

A. Là cơ quan chính trị, quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên

B. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

C. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng

D. Có 5 Ủy viên thường trực

Câu 18. Ban thư kí Liên hợp có nhiệm kì

A. 3 năm.

B. 2 năm.

C. 1 năm.

D. 5 năm

Câu 19. Ban thư kí do ai bầu?

A. Hội đồng bảo an

B. Đại hội đồng.

C. Tổng thư kí.

D. Ban quản thác

Câu 20. Việt Nam gia nhập Liên hợp vào ngày

A. 21/9/1976.

B. 20/9/1977.

C. 21/9/1977.

D. 20/9/1976

Câu 21. Việt Nam là thành viên thứ mấy của Liên hợp quốc?

A. 149.

B. 150.

C. 151.

D. 152

Câu 22. Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào năm

A. 2006.

B. 2007.

C. 2008.

D. 2009

Câu 23. Nhiệm kì mà Việt Nam đảm nhiệm khi là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an là

A. 1 năm.

B. 2 năm.

C. 3 năm.

D. 4 năm

Câu 24. Đâu là tên viết tắt của tổ chức Liên hợp quốc?

A. UNP.

B. UN.

C. LAO.

D. IFC

Câu 25. Năm 1991, số thành viên của Liên hợp quốc là

A. 168.

B. 191.

C. 172.

D. 194

Câu 26. Đến ngày 31/5/2000, Liên hợp quốc có bao nhiêu hội viên?

A. 188.

B. 191.

C. 168.

D. 172

Câu 27. ECOSOC là tên gọi của

A. Hội đồng hàng không.

B. Hội đồng kinh tế và xã hội

C. Hội đồng lương thực nông nghiệp

D. Ban thư kí Liên hợp quốc

Câu 28. Trật tự hai cực Ianta đã chi phối đến

A. kinh tế.

B. quân sự.

 C. tư tưởng

D. Tất cả ý trên

Câu 29. Liên hợp quốc có mấy cơ quan chủ yếu?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7

Câu 30. Hạn chế lớn nhất của tổ chức Liên hợp quốc hiện nay là

A. quan liêu, tham nhũng ngày càng gia tăng B. hệ thống nội bộ chia rẻ

C. chưa giải quyết tốt các vấn đề dịch bệnh, thiên tai, viện trợ kinh tế đối với các nước thành viên nghèo khó.

D. chưa có những quyết định phù hợp đối với những sự việc ở Trung Đông, châu Âu, Irắc..

Đề số 2

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là:

A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh

B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới

C. Tính ưu việt của xhcn và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã:

A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh

C. Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao

D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử.

Câu 3. Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là:

A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép

B. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh

C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.

D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới.

Câu 4. Từ năm 1951 đến năm 1975, Liên Xô đi đầu thế giới trong các ngành công nghiệp:

A. Hoá chất và dầu mỏ.

B. Vũ trụ và điện nguyên tử

C. Cơ khí và gang thép.

D. Luyện kim và cơ khí.

Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là:

A.Công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp truyền thống

C. Công- nông -thương nghiệp.

D. Công nghiệp nặng.

Câu 6. Mục đích chính của sự ra đời tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va (14/5/1955) là :

A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu

B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa

C. Để đối phó với việc thành lập khối quân sự NATO của Mĩ

D. Để duy trì hoà bình và an ninh ở châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước XHCN.

Câu 7. Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va mang tính chất là:

A.Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu

B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu

C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu

D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu.

Câu 8. Hạn chế trong quá trình hoạt động của khối SEV là:

A.Thực hiện quan hệ hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa

B. "Khép kín" không hoà nhập với nền kinh tế thế giới

C. Sự phối hợp giữa các nước thành viên không chặt chẽ

D. Ít giúp nhau ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào sản xuất.

Câu 9. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) bị giải thể năm 1991 là do:

A.Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

B. Sự lạc hậu về phương thức sản xuất

C. Hoạt động "khép kín"

D. Không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.

Câu 10. Trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên xô, các nhà lãnh đạo đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là:

A.Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh

B. Chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế XHCN

C. Không chú trọng văn hoá, giáo dục, y tế

D. Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1. Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Trung Quốc là:

A. Khôi phục lại nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó chú trọng ngành công nghiệp nặng

C. Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến

D. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục. Câu 2. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian:

A. Ngày 2/7/1976.

B. Ngày 20/12/1975

C. Ngày 18/1/1950

D. Ngày 7/5/1954

Câu 3. Mốc đánh dấu bước đột phá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc là:

A. Ngày 23/4/1949, giải phóng Nam Kinh.

B. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập.

C. Ngày 14/2/1950, kí "Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ Xô- Trung".

D. Tháng 12/1978, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 4. Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại:

A. Thân thiện với Mĩ và các nước phương Tây

B. Trung lập để phát triển đất nước

C. Ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng để phát triển

D. Vừa đối đầu với Liên Xô, vừa đối đầu với Mĩ và các nước Tây Âu

Câu 5. Trọng tâm của đường lối đổi mới ở Trung Quốc (1978-2000) là:

A. Phát triển kinh tế

B. Phát triển kinh tế, chính trị

C. Cải tổ chính trị

D. Phát triển văn hóa, giáo dục.

Câu 6. Từ sau năm 1987, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc có nét mới so với trước là:

A.Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

B. Kiên trì cải cách dân chủ

C. Thực hiện cải cách mở cửa

D. Kiên trì đường lối xã hội chủ nghĩa

Câu 7. Sự kiện đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ là:

A. Từ 11/1999 đến 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu "Thần Châu" bay vào vũ trụ

B. Tháng 10/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 5" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

C. Tháng 3/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 4" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

D. Tháng 11/1999, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 1" bay vào không gian vũ trụ

Câu 9. Trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến ở Trung Quốc, trung tâm của tập đoàn Tưởng Giới Thạch ở đâu?

A. Bắc Kinh.

B. Nam Kinh

C. Thiên Tân.

D. Trùng Khánh

Câu 10. Nền thống trị của Quốc Dân Đảng Trung Quốc chính thức sụp đổ vào ngày nào?

A. 21/04/1949.

B. 23/04/1949.

C. 1/10/1949.

D. 24/03/1949

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1. Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, những quốc gia ở Đông Nam Á đứng lên tuyên bố độc lập là:

A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.

B. Việt Nam, Philippin, Lào

C. Inđônêxia, Lào, Philippin.

D. Việt Nam, Malaixia, Lào.

Câu 2. Biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập

B. Các nước đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính thế giới

C. Đến năm 1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN

D. Các nước Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn

Câu 3. Vị Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa In-đô-nê-xi-a là: A. Xu-hác-nô. B. Xu-các-nô.

C. Nê-ru. D. Xu-các-tô

Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Inđônêxia tiến hành kháng chiến chống:

A. Thực dân Anh.

B. Thực dân Pháp

C. Thực dân Hà Lan.

D. Thực dân Tây Ban Nha

Câu 5. Năm 1997, nhiều nước ở Châu Á rơi vào tình trạng rối loạn, tụt giảm về kinh tế do:

A. Cuộc khủng hoảng chính trị khu vực

B. Động đất, sóng thần ở Đông Nam Á

C. Xảy ra nhiều vụ khủng bố D. Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ

Câu 6. Trong những năm 1953-1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân dân hai nước LàoViệt Nam được thể hiện qua hành động

A. Quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành được thắng lợi to lớn

B. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân, vật, lực cho Lào

C. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp, nhân, vật, lực cho Việt Nam

D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân Lào kháng chiến chống Pháp

Câu 7. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập vào A. Ngày 12/10/1945.

B. Ngày 22/3/1955

C. Tháng 2/ 1973.

D. Ngày 2/12/1975

Câu 8. Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Campuchia thực hiện đường lối đối ngoại khác với Lào và Việt Nam là

A. Hòa bình trung lập.

B. Tham gia khối SEATO C. Tiến hành vận động ngoại giao đòi độc lập

D. Tất cả các ý trên

Câu 9. Những cơ quan nào sau đây của Liên hợp quốc đã có mặt ở Việt Nam?

A. UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc).

B. UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc).

C. UNFPA (Quỹ dân số thế giới).

D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Thời gian và địa điểm kí kết Hiệp định hòa bình về Campuchia

A. 23/10/1991 tại Phnôm-Pênh.

B. 7/1/1979 tại Pa-ri C. 23/10/1991 tại Pari.

D. 17/4/1975 tại Phnôm- Pênh

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1. Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là:

A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc

B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)

C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la

D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập. Câu 2. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi", vì:

A. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy"

B. Tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất D. Có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở:

A. Bắc Phi.

B. Nam Phi

C. Trung Phi.

D. Tây Phi

Câu 4. Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là:

A. Chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Chủ nghĩa thực dân mới

C. Chủ nghĩa Apacthai.

D. Chủ nghĩa đế quốc

Câu 5. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công ở Nam Phi là:

A. Tháng 3/ 1990, nước cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập

B. Tháng 2/1990, chính quyền Nam Phi đã tuyên bố từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc

C. Tháng 4/1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống đầu tiên của cộng hòa Nam Phi

D. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi hoàn toàn thắng lợi.

Câu 6. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh đều là:

A. Thuộc địa của Anh, Pháp

B. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ

C. Những nước hoàn toàn độc lập

D. Những nước thực dân kiểu mới

Câu 7. Nước Cộng hòa Cu Ba ra đời vào

A. Ngày 26/7/1953.

B. Ngày 1/1/1959

C. Ngày 23/8/1961.

D. Ngày 13/10/1965

Câu 8. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra dưới hình thức

A. Bãi công của công nhân.

B. Đấu tranh chính trị

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Đấu tranh vũ trang

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy" vì:

A. Núi lửa thường xuyên hoạt động

B. Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ

C. Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra dưới nhiều hình thức

D. Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi.

Câu 10. Cách mạng Cu Ba thành công đã mở đầu và cổ vũ:

A. Phong trào đấu tranh vũ trang ở Mĩ La- tinh

B. Phong trào đấu tranh chính trị ở Mĩ La-tinh

C. Phong trào đấu tranh nghị trường ở Mĩ La-tinh

D. Tinh thần đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Kim Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF