OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Hòn Gai

28/06/2021 1.13 MB 342 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210628/189944462241_20210628_193433.pdf?r=900
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Hòn Gai. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em và quý thầy cô dạng đề thi thử phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

TRƯỜNG THPT HÒN GAI

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:

"Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt." (Aristotle) Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu.

 (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.11, 12)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những điều cần làm khi người ta còn trẻ.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong đoạn trích Rừng xà nu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

2.

Theo đoạn trích, những người trẻ thường giết thời giờ với: những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương.

3.

Tác dụng của việc trích dẫn câu nói của Aristotle trong đoạn trích:

- Câu nói đang khẳng định rõ thói quen tốt thời trẻ tạo nên khác biệt rất lớn. Điều đó có tác động sâu sắc đến tư duy người đọc.

- Dùng câu nói của một nhà triết học tên tuổi nhằm tăng tính thuyết phục cho vấn đề tác giả đang đặt ra.

4.

- Học sinh trình bày quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một nửa.

- Lí giải thuyết phục.

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần làm khi còn trẻ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ nững điều cần làm khi còn trẻ. Có thể triển khai theo hướng:

- Đầu tư cho sức khỏe;

- Đầu tư cho học tập, nâng cao trình độ qua việc đi học ở trường, đọc sách, học trực tuyến thêm trên mạng,…

- Rèn kĩ năng sống qua các tổ chức cộng đồng, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, thiện nguyện, làm thêm…;

- Tự học một môn nghệ thuật / thể thao mà mình đam mê;

- Đi du lịch…

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” và đoạn trích.

* Cảm nhận hình tượng cây xà nu:

- Nghĩa tả thực: Cây xà nu là cây thuộc họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên, mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt.

- Sự sống của cây trong tư thế đối mặt với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe doạ của diệt vong.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Có những thứ bạn tìm trên Google không thấy

Đối với nhiều người, cuộc cách mạng kĩ thuật số đã trao cho máy vi tính - máy tính bàn, máy tính xách tay và các thiết bị cầm tay - quyền kiểm soát. Con chíp silicon trở thành bá chủ, không phải vì các phương tiện truyền thông không buông tha ta mà vì chúng ta không thể dời xa nó. Tôi chẳng khác gì các bạn. Tôi cũng làm việc online. Tôi dùng trình duyệt để đặt chuyến bay, đặt phòng khách sạn, thanh toán hóa đơn, lên lịch cuộc hẹn, theo dõi chứng khoán và xem tin tức. Nhưng tôi không ngại chuyện phải ngắt liên kết. Điện thoại di động của tôi thường xuyên tắt. Ngoại trừ những chuyến công tác, bình thường tôi bỏ máy tính xách tay ở nhà. Thỉnh thoảng mấy ngày tôi mới kiểm tra e-mail một lần, đặc biệt vào cuối tuần. Đồng nghiệp nghĩ tôi là người cổ lỗ sĩ, nhưng tôi thấy vậy thật tuyệt.

Có hôm khi đang rảo bộ trong khuôn viên trường đại học Virginia, tôi vô cùng thích thú với tiết trời khô lạnh và những chiếc lá đang chuyển vàng, cam rồi sang đỏ. Nhưng tôi tự hỏi liệu các bạn sinh viên của trường có nhận thấy điều đó hay không. Mắt dán chặt vào màn hình, tay dính trên bàn phím, họ mê mẩn khám phá những chân trời vô hình, hoàn toàn quên lãng mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

Tôi biết một số người có công việc hoặc hoàn cảnh đặc biệt buộc phải kết nối mạng 24/7. Nhưng với hàng triệu người khác thì không cần như vậy. Chúng ta có vẻ ngày càng lo lắng mỗi khi không kết nối được internet. Chúng ta sợ nếu không kiểm tra e-mail, không lướt web, không viết gì đó lên trang cá nhân thì bạn sẽ biến mất.

Những người bị ám ảnh bởi các thiết bị điện tử quên rằng họ có toàn quyền lựa chọn. Họ có thể dứt khỏi sự cám dỗ đó và tập trung vào sự vật/sự việc khác. Vậy bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi. Tắt ti-vi. Tắt điện thoại. Và bước ra ngoài trời.

Các nghiên cứu tâm lí suốt hai mươi năm qua cho thấy nếu bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên, bạn sẽ tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nhìn chung nâng cao khả năng nhận thức hơn. Tại sao ư? Tôi không biết. Có lẽ như vậy là bình thường… hoặc thư giãn, cũng có thể trong gen con người đã quy định thế. Rõ ràng khi được kết nối lại với mọi người và vạn vật quanh ta, cảm giác thật là tuyệt! Mách nhỏ nhé, bạn không thể tìm thấy điều này trên Google đâu.

(Trên cả giàu có - Julia Guth - Giám đốc điều hành The Oxford Club)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những lợi ích nào khi “bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên”?

Câu 3: Anh (chị) có đồng tình với giải pháp của tác giả những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử được nêu trong đoạn trích: “Bạn hãy làm một cuộc cách mạng quyết liệt đi. Tắt ti-vi. Tắt điện thoại. Và bước ra ngoài trời”.

Câu 4: Theo anh (chị) để trở thành người sử dụng kết nối mạng thông minh chúng ta cần phải làm gì?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.

Câu 2: (5.0 điểm)

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: Những lợi ích nào khi “bạn đến những vùng thôn dã yên bình và gần gũi với thiên nhiên”: tập trung tốt hơn, nhớ lâu hơn và nâng cao khả năng nhận thức hơn.

Câu 3: Các em có thể đưa ra ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với quan điểm của tác giả nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể lựa chọn quan điểm đồng tình với giải pháp của tác giả vì:

- Đó là giải pháp đúng đắn, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với những người bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử.

- Chúng ta luôn lệ thuộc và bị ám ảnh bởi thiết bị điện tử sẽ không cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống thực, dần dần sẽ trở nên vô cảm với thế giới xung quanh.

- Nghiêm trọng hơn nhiều người có thể mắc chứng bệnh tự kỉ, cuồng online…

Câu 4: Gợi ý tham khảo:

- Cần phải biết sử dụng kết nối mạng để phục vụ cho cuộc sống và công việc bởi vì kết nối mạng là công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bởi, kết nối mạng đem đến cho chúng ta những lợi ích không nhỏ. Như: tìm được những thông tin hữu ích cho công việc và cuộc sống; thư giãn, giải trí; giao lưu, kết nối bạn bè…

- Tuy nhiên, đừng để kết nối mạng ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, đừng quá chú tâm, lệ thuộc vào thế giới ảo, cần chú ý đến các mối quan hệ trong đời sống thực, cần có những trải nghiệm thực tế và biết quan tâm đến những người xung quanh.

II. Làm văn

Câu 1: Dàn ý tham khảo

- Mở đoạn: Xác định vấn đề cần nghị luận: Con người phải biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh.

- Thân đoạn: Triển khai vấn đề nghị luận

  • Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ con người cần kết nối với thế giới xung quanh để thấy được sự phong phú và giàu có cho cuộc sống.
  • Xuất phát từ thực tế thế giới ảo đang lấn át cuộc sống của mỗi con người.
  • Nhiều người đã và đang lệ thuộc vào các thiết bị điện tử mà quên đi cuộc sống thực.

=> Dẫn đến, con người thiếu kiến thức và kỹ năng thực tế; tâm hồn trở nên chai cứng, vô cảm, thiếu sự chia sẻ, đồng cảm…

- Chỉ khi biết kết nối với vạn vật và thế giới xung quanh thì con người mới tìm được ý nghĩa của cuộc sống đích thực; tâm hồn trở nên phong phú và giàu có; biết trân quý cuộc sống…

- Kết đoạn: Vì vậy, mỗi cá nhân cần ý thức được sự cần thiết của việc kết nối với thế giới xung quanh; cần có những việc làm cụ thể để kết nối với mọi người và vạn vật xung quanh.

Câu 2: Gợi ý làm bài

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Đặc điểm hồn thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.

- Tây Tiến tiêu biểu cho đời thơ, cho phong cách thơ Quang Dũng; một trong số tác phẩm thành công nhất viết về người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ (Tây Tiến).

2. Cảm nhận về đoạn thơ:

2.1. Cảm nhận chung:

- Đoạn thơ tập trung khắc tạc bức tượng đài nghệ thuật về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng - một vẻ đẹp mang đặc trưng riêng của người lính trong thơ Quang Dũng.

- Tác giả không miêu tả một gương mặt cụ thể mà khái quát chân dung cả một đoàn binh.

2.2. Cảm nhận cụ thể:

- Dáng vẻ, ngoại hình: kì dị, độc đáo, khác thường (kết hợp bút pháp hiện thực với lãng mạn để khắc họa: thủ pháp tương phản, ẩn dụ, lối nói tếu táo, trẻ trung đậm chất lính...). Nhà thơ không hề né tránh hiện thực chiến đấu gian khổ của đoàn binh nhưng đã lãng mạn hóa hiện thực. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ốm mà không yếu, tiều tụy nhưng vẫn toát  lên khí chất hùng dũng, oai phong lẫm liệt.

- Thế giới nội tâm: sử dụng bút pháp tương phản trong ngôn ngữ và hình 0.5 ảnh thơ... làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến: Những anh hùng mạnh mẽ, dữ dội trong giấc mộng diệt thù, lập công cũng là những chàng trai với tâm hồn lãng mạn, đầy mộng mơ trong nỗi nhớ về Hà Nội, về một dáng kiều thơm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Triết gia: Hãy tưởng tượng mình đang đứng trên sân khấu. Khi đó, nếu cả hội trường sáng đèn thì cậu có thể nhìn rõ đến cả hàng ghế cuối cùng. Nhưng nếu đèn chiếu cường độ mạnh chỉ tập trung vào chỗ cậu đứng thì chắc chắn cậu sẽ không thể nhìn thấy ngay cả hàng ghế đầu tiên.

Cuộc đời của chúng ta giống hệt như vậy. Chính vì đang chiếu ánh sáng mờ nhạt vào cả cuộc đời nên mới nhìn thấy, hay đúng ra là cảm thấy mình nhìn thấy, cả quá khứ lẫn tương lai. Nhưng nếu rọi đúng đèn chiếu cường độ mạnh vào "ngay tại đây, vào lúc này" thì sẽ không thấy quá khứ và tương lai nữa.

Chàng thanh niên: Đèn chiếu cường độ mạnh tr?

Triết gia: Phải! Chúng ta cần sống hết mình "ngay tại đây, vào lúc này".

... Đi nhìn quá khứ và tương lai là cậu đang tìm cách biện hộ cho chính mình. Chuyện đã xảy ra trong quá khứ không còn liên quan gì đến cậu "ngay tại đây, vào lúc này" và tương lai ra sao cũng không phải là việc cậu cần suy nghĩ ngay tại đây, vào lúc này". Nếu sống hết mình "ngay tại đây, vào lúc này", sẽ chẳng cần nói đến những điều đó.

Chàng thanh niên: Nhưng...

Triết gia: ...Ta cho rằng cuộc đời mình thế này nên không thể sống khác, còn xấu xa thì không phải lỗi của ta, mà là tại quá khứ, tại hoàn cảnh. Quá khứ được nêu ra ở đây không là gì khác ngoài một sự bao biện, một lời nói dối cuộc đời.

Lối sống của cậu "ngay tại đây, vào lúc này” có thể thay đổi được bằng ý chí bản thân. Cuộc đời quá khứ có vẻ là một vạch liền chỉ vì cậu không ngừng quyết tâm "không thay đổi" mà thôi. Còn cuộc đời tương lai là một tờ giấy trắng, không kẻ săn đường đi. Ở đó không có câu chuyện nào cả.

Chàng thanh niên: Nhưng, đó là chủ nghĩa nắm bắt từng khoảnh khắc. Không, là chủ nghĩa khoái lạc xấu xa mới đúng!

Triết gia: Không phải! Việc rọi đèn chiếu vào duy nhất một chỗ "ngay tại đây, vào lúc này” chính là sống một cách nghiêm túc và trân trọng nhất với những gì ta có thể làm được lúc này.

(Dám bị ghét - Koga Fumitake, Kishimi Ichiro - NXB Lao động, H, 2018 – tr 316,317)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định nhân vật giao tiếp trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. Theo anh/chị, hình ảnh “đèn chiếu cường độ mạnh” trong đoạn văn bản tượng trưng cho điều gì?

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan niệm “cuộc đời mình thế này nên không thể sống khác, còn xấu xa thì không phải lỗi của ta, mà là tại quá khứ, tại hoàn cảnh” không? Vì sao?

Câu 4. Nêu giá trị của việc lặp lại cụm từ “ngay tại đây, vào lúc này trong đoạn văn bản.

II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

(Việt Bắc – Tố Hữu - SGK Ngữ văn 12, tập Một)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc - hiểu

Câu 1. Nhân vật giao tiếp: triết gia và chàng thanh niên. Hình ảnh “đèn chiếu cường độ mạnh” tượng trưng.

Câu 2. 

- Thái độ sống hết mình cho từng khoảnh khắc của hiện tại.

- Thái độ sống một cách nghiêm túc và trân trọng với những gì có thể làm được trong hiện tại. Thí sinh có thể trả lời đồng tình không đồng tình vừa đồng tình vừa không đồng tình. Yêu cầu lí giải ngắn gọn, hợp lí, mạch lạc và thuyết phục.

Câu 3. 

- Bày tỏ quan điểm

- Lí giải quan điểm

Một số gợi ý theo hưởng không đồng tình:

- Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, cuộc sống của mỗi con người cũng như thế. Khi con người mong muốn, con người đều có thể thay đổi được chính mình theo hướng tích cực hơn.

- Bất cứ điều gì xảy ra đều là do nguyên nhân chủ quan và khách quan nên khi trở nên tha hóa, xấu xa thì đó không chỉ là lỗi của hoàn cảnh mà là của mỗi người.

- Con người cần hiểu được chính mình và có ý thức thay đổi mình tốt hơn để góp phần vào sự phát triển chung của xã hội Một số gợi ý theo hướng đồng tình: -Mỗi cá nhân có một năng lực, phẩm chất riêng, sống trong một điều kiện cụ thể riêng nên sự thay đổi để bứt phá là rất khó khăn.

- Con người luôn chịu tác động của hoàn cảnh nên hoàn cảnh chính là yếu tố khiến con người trở nên xấu xa, tha hóa.

- Con người cũng cần biết hướng về quá khứ thì mới có thể tồn tại trong hiện tại và hiểu được tương lai.

Câu 4. Giá trị của cụm từ “ngay tại đây, vào lúc này”.

- Tạo ấn tượng và gây sự chú ý đối với nhân vật “chàng thanh niên” trong cuộc trò chuyện cũng như gây sự chú ý với bạn đọc.

- Khẳng định ý nghĩa quan trọng, ý nghĩa quyết định của từng khoảnh khắc hiện tại đối với mỗi người.

- Nhắc nhở mỗi người cần có thái độ sống trân trọng, hết mình với hiện tại.

II. Làm văn 

Câu 1. Suy nghĩ về tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

a, Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn với độ dài 200 chữ. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc xích.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Có thể triển khai theo hướng sau:

- Lối sống “không chịu thay đổi” là lối sống trì trệ, bảo thủ, ngại va chạm, không chịu tiếp thu cái mới, chỉ hoài niệm về quá khứ. Lối sống này đang tồn tại ở một bộ phận giới trẻ.

- Lối sống này mang lại nhiều tác hại ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, khiến con người trở thành cái bóng của người khác, không thực hiện các mục tiêu trong cuộc đời, dễ gặp thất bại, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội... (Thí sinh cần nêu dẫn chứng phù hợp)

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Cảm nhận của về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ; nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nếu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của tình cảm quân dân, từ đó nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn trích.

* Cảm nhận vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ:

- Đoạn thơ gồm lời hỏi và lời đáp của người ở lại (nhân dân Việt Bắc) và người ra đi (người cán bộ cách mạng), thể hiện tình cảm sâu sắc, đậm đà, gắn bó.

- Tình cảm của người ở lại

+ Đoạn thơ đầu gồm mười hai dòng thơ thể hiện tình cảm đậm đà, đằm thắm của người ở lại dành cho người ra đi. Đoạn thơ nhắc lại kỉ niệm của những ngày Cách mạng còn non yếu, tuy tươi vui, lạc quan nhưng cũng lắm gian nan, cơ cực. Càng gian khổ lại càng nghĩa tình tấm lòng của người dân đối với Cách mạng, với kháng chiến thật “đậm đà lòng son”, thuỷ chung ân nghĩa, người cán bộ về xuôi chỉ xa cách về không gian địa lý nhưng không có sự xa cách trong tâm hồn; “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” từ nay đã trở thành một phần máu thịt của người đi...

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Hòn Gai. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF