OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 170 bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020

16/05/2020 1.08 MB 390 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200516/899746622382_20200516_101428.pdf?r=5550
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 170 bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

BỘ 170 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ANCOL – PHENOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

Câu 1: Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống:

Nhóm chức là. ..... gây ra những phản ứng hóa học đặc trưng cho  phân tử  hợp chất hữu cơ.

A. nguyên tố                         B. nhóm các nguyên tố  C. các nguyên tử                     D. nhóm nguyên tử.   

Câu 2: Công thức chung của rượu no đơn chức là?

A. CnH2nOH                         B. (CH3)nOH                 C. R­n(OH)m                            D. CnH2n+2O  

Câu 3: Số đồng phân của rượu no đơn chức  có công thức phân tử  C4H10O bằng:

A. 3        B. 4                        C. 5                                D. 6

Câu 4: Rựơu thơm ứng với công thức C8H10O có mấy đồng phân?

A. 4        B. 5                        C. 6                                D. 7

Câu 5: Phenol còn được gọi là:

A.rượu thơm                         B. axit cacboxylic          C. phenolic                              D. axit phenic

Câu 6: Ở điều kiện thường, metanol là chất lỏng mặc dù khối lượng  phân tử  của nó không lớn, đó là do:

A. Các phân tử metanol tạo được liên kết hidro liên phân tử.

B. Trong thành phần của metanol có oxi.

C. Độ tan lớn của metanol trong nước.                      

D. Sự phân ly của rượu.

Câu 7: Trong dãy đồng đẳng rượu no đơn chức, khi mạch cacbon tăng, nói chung:

A. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước tăng.  B. Nhiệt độ sôi tăng, khả năng tan trong nước giảm.

C. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước tăng. D. Nhiệt độ sôi giảm, khả năng tan trong nước giảm.

Câu 8: Nhiệt độ sôi của rượu etylic cao hơn nhiệt độ sôi của đimetyl ete là do:

A. Phân tử rượu phân cực mạnh.                                 B. Cấu trúc phân tử rượu bền vững hơn.

C. Rượu etylic tạo liên kết hidro với nước.                D. Rượu etylic tạo được liên kết hidro liên phân tử.

Câu 9: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Rượu etylic.                     B. Rượu n-propylic.       C. Etylmetyl ete.                     D.  Etylclorua.

Câu 10: Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch etanol trong nước, quỳ chuyển sang màu:

A. xanh                                 B. đỏ                             C. mất màu                     D. không đổi màu.

Câu 11: Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của phenol?

(1) Chất rắn; (2) Màu nâu; (3) Rất độc; (4) Nóng chảy ở nhiệt độ cao. Phản ứng được với: (5) dung dịch nước brôm ; (6) Axit nitric; (7) Natri; (8) Kalihidroxit.

A. 1, 6                                  B. 2, 4                          C. 1, 6, 8                        D. 2, 4, 6.

Câu 12: Trong các chất sau, phenol phản ứng được với chất nào?

(1) dung dịch Brôm; (2) dung dịch bazơ; (3) dung dịch axit clohidric; (4) rượu metylic; (5) axit axetic; (6) etylaxetat

A. 1, 2                                 B. 1, 4                    C. 2, 3, 4                        D. 1, 5, 6                                

Câu 13: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng  tách nước từ (CH3)2CHCHOHCH3

A. 2-Metyl-1-buten              B. 2-Metyl-2-buten        C. 3-Metyl-1-buten                 D. 1,1,2-Trimetyletilen

Câu 14: Đun rượu s-butylic với sự có mặt của axit H2SO4  đậm đặc ở 170oC thì sản phẩm chính sẽ là:

A. Đibutylete                        B. 2-Metylpropen           C. 1-Buten                              D. 2-Buten

Câu 15: Anken  CH3-CH(CH3)-CH =CH2    là sản phẩm tách nước của rượu nào?                 

A. 2-Metyl-1-butanol                                                  B. 2-Metyl-2-butanol             

C. 3-Metyl-1-butanol                                                   D. 2, 2-Đimetyl-1-propan

Câu 16: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào không thể phản ứng được với nhau?

A. Rượu etylic và phenol.                                           B. Etanol và axit axetic.        

C. Anilin và axit sunfuric.                                           D. Phenol và natri etylat.

Câu 17: Để làm khan etanol có lẫn nước, người ta có thể áp dụng phương pháp nào?

A. Cho CaO (mới nung) vào rượu                              B. Cho axit H2SO4 đậm đặc vào rượu

C. Cho CuSO4.nH2O vào rượu.                                  D. Đun nóng cho nước bay hơi.

Câu 18: Khi tiến hành tách nước propanol-1 ta thu được propen. Tiến hành hiđrat hóa propen thì thu được:

A. rượu ban đầu.                   B. một rượu khác.          C. 2 rượu đồng phân.              D. Rượu bậc 2.

Câu 19: Đốt cháy rượu X được số mol H2O lớn hơn số mol CO2 với. Vậy X thuộc dãy đồng đẳng:

A. Rượu no, mạch hở.          B. Ankanol.                    C. Rượu no, đa chức, mạch hở.          D. Rượu no.

Câu 20: Công thức của một rượu no, đa chức mạch hở CnH2n+2-x(OH)x. Mối liên hệ giữa n và x là:

A. \(2 \le x \le n.\)                   B. \(2 = x \le n.\)                   C. \(2 < x \le n.\)                           D. \(2 < x < n.\)

Câu 21: Công thức của một rượu chưa no là CnH2n -1OH, với n là:

A. \(3 \le n.\)                          B. \(n > 3.\)                C. \(n > 4.\)                        D. \(2 \le n.\)

Câu 22: Đốt cháy x mol rượu thu được 2x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. Rượu metylic.                  B. Rượu etylic.               C. Rượu n - propylic.              D. Rượu iso - propylic.

Câu 23: Đốt cháy một rượu (số nguyên tử cacbon ) thu được nước có số mol  gấp đôi số mol CO2. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. Rượu metylic.                  B. Rượu etylic.               C. Rượu n - propylic.              D. Rượu iso - propylic.

Câu 24: Đốt cháy một rượu (có số C ) thu được H2O có số mol  gấp 4.3 số mol CO2. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. C3H7OH.                         B. C3H6(OH)2.               C. C3H5(OH)3.                        D. tất cả đều đúng.

Câu 25: Đốt cháy x mol rượu thu được 3x mol H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là

A. C2H5OH.                         B. C2H4(OH)2.               C. C3H5OH.                            D. tất cả đều đúng..

Câu 26: Đốt cháy x mol một rượu đơn chức A mạch hở (số nguyên tử cacbon ) cần 3x mol O2. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. Rượu metylic.                  B. Rượu etylic.               C. Rượu n - propylic.              D. Rượu iso - propylic.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 3x mol CO2, khi cho x mol rượu tác dụng với Na dư thì thu được x mol H2. Vậy rượu là:

A. Etylenglycol.                   B. Rượu anlylic.             C. Glixerin.                             D. Propanđiol.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu rượu no, mạch hở thu được 5x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. C2H5OH.                                                                B. C2H4(OH)2.                      

C. C3H7OH.                                                                D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn x mol rượu mạch hở thu được 6x mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Vậy rượu đem đốt cháy là:

A. C2H5OH.                                                                B. C2H4(OH)2.                      

C. C3H5OH.                                                                D. C2H5OH hoặc C2H4(OH)2.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu đơn chức mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được 22g CO2 và 12,6g H2O. Vậy hỗn hợp rượu là:

A. CH3OH và C2H5OH.                                              B. C2H5OH và C3H7OH.

C. C3H7OH và C4H9OH.                                            D.C3H5OH và C4H7OH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 150: Chỉ dùng các chất nào dưới đây để phân biệt 2 đồng phân có CTPT C3H7OH?

A. Na và H2SO4 đặc                                                    B. Na và CuO                        

C. CuO và dd AgNO3.NH3                                         D. Na và dd AgNO3.NH3.

Câu 151: Có bao nhiêu đồng phân có cùng CTPT C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (t0) tạo thành sản phẩm có phản ứng tráng gương?

A. 2                                       B. 3                                C. 4                                         D. 5.

Câu 152:Cho 4 ancol : C2H5OH (1); C2H4(OH)2 (2); C3H5(OH)3 (3) và HOCH2CH2CH2OH (4). Ancol không hòa tan được Cu(OH)2 là:

A. 1, 2                                   B. 2, 4                            C. 1, 4                                     D. chỉ có 1.

Câu 153:Chất hữu cơ X mạch hở, có đồng phân cis – trans có CTPT C4H8O, X làm mất màu dd Brôm và tác dụng với Na giải phóng H2. CTCT của X là:

A. CH2=CHCH2CH2OH                                             B. CH3CH=CHCH2OH         

C. CH2=C(CH3)CH2OH                                             D. CH3CH2CH=CHOH

Câu 154: Một ancol no, đa chức X có công thức tổng quát: CxHyOz (y=2x + z). X có tỉ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 3 và không tác dụng với Cu(OH)2. CTCT của X là:

A. HOCH2CH2OH                                                      B. CH2(OH)-CH(OH)-CH3

C. CH2(OH)-CH(OH)-CH­2OH                                     D. HOCH2CH2CH2OH

Câu 155: Ancol no, đa chức X có công thức đơn giản nhất là C2H5O thì X có CTPT là:

A. C2H5O                             B. C4H10O2                    C. C6H15O3                             D. C8H20O4.

Câu 156: Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử hydro (từ trái sang phải) trong nhóm –OH của 3 hợp chất: C6H5OH, C2H5OH, H2O là:

A. H2O, C6H5OH, C2H5OH                                        B. C6H5OH, H2O, C2H5OH

C. C2H5OH, C6H5OH, H2O                                        D. C2H5OH, H2O, C6H5OH

Câu 157: Cho dãy chuyển hóa sau: \(Buten - 1 \to X \to Y \to Z\) . Biết X, Y, Z đều là những hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính của từng giai đoạn. CTCT của X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3

B. CH2Br-CH2-CH2-CH3; CH2(OH)CH2-CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3

C. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3

D. CH3-CHBr-CH2-CH3; CH3-CH(OH)CH2-CH3; CH3-CH2-CH(CH3)-O-CH(CH3)CH2CH3.

Câu 158: Cho dãy chuyển hóa:\(C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH( + {H_2}S{O_4},{170^0}C) \to X( + {H_2}O({H^ + })) \to Y\) . Biết X, Y đều là những sản phẩm chính, X, Y lần lượt là:

A. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OH                             B. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OSO3H

C. CH3CH=CH2, CH3CH(OH)CH3                            D. C3H7OC3H7, CH3CH2CH2OSO3H

Câu 159: Khi cho etanol đi qua hỗn oxit ZnO và MgO ở 4500C thì thu được sản phẩm chính có công thức:

A. C2H5-O-C2H5                  B. CH2=CH-CH=CH2   C. CH2=CH-CH2-CH3           D. CH2=CH2.

Câu 160: Cho dãy chuyển hóa: CH3CH2CH(OH)CH3 → E → F. Biết E, F là sản phẩm chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ mol 1:1. CTCT của E, F lần lượt là:

A. CH3CH2CH=CH2, CH3CH2CHBrCH2Br              B. CH3CH=CHCH3, CH3CHBrCHBrCH3

C. CH3CH=CHCH3, CH3CH2CBr2CH3                     D. CH3CH2CH=CH2, CH2BrCH2CH=CH2.

Câu 161: Hai chất A, B có cùng CTPT C4H10O. Biết:

- Khi thực hiện phản ứng tách nước (H2SO4 đđ, 1700C), mỗi chất chỉ tạo một anken.

- Khi oxi hóa A, B bằng oxy (Cu, t0), mỗi chất cho một anđehyt

- Khi cho anken tạo thành từ B hợp H2O (H+) thì được ancol bậc 1 và bậc 3.

Cấu tạo của A, B lần lượt là:

A. (CH3)3COH, CH2(OH)CH2CH2CH3                      B. CH2(OH)CH2CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH

C. CH3CH(OH)CH2CH3, (CH3)2CHCH2OH             D. (CH3)2CHCH2OH, CH2(OH)CH2CH2CH3.

Câu 162: Chất X có CTPT C4H10O. Khi oxi hóa X bằng CuO (t0) thu được chất hữu cơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác, khi cho anken tạo ra từ X hợp H2O (H+) thì cho một ancol bậc 1 và 1 ancol bậc 2. CTCT của X là:

A. (CH3)3COH                                                            B. CH2(OH)CH2CH2CH3

C. CH3CH(OH)CH2CH3                                             D. (CH3)2CHCH2OH.

Câu 163: Chất X chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t0) được chất Y. Đun nóng Y với H2SO4 đậm đặc, 1700 thu được chất hữu cơ Z, trùng hợp Z được poliisobutylen. CTCT của X là:

A. CH2=CHCH(CH3)OH                                           B. CH2=C(CH3)CH2OH

C. CH3CH(CH3)CH2OH                                             D. CH2=CHCH2CH2OH

Câu 164: Đun nóng 2,3-đimetylpentan-2-ol với H2SO4 đặc, 1700C thu được sản phẩm chính là:

A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2                                 B. CH3CH=C(CH3)CH(CH3)2

C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2                                   D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3

Câu 165: Khi cho 2,2-đimetylpropanol tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là chất nào dưới đây?

A. 1-clo-2,2-đimetylpropan                                         B. 3-clo-2,2-đimetylpropan

C. 2-clo-3-metylbutan                                                 D. 2-clo-2-metylbutan.

Câu 166: Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn H2O, người ta thường dùng thuốc thử nào dưới đây?

A. CuSO4 khan                     B. Na kim loại                C. Benzen                               D. CuO.

Câu 167: Hyđrat hóa propen với H2SO4 loãng làm xúc tác sẽ tạo ra:

A. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 2

B. hai ancol đồng phân của nhau, trong đó sản phẩm chính là ancol bậc 1

C. hai ancol đồng phân của nhau với % thể tích như nhau.

D. ancol bậc 2 duy nhất.

Câu 168: Cho các chất sau: CH3CH2CH2OH (1) CH3CH(OH)CH3 (2) CH3CH(OH)CH2OH (3) CH3CH(OH)C(CH3)3 (4). Dãy gồm các chất khi tách nước chỉ cho một olefin duy nhất là:

A. (1), (2)                              B. (1), (2), (3)                 C. (1), (2), (4)                         D. (2), (3).

Câu 169: Phenol là hợp chất hữu cơ mà:

A. phân tử có chứa nhóm –OH và vòng benzen

B. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen

C. phân tử có chứa nhóm –NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen

D. phân tử có chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng ở ngoài vòng benzen.

Câu 170: Hai ống nghiệm mất nhãn đựng từng chất riêng biệt là dd Butanol-1 và dd phenol. Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt hai chất trên thì hóa chất đó là:

A. H2O                                 B. dd Brôm                         C. quỳ tím                      D. Na kim loại.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 170 bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF