OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồng Lĩnh

20/10/2021 1003.67 KB 247 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211020/3093528095_20211020_164010.pdf?r=9462
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồng Lĩnh giúp các em kiểm tra, đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Và đây cũng là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, biên soạn đề thi của thầy cô. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

 

 
 

TRƯỜNG THCS HỒNG LĨNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1.  Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được?                

A. 10,8g                       

B. 20,6                 

C. 28,6              

D. 26,1

Câu 2.  Đun nóng dd chứa 36g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu đươc tối đa là:

A. 21,6g                     

B. 32,4                                   

C. 19,8                                   

D. 43.2

Câu 3.  Đun nóng dd chứa m g glucozơ với ddAgNO3/NH3 thì thu được 32,4 g  Ag .giá trị m là:

A. 21,6g                     

B. 108                        

C. 27                          

D. Số khác.

Câu 4. Đun nóng dd chứa m g glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2 Ag  giá trị m là (H= 75%):

A. 21,6g                     

B. 18 g                                   

C. 10,125g                 

D. số khác

Câu 5.Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ?

A. 21,6g                     

B. 10,8                                   

C. 5,4                         

D. 2,16

Câu 6. Cho 200ml dd glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dd glucozo đã dùng.

A. 0,25M                    

B. 0,05M                    

C. 1M                         

D. số khác

Câu 7. Đun nóng dd chứa 54g glucozơ  với lượng dư dd AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%.  Giá trị m là.

A. 32,4                                   

B. 48,6                                   

C. 64,8                                   

D. 24,3g.                 

Câu 8. Cho 10,8 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag thu được là: 

A.2,16 gam                

B.3,24 gam                   

C.12,96 gam         

D.6,48 gam

Câu 9: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 11,4 %                          

B. 14,4 %                      

C. 13,4 %                      

D. 12,4 %

Câu 10. Thể tích dung dịch HNO3 63 % (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là

A. 243,90 ml                

B. 300,0 ml                     

C. 189,0 ml             

D. 197,4 ml

Câu 11. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là:

A.184 gam            

B.138 gam        

C.276 gam            

D.92 gam                

Câu 12. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%.

A. 54                                

B. 58                                

C. 84                          

D. 46

Câu 14. Cho 360gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m g kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là:

A. 400                                    

B. 320                        

C. 200                        

D.160

Câu 15. Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là:

A.33,7 gam               

B.56,25 gam               

C.20 gam                    

D.90 gam

Câu 16. Cho 18 gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khối lượng ancol thu được là bao nhiêu ( H=100%)?      

A. 9,2 gam.                 

B. 4,6  gam.                

C. 120 gam.                      

D. 180 gam.

Câu 17. Thủy phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ thu được :

A. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ                  

B. 2 kg glucozơ

C. 2 kg fructozơ                                                         

D. 0,5263 kg glucozơ và 0,5263 fructozơ

Câu 18. Khối lượng saccarozơ cần để pha 500 ml dung dịch 1M là:

A. 85,5g                                 

B. 342g                      

C. 171g                      

D. 684g

Câu 19: Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối l­ượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là

A. 4595 gam.                     

B. 4468 gam.                

C. 4959 gam.                

D. 4995 gam.

Câu 20. Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:

A.360 gam            

B.480 gam        

C.270 gam            

D.300 gam                      

Câu 21. CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 500 g tinh bột thì cần một thể tích không khí là:

A. 1382716,05 lit              

B. 1382600,0 lit            

C. 1402666,7 lit         

D. 1492600,0 lit

Câu 22. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ? Biết hiệu suất pứ là 70%.

A. 160,55                                   

B. 150,64                           

C. 155,54                   

C.165,65

Câu 23. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.

A.290 kg                    

B.295,3 kg                             

C.300 kg                    

D.350 kg

Câu 24. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:

A.940 g          

B.949,2 g                   

C.950,5 g                   

D.1000 g

Câu 25. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Khối lượng ancol thu được là:

A.398,8kg                                          

B.390 kg                                

C.389,8kg                  

D. 400kg

Câu 26.  Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là:

A. 162g                                  

B. 180g                                  

C. 81g            

D.90g

Câu 27. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là

A. 324,0 ml            

B. 657,9 ml              

C. 1520,0 ml              

D. 219,3 ml

Câu 28. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73.                    

B. 33,00.                    

C. 25,46.                    

D. 29,70.

Câu 29. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc , nóng . Để có 29,7 g xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m kg axit nitric ( hiệu suất phản ứng là 90%) . Giá trị của m là ?  

A. 30                         

B/ 21                          

C/ 42                          

D/ 10 .

Câu 30. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là

A. 324,0 ml             

B. 657,9 ml              

C. 1520,0 ml              

D. 219,3 ml

Đề số 2

Câu 1. Thể tích dd HNO3 67,5% (d= 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (H=80 %) 

A. 70 lít.                          

B. 49 lít.                       

C. 81 lít.                       

D. 55 lít.

Câu 2: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 2,25 gam.              

B. 1,80 gam.               

C. 1,82 gam.              

D. 1,44 gam.

Câu 3. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1 750 000 đvC. Số gốc glucozơ C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là

A.10 802 gốc             

B.1 621 gốc                

C. 422 gốc                  

D. 21 604 gốc

Câu 4. Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

A. 10000                            

B. 8000                         

C. 9000                         

D. 7000

Câu 5. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.000 (u). Vậy số mắc xích của glucozơ có trong xenlulozơ nếu trên là:   

A.250.000              

B.270.000                  

C.30 000        

D.350.000

Câu 6. Biết khối lượng phân tử trung bình của PVC và xenlululozơ lần lượt là 250000 và 1620000. Hệ số polimehoá của chúng lần lượt là:

A. 6200và 4000                     

B. 4000 và 2000         

C. 400và 10000                      

D. 4000 và 10000

Câu 7. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1 750 000 đvC. Số gốc glucozơ C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là

A.10 802 gốc                          

B.1 621 gốc                                    

C. 422 gốc                     

D. 21 604 gốc

Câu 8.  Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Cacbohiđrat (cacbohidrat) X thu được 52,8gam CO2 và 19,8 gam H2O.  Biết X có phản ứng tráng bạc,  X là

A.  Glucozơ               

B.  Fructozơ               

C. Saccarozơ              

D.  Mantozơ

Câu 9: Một phân tử saccarozơ có

A. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ.               

B. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ.                      

C. hai gốc α-glucozơ.                                                        

D. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.

Câu 10: Phát biểu đúng là:

A. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.

B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.

C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.

D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng ?

A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrat.

B. Tất cả các cabohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m.

C. Đa số các cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m.

D. Phân tử cacbohiđrat đều có 6 nguyên tử cacbon.

Câu 2: Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào

A. tên gọi.                           

B. tính khử.                    

C. tính oxi hoá.              

D. phản ứng thuỷ phân.

Câu 3: Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng

A. mạch hở.                     

B. vòng 4 cạnh.                        

C. vòng 5 cạnh.                     

D. vòng 6 cạnh.

Câu 4: Glucozơ không thuộc loại

A. hợp chất tạp chức.                   

B. cacbohiđrat.                  

C. monosaccarit.                 

D. đisaccarit.

Câu 5: Tính chất của glucozơ là chất rắn (1), có vị ngọt (2), ít tan trong nước (3), thể hiện tính chất của ancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là

A. (1), (2), (4), (6).                          

B. (1), (2), (3), (7).

C. (3), (5), (6), (7).                         

D. (1), (2), (5), (6).

Câu 6: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.                            

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. NaOH.                                                          

D. AgNO3/NH3, đun nóng.

Câu 7: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. AgNO3/NH3.               

B. Kim loại K.                

C. anhiđrit axetic.              

D. Cu(OH)2/NaOH, to.

Câu 8: Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ?

A. Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng với Cu(OH)2.

C. Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.

D. Lên men thành ancol (rượu) etylic.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây glucozơ đóng vai trò là chất oxi hoá ?

A. Tráng gương.                                                      

B. Tác dụng với Cu(OH)2/OH-, to.

C. Tác dụng với H2 xúc tác Ni.                                    

D. Tác dụng với nước brom.

Câu 10: Trong thực tế người ta dùng chất nào để tráng gương ?

A. CH3CHO.                         

B. HCOOCH3.                       

C. Glucozơ.                          

D. HCHO.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Nhận định sai về xenlulozơ là

A. xenlulozơ là thành phần chính tạo nên lớp màng thực vật và là bộ khung của cây cối.

B. ta có thể viết công thức của xenlulozơ là [ C6H7O2(OH)3]n.

C. xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, khoảng 1000000- 2400000.

D. xenlulozơ có tính khử mạnh.

Câu 2: Tính chất của xenlulozơ là chất rắn (1), màu trắng (2), tan trong các dung môi hữu cơ (3), có cấu trúc mạch thẳng (4), khi thuỷ phân tạo thành glucozơ (5), dùng để điều chế tơ visco (6), dễ dàng điều chế từ dầu mỏ (7). Những tính chất đúng là

A. (1), (2), (4), (5), (6).                                                                     

B. (1), (3), (5).

C. (2), (4), (6), (7).                                                                           

D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

Câu 3: Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây ?

A. (CS2 + NaOH).                    

B. H2/Ni.                  

C. [Cu(NH3)4](OH)2.        

D. HNO3 đ/H2SO4 đ, to.

Câu 4: Chất lỏng hoà tan được xenlulozơ là

A. benzen.                            

B. ete.                            

C. etanol.                         

D. nước Svayde.

Câu 5: Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là

A. chúng thuộc loại cacbohiđrat.

B. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.

C. đều bị thuỷ phân bởi dung dịch axit.

D. đều không có phản ứng tráng bạc.

Câu 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia vào

A. phản ứng tráng bạc.                                                               

B. phản ứng với Cu(OH)2.

C. phản ứng thuỷ phân.                                                             

D. phản ứng đổi màu iot.

Câu 7: Chất không có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3 (đun nóng) giải phóng Ag là

A. saccarozơ.                       

B. fructozơ.                            

C. glucozơ.                       

D. mantozơ.

Câu 8: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với H2O (khi có mặt xúc tác, trong điều kiện thích hợp) là

A. saccarozơ, CH3COOCH3, benzen.                                      

B. C2H6, CH3COOCH3, tinh bột.

C. C2H4, CH4, C2H2.                                                         

D. tinh bột, C2H4, C2H2.

Câu 9: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.                  

B. trùng ngưng.                     

C. tráng gương.                

D. thủy phân.

Câu 10: Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là

A. 3.                                   

B. 6.                                 

C. 5.                                 

D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 2,25 gam.                         

B. 1,80 gam.                    

C. 1,82 gam.                 

D. 1,44 gam.

Câu 2: Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,3M.                                 

B. 0,4M.                               

C. 0,2M.                           

D. 0,1M.

Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là

A. 21,6 gam.                          

B. 10,8 gam.                        

C. 32,4 gam.               

D. 16,2 gam.

Câu 4: Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 /NH3 thu được 15 gam Ag, nồng độ của dung dịch glucozơ là

A. 5%.                                 

B. 10%.                            

C. 15%.                             

D. 30%.

Câu 5: Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol (rượu) etylic 40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là

A. 626,09 gam.                      

B. 782,61 gam.                       

C. 305,27 gam.             

D. 1565,22 gam.

Câu 6: Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là

A. 4,65 kg.                               

B. 4,37 kg.                          

C. 6,84 kg.                        

D. 5,56 kg.

Câu 7: Cho 11,25 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là

A. 70%.                                 

B. 75%.                                   

C. 80%.                       

D. 85%.

Câu 8: Lên men m gam glucozơ, cho toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 90%. Giá trị của m là

A. 15.                             

B. 16.                                    

C. 14.                                   

D. 25.

Câu 9: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 72 gam.                                  

B. 54 gam.                       

C. 108 gam.               

D. 96 gam.

Câu 10: Cho toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra khi lên men 0,1 mol glucozơ vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,12M, tính khối lượng muối tạo thành

A. 1,944 gam.                        

B. 1,2 gam.                      

C. 9,72 gam.              

D. 1,224 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồng Lĩnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF