OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Bùi Thị Xuân

31/10/2022 1 MB 471 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221031/601493563251_20221031_105521.pdf?r=1557
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Bùi Thị Xuân được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Chúc các em học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN HÓA HỌC 11

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. HNO3 là một axit mạnh, có tính oxi hóa mạnh.

B. Axit nitrit đặc khi tác dụng với C, S, P nó khử các phi kim đến mức oxi hóa cao nhất.

C. Muối nitrat được sử dụng chủ yếu để làm phân đạm (NH4NO3, NaNO3…) trong nông nghiệp.

D. Nhiều chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc

Câu 2: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây:

A. CaCO3                          

B. (NH4)3PO4                       

C. NaCl                     

D. NH4HCO3

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?

A. NaF nóng chảy.           

B. Dd NaF.                

C. NaF rắn, khan.     

D. Dd HF trong nước.

Câu 4: Muối nào sau đây không phải là muối axít?

A. NaHSO4          

B. Ca(HCO3)2                      

C. NaCl                     

D. KHS

Câu 5: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là

A. theo kiểu axit.            

B. vì là bazơ yếu nên không phân li.

C. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.        

D. theo kiểu bazơ.

II. Tự luận

Câu 1: Cho dung dịch X chứa 17,1 gam Ba(OH)2 vào dung dịch Y chứa 0,05 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3 được dung dịch A và kết tủa B.

a) Viết các phương trình hóa học dạng ion rút gọn

b) Tính khối lượng kết tủa B

Câu 2: Cho 3,04 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch B.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại trongA.

b) Tính thể tích dung dịch HNO3 1M tối thiểu cần dùng để hòa tan hết kim loại trong A.

Câu 3: Dân gian ta có câu:

"Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"

a) Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu nói trên (để thuyết phục mỗi lập luận cần có phương trình hóa học đi kèm).

b) Thực tế cho thấy nếu mưa rào có sấm chớp xảy ra liên tiếp nhiều ngày thì cây cối chậm phát triển, lá cây bị đốm hoặc cháy. Vậy hiện tượng này có mâu thuẫn với câu ca dao ở câu a hay không? Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

B

D

C

C

C

D

A

A

A

B

C

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

 

A

A

D

C

D

A

A

C

B

D

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a.

HCO3 - + OH- →CO3 2- + H2O

CO3 2- + Ba2+ → BaCO3

b.

Số mol Ba(OH)2 = 0,1 mol

HCO3 - +  OH- →  CO3 2- +  H2O

0,1 mol→ 0,1 mol→ 0,1 mol

CO3 2- + Ba2+ → BaCO3

0,15/1 > 0,1/ 1, suy ra CO3 2-

Số mol BaCO3 =0,1 mol

Khối lượng BaCO3 = 19,7 gam

Câu 2:

a.

Fe   →  Fe3+ + 3e

x             x     3x

Cu   → Cu2+   + 2e

y             y      2 y

NO3-   + 4H+ + 3e   → NO + H2O

              0,16   0,12   0,04

56x + 64y = 3,04

3x + 2 y = 0,12

Suy ra x = 0,02; y = 0,03

Khối lượng Fe: 0,02.56 = 1.12 (g)

Khối lượng Cu: 0,03.64 = 1,92 (g)

b.

HNO3 tối thiểu:

Fe → Fe 2+  +   2e

          0,02    0,04

Cu   → Cu2+   + 2e

            0,03       0,06

NO3-   + 4H+ +    3e → NO + H2O

              0,4/3     0,1

Số mol HNO3 = 0,4/3 (mol)

Thể tích HNO3 = 0,4/3 (mol)

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Theo A-rê-ni-ut, axit là

A. chất khi tan trong nước phân li ra anion H+.

B. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

C. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2. Thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để trung hoà hết 100 ml dd Ba(OH)2 0,1 M là

A. 200 ml.

B. 100 ml.

C. 150 ml.

D. 50 ml.

Câu 3. Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của dung dịch sau phản ứng là

A. pH = 2.

B. pH = 7.

C. pH > 7.

D. pH < 7.

Câu 4. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] < 0,10M.

B. [H+] = 0,10M.

C. [H+] < [CH3COO-].

D. [H+] > [CH3COO-].

Câu 5. Cho 5g NaCl vào dung dịch chứa 8,5g AgNO3 thì khối lượng kết tủa thu được sẽ là

A. 7,175g.

B. 71,8g.

C. 72,75g.

D. 73g.

II. Tự luận

Câu 1: Viết phương trình điện li của

a) Na2SO4.

b) HCl.

c) HCOOH.

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn của phản ứng sau

Na2CO3 + HCl → ? + ? + ?

b. Viết một phương trình hóa học dạng phân tử của phương trình ion rút gọn sau

Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Câu 3: 150 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 100 ml dung dịch BaCl2 0,1M thu được kết tủa trắng.

1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn.

2. Tính khối lượng kết tủa thu được.

3. Xác định các ion có trong dung dịch sau phản ứng (kèm số mol).

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

B

B

A

A

D

B

B

9

10

11

12

13

14

15

16

A

D

C

D

D

D

C

B

 

II. Tự luận

Câu 1.

a. Na2SO4 → 2Na+ + SO42-

b. HCl → H+ + Cl-

c. HCOOH ⇌ HCOO- + H+

Câu 2.

a. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

PT ion rút gọn: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

b. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

 Câu 1. Chất không phân li ra ion khi hòa tan trong nước là

A. CaCl2.

B. HClO.

C. Ca(OH)2.

D. C2H5OH.

Câu 2. Hợp chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. CH3COOCH3.

B. C2H5OH.

C. H2O.

D. KCl.

Câu 3. Muối nào sau đây là muối axit?

A. NH4Cl.

B. Na3PO4.

C. Ca(HCO3)2.

D. CH3COONa.

Câu 4. Chất không có tính lưỡng tính là

A. K2SO4.

B. ZnO.

C. Al(OH)3.

D. NaHCO3.

Câu 5. Để phân biệt dung dịch NH4Cl và dung dịch CuCl2 ta dùng dung dịch

A. HCl.

B. H2SO4.

C. NaNO3.

D. NaOH.

II. Tự luận

Câu 1. Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung môi nước:

a. Ba(OH)2

b. CH3COOH

c. K2S

d. Zn(OH)2.

Câu 2. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau:

a. Ba(OH)2 + HCl →

b. CaCO3 + HNO3 →

Câu 3. Dung dịch A có chứa: 0,01 mol M2+ ; 0,02 mol Al3+; 0,03 mol HCO32- và x mol Cl-. Khi cô cạn dung dịch A thu được 4,77 gam chất rắn khan.

a. Xác định giá trị của x và nguyên tố M.

b. Cho 300 ml dung dịch KOH 0,3M vào dung dịch A thu được m gam các chất kết tủa và dung dịch B. Xác định giá trị của m.

c. Nếu cô cạn dung dịch B sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

D

C

A

D

C

C

A

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

A

B

D

D

B

D

II. Tự luận

Câu 1.

a. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-

b. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+

c. K2S → 2K+ + S2-

d. Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH-

 Zn(OH)2 ⇌ ZnO22- + 2H+.

Câu 2.

a. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

PT ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

b. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 ↑ + H2O

PT ion rút gọn:

CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE
OFF