OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Cẩm Phả

20/10/2021 1019.65 KB 231 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211020/343642679147_20211020_174410.pdf?r=6023
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Cẩm Phả là tài liệu luyện thi giữa học kì 1 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 12. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Hóa học hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng khác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

 

 
 

TRƯỜNG THPT CẨM PHẢ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Thuỷ phân 11,18 gam este X đơn chức, mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC(CH3)=CH2            

B. CH3COOCH=CH2

C. HCOOCH=CHCH3             

D.  HCOOCH2CH=CH2

Câu 2: Este X no đơn chức để lâu ngày bị thuỷ phân một phần tạo ra 2 chất hữu cơ Y và Z. Muốn trung hoà lượng axit tạo ra từ 13,92 gam X phải dùng 15 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Để xà phòng hoá lượng este còn lại phải dùng thêm 225 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Nếu oxi hoá Y sẽ được một anđehit có mạch phân nhánh. Khi hoá hơi 0,4 gam Z được thể tích bằng thể tích của 0,214 gam O2. Công thức este X là:

A. CH3COOCH2CH2CH2CH3              

B.  CH3COOCH2CH(CH3)2

C. CH3COOCH(CH3)CH2CH3             

D. C2H5COOCH2CH(CH3)2

Câu 3: Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam Natri cacbonat, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng ½ số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H5              

B. CH3COOCH=CH2

C. CH3COOC2H5         

D. C2H5COOCH3

Câu 4: Xà phòng hoá este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn, sau đó thêm NaOH/CaO rồi nung nóng thu được một ancol Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol này thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ về thể tích là 2 : 3. Công thức phân tử của este X là:

A. C4H6O2        

B. C3H6O2        

C. C2H4O2        

D. C3H4O2

Câu 5: Hai este đơn chức X, Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 7,77 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,36 gam O2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:

A. HCOOC2H5  và CH3COOCH3       

B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3

C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5     

D. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)­­2

Câu 6: Xà phòng hoá hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu đ­ược hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là:

A. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH2CH3.   

B. CH3COO-CH3 và CH3COO-CH2CH3.

C. C2H5COO-CH3  và C2H5COO-CH2CH3.

  D. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH3.

Câu 7: Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ đơn chức X, Y, Z. Cho 4,4 gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Cô cạn dung dịch thu được 4,1 gam một muối khan và thu được 1,232 lít hơi một ancol duy nhất  (ở 27,30C; 1 atm). Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOH; CH3CH2OH; CH3COOC2H5

  B. HCOOH; CH3CH2OH; HCOOC2H5

C. C2H5COOH; CH3CH2OH; C2H5COOC2H5

  D. CH2 =CH-COOH; CH3CH2OH; CH2 =CH-COOC2H5

Câu 8: Hoá hơi 2,64 gam hỗn hợp hai este X, Y đồng phân của nhau thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,84 gam khí nitơ ở cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất. Nếu đun hỗn hợp X, Y với một lượng dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

A. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5       B. HCOOC3H7 và HCOOC3H7

C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H3       D. Cả A, B đều đúng

Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ mạch hở, chứa cùng một loại nhóm chức hoá học. Khi đun nóng 47,2 gam hỗn hợp X với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được một ancol đơn chức và 38,2 gam hỗn hợp muối của 2 axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, nếu đốt cháy hết 9,44 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 12,096 lít khí O2, thu được 10,304 lít khí CO2. Các khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của các chất trong X là:

A. HCOOCH2-CH=CH2 và CH3COOCH2-CH=CH2          

B. CH3COOCH2-CH=CH2 và C2H5COOCH2-CH=CH2

C. CH2=CHCOOCH2CH3 và CH3CH=CHCOOCH2CH3   

D. CH2=CHCOOCH3 và CH3CH=CHCOOCH3

Câu 10: Đun nóng 7,66 gam hỗn hợp A gồm X, Y là hai chất hữu cơ đơn chức, có cùng loại nhóm chức, với 95 ml dung dịch NaOH 1 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol Z, có tỉ khối so với không khí bằng 1,59. Phần trăm khối lượng của X, Y lần lượt là:

A. 48%; 52%  

B. 45,60%; 54,40%    

C. 50%; 50%  

D. 48,30%; 51,70%

Câu 11: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, tỉ khối hơi của X so với không khí là 3,03. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 22 gam X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,25 M (H = 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 29,75 gam chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với axit HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Thành phần % về khối lượng các este trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. 50%; 50%  

B. 60%; 40%

C. 45; 65%     

D. 75%; 25%

Câu 12: X là este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra. Khi cho 0,2 mol X phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là:

A. (C2H5COO)2C2H4.

B. (HCOO)2C2H4.      

C. (CH3COO)2C2H4.  

D. (HCOO)3C3H5.

Câu 13: Cho hợp chất X (chứa C, H, O), có mạch C không phân nhánh, chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng vừa hết 91,5 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa một muối của axit hữu cơ, hai ancol đơn chức, no đồng đẳng liên tiếp để trung hoà hoàn toàn dung dịch Y cần dùng 153 ml dung dịch HCl 4 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thì thu được hỗn hợp hai ancol có tỉ khối hơi so với H2 là 26,5 và 47,202 gam hỗn hợp muối khan. Hợp chất X có công thức cấu tạo là:

A. C3H7OOC-C4H8-COOC2H5                     

B. CH3OOC-C3H6-COO-C3H7    

C. C3H7OOC-C2H4-COOC2H5                      

D. C2H5OOC-C3H6-COO-C3H7    

Câu 14: X là một este đa chức tạo bởi một ancol no, mạch hở, ba chức Y và một axit Z không no, đơn chức là dẫn xuất của một olefin. Trong X cacbon chiếm 56,7% khối lượng. Công thức cấu tạo của X là:

A. (CH3CH=CHCOO)3C3H5                 

B. (CH2=CHCOO)3C3H5         

C. [CH2=C(CH3)COO]3C3H5                                

D. A hoặc C

Câu 15: Đun nóng 0,05 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 6,7 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 4,6 gam ancol đơn chức C. Cho ancol C bay hơi ở 1270C và 1 atm sẽ chiếm thể tích 3,28 lít. CTPT của X là:

A. CH(COOCH3)3       

B. C2H4(COOCH3)2   

C. (COOC3H5)2             

D. (COOC2H5)2

Câu 16: Đun nóng 21,8 g chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1 lít dung dịch NaOH 0,5 M thu được 24,6 g muối của axit đơn chức Y và 1 lượng ancol Z. Nếu cho lượng ancol Z đó bay hơi ở 136,50C và 1,5 atm, thể tích khí thu được là 2,24 lít. Lượng dư NaOH được trung hoà bằng 2 lít dung dịch HCl 0,1 M.  Công thức cấu tạo của X là:

A. (CH3COO)3C3H5   

B. (C2H5COO)3C3H5  

C. (HCOO)3C3H5         

D. CH(COO)3C3H5

Câu 17: Khi xà phòng hoá 5,45 gam X có công thức phân tử C9H14O6 đã dùng 100 ml dung dịch NaOH 1 M thu được ancol no Y và muối của một axit hữu cơ. Để trung hoà lượng xút dư sau phản ứng phải dùng hết 50 ml dung dịch HCl 0,5 M. Biết rằng 23 gam ancol Y khi hoá hơi có thể tích bằng thể tích của 8 gam O2 (trong cùng điều kiện). Công thức của X là:

A. (C2H5COO)2-C3H5(OH)                           

B. (HCOO)3C6H11    

C. C2H5COO-C2H4-COO-C2H4COOH        

D. (CH3COO)3C3H5

Câu 18: X là este của axit A và ancol đơn chức B. Đun nóng 32,34 g X với dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và ancol B. Đun ancol B với H2SO4 đặc thu được 12,0736 lít khí Z ở 27,30C, 1 atm và dZ/B = 0,609. Nung Y với vôi tôi xút thu được 5,488 lít khí T duy nhất có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2(COOC2H5)2   

B. CH2(COOCH3)2     

C. (COOC2H5)2             

D. CH3-COO-C2H5

Câu 19: Đốt cháy a gam một este X cần 11,76 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 26,04 gam và thấy xuất hiện 42 gam kết tủa trắng. Biết este này do một axit đơn chức và ancol đơn chức tạo nên. Công thức phân tử của X là:

A. C4H8O2        

B. C2H4O2      

C. C3H6O2      

D. C5H10O2

Câu 20: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,75 gam hợp chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 2,8 lít CO2 (đktc) và 2,25 gam H2O. Nếu cho 2,75 gam X tác dụng với NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:

A. Metyl propionat    

B. Etyl propionat       

C. Etyl axetat 

D.  Isopropyl axetat

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,92 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Biết X tác dụng với KOH tạo ra hai chất hữu cơ. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6O2        

B. C3H4O2        

C. C2H4O2        

D. C4H8O2

Câu 22: Đốt cháy hoàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5              

B. CH3COOC2H5         

C. CH3COOCH3          

D. HCOOC2H3

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam este X tạo bởi ancol no, đơn chức, mạch hở và axit không no, mạch hở, đơn chức (thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, CH2=CHCOOH) thu được 3,584 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 1,72 g        

B. 4 g             

C. 7,44 g        

D. 3,44 g

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 151,9 gam. Khối lượng kết tủa tạo ra là:

A. 245 gam    

B. 482,65 gam

C. 325 gam     

D. 165 gam

Câu 25: Để đốt cháy hoàn toàn 6,24 gam một este X (MA < 180) cần 6,272 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có m gam kết tủa, khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 12,8 gam. Công thức phân tử của X là:

A. C4H6O2        

B. C7H10O2      

C. C7H8O4        

D. C7H10O4

Câu 26: Hỗn hợp X gồm axit fomic và axit axetic (tỉ lệ mol 1 : 1). Lấy 6,36 gam X tác dụng với 6,9 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4) thu được 7,776 gam hỗn hợp este, hiệu suất của các phản ứng este hoá bằng nhau. Giá trị của H là:

A.  60%                      

B. 80%                       

C.  85%                      

D. 50%

Câu 27: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:                          

A. 10,12.        

B. 6,48                       

C. 8,10                       

D. 16,20.

Câu 28: Cho 0,1 mol glixerol phản ứng với 0,15 axit axetic có xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este B (không chứa chức khác) với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là:

A. 8,72 g        

B. 14,02 g      

C. 13,10 g      

D. Đáp án khác.

Câu 29: Khi cho 58,5 gam một chất béo có thành phần chính là tristearin phản ứng với dung dịch iot thì thấy cần một dung dịch chứa 9,91 gam iot. Chỉ số iot của mẫu chất béo trên là:

A. 16,93         

B. 16,39         

C. 19,63         

D. 13,69

Câu 30: Khi xà phòng hoá 0,9 gam chất béo cần 24 ml dung dịch KOH 0,25 M. Chỉ số xà phòng hoá của mẫu chất béo đó là:

A. 37,333       

B. 3,733         

C. 0,3733       

D. 373,33

Đề số 2

Câu 1: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có

  A. nhóm chức axit.              B. nhóm chức xeton.            C. nhóm chức ancol.            D. nhóm chức anđehit.

Câu 2: Chất thuộc loại đisaccarit là

  A. glucozơ.                           B. saccarozơ.                        C. xenlulozơ.                       D. fructozơ.

Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là

  A. glucozơ và mantozơ.       B. fructozơ và glucozơ.    

  C. fructozơ và mantozơ.      D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 4: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

  A. C2H5OH.                         B. CH3COOH.                     C. HCOOH.                        D. CH3CHO.

Câu 5: Saccarozơ và glucozơ đều có

  A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

  B. phản ứng với dung dịch NaCl.

  C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

  D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 6: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

   A. CH3CHO và CH3CH2OH.                                          B. CH3CH2OH và CH3CHO.

   C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.                             D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Câu 7: Chất tham gia phản ứng tráng gương là 

  A. xenlulozơ.                       B. tinh bột.                           C. fructozơ.                         D. saccarozơ. 

Câu 8: Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là

  A. C6H12O6 (glucozơ). B. CH3COOH.                             C. HCHO.                            D. HCOOH.

Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2

  A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.                                      B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.

  C. glucozơ, glixerol, axit axetic.                                       D. glucozơ, glixerol, natri axetat.

Câu 10: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dd glucozơ phản ứng với 

  A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.                               B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

  C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.                                        D. kim loại Na.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Khi thuỷ phân tinh bột ta thu sản phẩm cuối cùng là:

   A.xenlulozơ.                       B. frutozơ.                            C. glucozơ.                           D. saccarozơ. 

Câu 2: Để xác định trong nước tiểu của người bệnh nhân đái tháo đường người ta dùng:

  A. Axit axetit                       B. Đồng (II) hidroxit           C. Đồng oxit                        D. Natri hidroxit

Câu 3: Điểm giống nhau giữa glucozơ và sacarozơ là

  A. Đều có trong củ cải đường                                         

  B. Đều hoà tan dung dịch Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh

  C. Đều tham gia phản ứng tráng gương

  D. Đều được sử dụng trong y học

Câu 4: Câu nào đúng trong các câu sau: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về

  A. Công thức phân tử.         B. Tính tan trong nước lạnh. 

  C. Phản ứng thuỷ phân.                                                    D. Cấu trúc phân tử.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng?

  A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh.                                

  B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.

  C. Nhỏ dd iốt lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh.                                   

   D. Nước ép chuối chín cho pứ tráng bạc.

Câu 6: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucozơ?

  A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.          B. Tráng gương, tráng phích.

  C. Nguyên liệu sản xuất ancoletylic.                         D. Nguyên liệu sản xuất PVC.

Câu 7: Các chất: glucozơ, fomandehit, axetandehit, metylfomiat, trong phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:

  A. C6H12O6                          B. HCOOCH3                      C. CH3CHO                        D. HCHO

Câu 8: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit:  

  A. Glucozơ                          B. Saccarozơ                        C. Tinh bột                           D. Xenlulozơ  

Câu 9: Cho biết chất nào sau đây thuộc polisacarit:

  A. Glucozơ                          B. Saccarozơ                        C. Chất béo                          D. Xenlulozơ

Câu 10: Chất nào sau đây là đồng phân của fructozơ?

  A. Glucozơ                          B. Saccarozơ                        C. Tinh bột                           D. Xenlulozơ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Saccarozơ có thể tác dụng với các chất 

  A. H2/Ni/to; Cu(OH)2/to                                                    B. Cu(OH)2/to; CH3COOH/H2SO4 đặc/to

  C. Cu(OH)2/to; dd AgNO3/NH3                                       D. H2/Ni/to; CH3COOH/H2SO4 đặc/to

Câu 2: Cho các dung dịch : glucozơ, glixerol, metanal (fomanđehit), etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dd trên ?

  A. Cu(OH)2                                                                       B. Dung dịch AgNO3 trong NH3       

  C. Na                                                                                D. nước Brom

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?                                                                                       

  A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ

  B. Fructozơ có phản ứng với dd AgNO3/NH3, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO

  C. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng với dd AgNO3/NH3      

  D. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ chỉ được glucozơ

Câu 4: Phát biểu không đúng là:

  A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác, H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương

  B. Thủy phân (xúc tác, H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một loại monosaccarit

  C. Dd fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.                                   

  D. Dd fructozơ hòa tan được Cu(OH)2

Câu 5: Từ xenlulozơ ta có thể sản suất được                      

  A. Nilon-6,6                         B. Tơ capron                        C. Tơ axetat                         D. Tơ enang

Câu 6: Cho các chất: ancol etylic, glyxerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:                                                                                       

  A. 4                                       B. 1                                     C. 3                                       D. 2

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom                                          

  B. Saccarozơ không làm mất màu nước brom

  C. Xenlulozơ chỉ có cấu trúc mạch thẳng                                                                     

  D. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc

Câu 8: Cho một số tính chất: Có cấu trúc polyme dạng mạch nhánh (1); tan trong nước (2); làm dd I2 hóa xanh (3); tạo dd keo khi đun nóng (4); phản ứng với dd H2SO4 loãng (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). Các tính chất của tinh bột là:  

  A. (1), (3), (4), (5)                B. (1), (2), (4), (5)                C. (1), (3), (4), (6)                D. (1), (2), (3), (4), (5)

Câu 9: Trong số các phân tử amilozơ, các mắt xích glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây?

  A. α-1,6-glycozit                  B. β-1,6-glycozit                   C. α-1,4-glycozit                  D. β-1,4-glycozit

Câu 10: Cho một số tính chất: polysaccarit (1); khối tinh thể không màu (2); khi thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ (3); tham gia phản ứng tráng gương (4); phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất của saccarozơ là:

  A. (1), (2), (3), (4)                 B. (2), (3), (5)                       C. (3), (4), (5)                       D. (1), (2), (3), (5)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh                     B. Glucozơ bị khử bởi dd AgNO3/NH3

  C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh                  D. Saccarozơ làm mất màu dd brom

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.                            B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

  C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.                 D. Glucozơ bị khử bởi ddịch AgNO3 trong NH3

Câu 3: Dữ liệu thực nhiệm nào sau đây không dùng để xác định công thức cấu tạo của glucozơ?             A. Glucozơ hòa tan được kết tủa Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo dd màu xanh lam     

  B. Glucozơ lên men tạo ra rượu

  C. Glucozơ có phản ứng tráng gương                                                                            

  D. Glucozơ tạo được este có 5 gốc CH3COO-

Câu 4: Cho các chất: glucozơ, fructozơ, glyxerin, andehit axetic, saccarozơ. Có bao nhiêu chất trong số trên khi tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dd xanh lam?

  A. 2                                       B. 3                                       C. 4                                       D. 5

Câu 5: Xenlulozơ không phản ứng (hoặc không tan) trong tác nhân nào dưới đây?

  A. H2/Ni, to                           B. HNO3/H2SO4 đặc, to       C. nước Svayde                   D. CS2/NaOH 

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

  1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

  2) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

  3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

  4) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.

  5) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

  6) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng là               

  A. 4.                                     B. 5.                                     C. 2.                                             D. 3.

Câu 7: Cho các chất sau: Phenol, benzen, toluen, stiren, vinyl clorua, axit acrylic, fructozơ, glucozơ, triolein. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là :

  A. 5                                      B. 6                                      C. 4                                      D. 7

Câu 8: Bằng phương pháp lên men từ các nông sản chứa nhiều tinh bột (gạo, ngô, …) người ta thu được ancol etylic. Để tách ancol etylic ra khỏi dung dịch người ta dùng phương pháp nào sau đây ?

  A. Chiết.                              B. Lọc.                                 C. Cô cạn.                            D. Chưng cất.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:  

  1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ 

  2) Các gốc α-glucozơ trong mạch amylopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit.  

  3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh. 

  4) Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước Svayde 

  5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat. 

  6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh. 

  7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa ancol trong phân tử. 

Số phát biểu không đúng là: 

  A. 3                                      B. 5                                      C. 6                                  D.

Câu 10: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ                             

  (1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. 

  (2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. 

  (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. 

  (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. 

Thứ tự tiến hành đúng là 

  A. 4, 2, 1, 3.                         B. 1, 4, 2, 3.                         C. 1, 2, 3, 4.                         D. 4, 2, 3, 1. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Cẩm Phả. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF