OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Kỷ

21/10/2021 1.01 MB 182 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211021/12930842144_20211021_171131.pdf?r=873
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để kì thi sắp tới đạt kết quả cao, mời các bạn học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Kỷ để ôn tập các kiến thức cơ bản, làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác. Chúc các bạn thi tốt! 

 

 
 

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

B. có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

C. có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.

D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

Câu 2: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là

A. 6                                                B. 3                                    C. 4                                    D. 5

Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

Câu 4: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy loại đipeptit ?

A. 1                                                B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 5: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 1 và 1.                                                                                 B. 2 và 2.

C. 2 và 1                                                                                  D. 1 và 2.

Câu 6: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 1                                                B. 4                                    C. 2                                    D. 3

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit

C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là chất khí có mùi khai

Câu 8: Có tối đa bao nhiêu loại tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?

A. 3                                                B. 5                                    C. 6                                    D. 8

Câu 9: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Câu 10: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là                          A. 2     B.

3   C. 5 D. 4

Câu 11: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaCl.                                                                 B. dung dịch HCl.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                                       D. dung dịch NaOH.

Câu 12: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là

A. 6                                                B. 3                                    C. 5                                    D. 4

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit

C. tein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.

D. Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.

Câu 14: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. Hỗn hợp các α-aminoaxit.                                                   B. Hỗn hợp các β-aminoaxit.

C. axit cacboxylic                                                                    D. este.

Câu 15: Thuỷ phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu amino axit?

A. 2                                                B. 3                                    C. 4                                    D. 5

Câu 16: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H3N-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-.

C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-.

D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 17: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là: Arg – Pro

– Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe).

A. 3                                                B. 4                                    C. 5                                    D. 6

Câu 18: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuộc thử sau để phân biệt 4 chất trên:

A. Quỳ tím                                    B. Phenol phtalein             C. HNO3 đặc.                   D. CuSO4.

Câu 19: Để nhận biết các chất lỏng dầu hoả, dầu mè, giấm ăn và lòng trắng trứng ta có thể tiến hành theo thứ tự nào sau đây:

A. Dùng quỳ tím, dùng vài giọt HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH

B. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH.

C. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch iot, dùng Cu(OH)2

D. Dùng phenolphtalein, dùng HNO3 đặc, dùng H2SO4 đặc.

Câu 20: khi thủy phân các pentapeptit dưới đây :

(1) : Ala–Gly–Ala–Glu–Val

(2): Glu–Gly–Val–Ala–Glu

(3): Ala–Gly–Val–Val–Glu

(4): Gly–Gly–Val–Ala–Ala

pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188?

A. (1), (3)                                       B. (2),(3)                            C. (1),(4)                            D. (2),(4)

Câu 21: Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:

A. 0,1 lit                                        B. 0,2 lít                             C. 0,23 lít                          D. 0,4 lít

Câu 22: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

A. 6                                                B. 9                                    C. 4                                    D. 3

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng

B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit

C. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

D. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val- Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.                                                         B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.                                                         D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 25: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 2.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 26: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là

A. 6.                            B. 3.                            C. 5.                            D. 4.

Câu 27: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. α-aminoaxit.           B. β-aminoaxit.           C. axit cacboxylic.      D. este.

Câu 28: Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là

A. 3.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 29: Cho hỗn hợp hai amino axit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì

A. Amino axit và HCl cùng hết                          B. Dư amino axit

C. Dư HCl                                                           D. Không xác định được

Câu 30: Dãy chất nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần bậc của amin?

A. CH3CH2NHCH3, CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3

B. C2H5NH2, (CH3)2CHNH2, (CH3)3CNH2

C. CH3NH2, CH3CH2NHCH3, (CH3)2NCH2CH3

Đ. CH3NH2, (CH3)2NCH2CH3, CH3CH2NHCH3

Đề số 2

Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là             

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5.                            B. 7.                            C. 6.                            D. 8.

Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 5.

Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

A. 3 amin.                   B. 5 amin.                    C. 6 amin.                   D. 7 amin.     

Câu 7: Anilin có công thức là

A. CH3COOH.           B. C6H5OH.                C. C6H5NH2.               D. CH3OH.

Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2               B. CH3–CH(CH3)–NH2   C.  CH3–NH–CH3             D. C6H5NH2

Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

A. 4 amin.                               B. 5 amin.                          C. 6 amin.                         D. 7 amin.   

Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin.                   B. Etylmetylamin.             C. Isopropanamin.            D. Isopropylamin. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 2: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 4: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 5: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 315 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 6: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 711 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. heptapeptit.

Câu 7: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 306 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit

Câu 8: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 339 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?

A. tripetit.                           B. đipetit.                       C. tetrapeptit.                 D. pentapepit.

Câu 9: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 217 đvC. Trong peptit (X) có ?

A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.                 B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.                     

C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin.                 D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

Câu 10: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Trong peptit (X) có ?

A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.                 B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.                     

C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin.                 D. 2 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Tên este RCOOR gồm: tên gốc hiđrocacbon R + tên anion gốc axit (đuôi “at“).

B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm –COOH của axit cacboxylic bằng gốc hiđrocacbon thì được este.

C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều và gọi là phản ứng xà phòng hoá.

D. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C vì este có khối lượng phân tử nhỏ hơn.

Câu 2. Trong sơ đồ mối liên hệ giữa hiđrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan được đặt ở ô trung tâm vì

A. ankan tương đối trơ về mặt hoá học.

B. ankan có thể tách H2 tạo thành các hiđrocacbon không no và cộng O2 sinh ra dẫn xuất chứa oxi.

C. ngành công nghiệp hoá chất lấy dầu mỏ làm nền tảng. Từ ankan trong dầu mỏ người ta sản xuất ra các hiđrocacbon khác và các loại dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. lí do khác.

Câu 3. Công thức tổng quát của este tạo bởi axit đơn chức no mạch hở và ancol đơn chức no mạch hở có dạng.

A. CnH2n+2O2 ( n ≥ 2)                                         

B. CnH2nO2 (n ≥ 2)                                                             

C. CnH2nO2  ( n ≥ 3)                                

D. CnH2n-2O2 ( n ≥ 4)

Câu 4. Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là

A. 3. 

B. 4.        

C. 5.                                            

D. 6.

Câu 5. Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp 3 axit béo C17H35COOH, C17H33­COOH, C17H31COOH để thu được chất béo khác nhau. Số CTCT có thể có là bao nhiêu?

A.21      

B.18              

C.16      

D.19

Câu 6. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

A.5         

B.2     

C.4                                

D.6        

Câu 7. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2 là:

A.10      

B.9     

C.7            

D.5

Câu 8. Hãy cho biết có bao nhiêu chất hữu cơ đơn chức có công thức phân tử là C3H6O2?

A. 4              

B. 2            

C. 3                

D. 5

Câu 9. Glixerol C3H5(OH)3 có khả năng tạo ra 3 lần este (trieste). Nếu đun nóng glixerol với hỗn hợp axit R'COOH và R''COOH (có H2SO4  đặc xúc tác) thì thu được tối đa là bao nhiêu este?

A.

B. 6     

C. 4

D. 8

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este cho sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21g, sau đó cho qua dd Ca(OH)2 dư thu được 34,5g kết tủa.   Các este nói trên thuộc loại:

A. No đơn chức                                           

B. Không no đơn chức                                     

C. No đa chức           

D. Không no đa chức.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF