Trong suốt thời gian ôn tập trước kì thi tuyển chọn Học sinh giỏi, việc tìm tài liệu và luyện đề là vô cùng cần thiết với các em học sinh. HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 trường THCS Võ Thị Sáu có đáp án chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 90 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật người Anh (Truyện Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh, Ngữ văn Lớp 6, Tập I) qua đoạn văn sau:
"Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".
Câu 2: (4,0 điểm)
Phân tích tác dụng của phép so sánh trong bài ca dao sau:
“Trên trời mây trắng như bông,
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Mấy cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng.”
(Ngô Văn Phú)
Câu 3: (12,0 điểm)
Miêu tả cảnh lũy tre làng em vào một ngày giông bão.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: (4 điểm)
Yêu cầu:
* Về hình thức: Nêu đúng yêu cầu 1 đoạn văn. (1,0 điểm)
* Về nội dung:
- Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức tranh và tài năng của em gái mình. (0,5 điểm)
- Người anh muốn khóc vì quá xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa lánh của mình đối với em gái trước đây. (0,5 điểm)
- Người anh cảm thấy đó không phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh. (0,5 điểm)
- Người anh hiểu rằng chính lòng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng. (0,5 điểm)
- Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình. (1,0 điểm).
Câu 2: (4 điểm)
Yêu cầu:
* Chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. (1 điểm)
* Phân tích tác dụng: (3,0 điểm)
- Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời.
- Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những “núi” bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp.
2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu.
- Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động.
- Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó.
Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.
Câu 3: (12 điểm)
Yêu cầu:Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Về hình thức: Nêu đúng thể loại văn miêu tả, bố cục chặt chẽ biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, biết liên tưởng và tưởng tượng, văn viết có cảm xúc . (2 điểm)
*Về nội dung: (10 điểm)
- Cảnh luỹ tre làng trước khi có giông bão: Trời xanh trong, gió nhẹ, luỹ tre rì rào ca hát... (2 điểm)
- Cảnh luỹ tre làng trong giông bão: (6 điểm) Cần tập trung miêu tả những hình ảnh, màu sắc và âm thanh chủ đạo như:
+ Hình ảnh: Thân tre lắc lư, ngọn tre vút cong, những cành tre đan vào nhau chống chọi với cơn bão tố.
+ Âm thanh: Sấm chớp, gió rít, nước chảy, mưa…
+ Một số cây khác gẫy cành, đổ gục, riêng lũy tre vẫn kiên cường tựa vào nhau vững chắc như một bức tường thành. (cần kết hợp tả cảnh chung và riêng).
- Cảnh luỹ tre sau cơn mưa: Con người tiếp tục làm việc, mọi vật như đổi thay, riêng luỹ tre có một sự thay đổi kỳ diệu, tươi mới, màu sắc như xanh hơn, những búp măng như cao hơn, luỹ tre lại rì rào như ca hát... (2 điểm)
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là những gợi ý. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Chú ý những bài làm có tính sáng tạo.
- Điểm toàn bài là điểm từng phần cộng lại. Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1: (4 điểm):
a. Giải nghĩa từ “chạy” trong các câu sau? Hãy cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc nghĩa nào là nghĩa chuyển?
1) Chạy thi 100 mét
2) Chạy ăn từng bữa
b. Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc”.
(“Biển”- Khánh Chi).
Câu 2: (6 điểm):
a. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương mấy, trong tác phẩm nào? Truyện kể về sự việc gì?.
b. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của rừng đước qua đoạn văn sau:
“Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”. (Trích “Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi”)
c. Qua văn bản “Sông nước Cà Mau” hãy giới thiệu về vẻ đẹp một con sông quê em bằng đoạn văn 8 – 10 dòng?
Câu 3 (10 điểm)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
Câu 1: (4 điểm):
a. Học sinh giải nghĩa của từ và xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển mỗi câu cho 0,5 điểm
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:
Câu 2: (6 điểm)
Học sinh trả lời được các ý sau:
a. - Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII trong truyện “Đất rừng phương Nam” (0.5 điểm).
- Truyện viết về quãng đời lưu lạc của bé An- nhân vật chính tại đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (0.5 điểm).
b. Học sinh cảm nhận được các ý sau:
- Nghệ thuật so sánh (rừng đước như…..) như vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp hùng vĩ trù phú, tốt tươi, bạt ngàn vô tận, tràn trề sức sống (0.5điểm)
c. Học sinh đảm bảo được các ý sau:
1) Yêu cầu chung:
2) Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài:(1điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.(0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát các nhân vật trong câu chuyện.(0,5 điểm)
b) Thân bài:(8 điểm)
* Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).
- Các nhân vật phải được giới thiệu và miêu tả với đặc điểm hình dáng và tính cách cụ thể, được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện hợp lí: (6 điểm)
c) Kết bài:(1 điểm)
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1: (3,0 điểm)
"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".
(Vũ Tú Nam)
Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.
Câu 2. (7,0 điểm)
Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy
(Nguyễn Bính)
Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn phân tích những giá trị về mặt nghệ thuật trong một đoạn văn mà đề đã cho trước.
- Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: phép tu từ nhân hóa, so sánh; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động. 0,5 điểm
- Phép nhân hóa: Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia sẻ niềm vui như con người. 0,5 điểm
Câu 2 (7,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 điểm
b. Yêu cầu về kiến thức.
c. Biểu điểm
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 Trường THCS Võ Thị Sáu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024526 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024172 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024248 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)