OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 128 câu trắc nghiệm ôn tập Hidrocacbon no, Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020

15/10/2020 860.35 KB 704 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201015/323344744893_20201015_101542.pdf?r=9188
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 128 câu trắc nghiệm ôn tập Hidrocacbon no, Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

BỘ 128 CÂU TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ HIDROCACBON KHÔNG NO, HIDROCACBON THƠM MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020

 

Câu 1: Khối lượng etilen thu được khi đun nóng 230 gam rượu etylic với H2SO4 đậm đặc, hiệu suất phản ứng đạt 40% là:

A. 56 gam.                  B. 84 gam.                   C. 196 gam.                            D. 350 gam.

Câu 2: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,05 và 0,1.            B. 0,1 và 0,05.             C. 0,12 và 0,03.                      D. 0,03 và 0,12.

Câu 3: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là:

A. etilen.                                                                     B. but - 2-en.              

C. hex- 2-en.                                                               D. 2,3-dimetylbut-2-en.

Câu 4: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6.                                             B. C4H8.                                  C. C5H10.                                D. C5H8.

Câu 5: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:  

A. 12 gam.                              B. 24 gam.                               C. 36 gam.                              D. 48 gam.

Câu 6 Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:

A. 25% và 75%.                      B. 33,33% và 66,67%.            C. 40% và 60%.                     D. 35% và 65%.

Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là:

A. 50%.                                   B. 40%.                                   C. 70%.                                   D. 80%.          

Câu 8: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:

A. C2H4 và C3H6.                   B. C3H6 và C4H8.                     C. C4H8 và C5H10.                   D. C5H10 và C6H12.

Câu 9: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.

A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.                             B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.

C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.                             D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.

Câu 10: Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon, A và B đều ở thể khí (ở đktc). Khi cho 6,72 lít khí X (đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là:

A. C4H10, C3H6 ; 5,8 gam.                                           B. C3H8, C2H4 ; 5,8 gam.

C. C4H10, C3H6 ; 12,8 gam.                                         D. C3H8, C2H4 ; 11,6 gam.     

Câu 11: Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử C và đều ở thể khí ở đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước Br2 dư thì thể tích khí Y còn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng Y bằng 15/29 khối lượng X. CTPT A, B và thành phần % theo thể tích của hỗn hợp X là

A. 40% C2H6 và 60% C2H4.                                       B. 50% C3H8và 50% C3H6

C. 50% C4H10 và 50% C4H8.                                     D. 50% C2H6 và 50% C2H4

Câu 12 : Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO2. Thành phần % về thể tích metan và olefin trong hỗn hợp X là:

A. 26,13% và 73,87%.                                               B. 36,5% và 63,5%.

C. 20% và 80%.                                                         D. 73,9% và 26,1%.

Câu 13: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là:

A. CH2=CHCH2CH3.                                                 B. CH3CH=CHCH3.  

C. CH3CH=CHCH2CH3.                                            D. (CH3)2C=CH2.

Câu 14: a. Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

A. but-1-en.                            B. but-2-en.                             C. Propilen.                           D. Xiclopropan.

b. Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04%. X có công thức phân tử là:

A. C4H8.                                 B. C2H4.                                  C. C5H10.                                D. C3H6.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:

A. C4H8.                                 B. C5H10.                                C. C3H6.                                 D. C2H4

Câu 16: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:

A. C2H4 và C4H8.                 B. C3H6 và C4H8.                    C. C4H8 và C5H10.                   D. A hoặc B.

Câu 17: Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 16,8 gam. CTPT của 2 anken là (Biết số C trong các anken không vượt quá 5)

A. C2H4 và C5H10.                B. C3H6 và C5H10.                  C. C4H8 và C5H10.                  D. A hoặc B.

Câu 18: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6.                                B. C4H8.                                  C. C2H4.                                 D. C5H10.

Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện) là:

A. 5,23.                                   B. 3,25.                                   C. 5,35.                                   D. 10,46.

Câu 20: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với  H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

A. C2H4.                                 B. C3H6.                                  C. C4H8.                                 D. C5H10.

Câu 21: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:

A. CH3CH=CHCH3.               B. CH2=CHCH2CH3.               C. CH2=C(CH3)2.                   D. CH2=CH2.

Câu 22: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là:

A. C2H4.                                 B. C3H6.                                  C. C4H8.                                 D. C5H10.

Câu 23: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là:

A. 20%.                                   B. 25%.                                   C. 50%.                                   D. 40%.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:         

A. 92,4 lít.                               B. 94,2 lít.                               C. 80,64 lít.                             D. 24,9 lít.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 2,24.                                   B. 3,36.                                   C. 4,48.                                   D. 1,68.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 0,09 và 0,01.                      B. 0,01 và 0,09.                      C. 0,08 và 0,02.                      D. 0,02 và 0,08.

Câu 27: Một hỗn hợp khí gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch 20% Br2 trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken đó có công thức phân tử là:

A. C2H6 và C2H4.                   B. C4H10 và C4H8.                   C. C3H8 và C3H6.                   D. C5H12 và C5H10.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 10ml hiđrocacbon X cần vừa đủ 60 ml khí oxi, sau phản ứng thu được 40 ml khí cacbonic. Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. CTCT của X

A. CH2=CHCH2CH3.                                                 B. CH2=C(CH3)2.

C. CH2=C(CH2)2CH3.                                                D. (CH3)2C=CHCH3.

Câu 29: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể tích etan, propan và propen lần lượt là:

A. 30%, 20%, 50%.              B. 20%, 50%, 30%.               C. 50%, 20%, 30%.                 D. 20%, 30%, 50%.

Câu 30: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Xác định CTPT và số mol của A, B trong hỗn hợp X.

A. 0,1 mol C3H8 và 0,1 mol C3H6.                             B. 0,2 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.

C. 0,08 mol C3H8 và 0,12 mol C3H6.                         D. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H4.

Câu 31: Một hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B, A và B có cùng số nguyên tử cacbon. X có khối lượng là 12,4 gam, có thể tích là 6,72 lít. Các thể tích khí đo ở đktc. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là:

A. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.                             B. 0,1 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.

C. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.                             D. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2.

Câu 32: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam CO2. CTPT X, Y và khối lượng của X, Y là:

A. 12,6 gam C3Hvà 11,2 gam C4H8.                       B. 8,6 gam C3H6và 11,2 gam C4H8.

C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.                         D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Cho A tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là:

A. CH2=CH2.                         B. (CH3)2C=C(CH3)2.               C. CH2=C(CH3)2.                    D. CH3CH=CHCH3.

Câu 34: Hỗn hợp X gồm propen là đồng đẳng theo tỉ lệ thể tích 1:1. Đốt 1 thể tích hỗn hợp X cần 3,75 thể tích oxi (cùng đk). Vậy B là:          

A. eten.                                 B. propan.                                C. buten.                                 D. penten.

Câu 39: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm chất xúc tác, có thể thu được:

A. butan                                B. isobitan                                C. isobutađien                        D. pentan

Câu 40: Trong các chất dưới đây chất nào được gọi là đivinyl?

A. CH2= C=CH-CH3                                                B. CH2= CH-CH= CH2

C. CH2= CH- CH2-CH=CH2                                    D. CH2= CH-CH=CH-CH3

Câu 41: Các nhận xét sau đây  đúng hay sai ?

A. Các chất có công thức CnH2n-2đều là ankađien   

B. Các ankađien đều có công thức CnH2n-2

C. Các ankađien đều có 2 liên kết đôi  đ                 

D. Các chất có 2 liên kết đôi đều là ankađien

Câu 42: Ưng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau:

A. 3                                     B. 4                                C. 2                                D. 5

Câu 43: Công thức phân tử nào phù hợp với penten?

A. C5H8                              B. C5H10                        C. C5H12                        D. C3H6

Câu 44: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. Eten                               B. Propen                       C. But-1-en                    D. Pent-1-en

Câu 45: Hợp chất nào là ankin ?

A. C2H2                              B. C8H8                         C. C4H4                         D. C6H6

Câu 46: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?

A. Eten                               B. Propen                       C. But-1-en                    D. Pent-1-en

Câu 47: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8  tác dụng với dd AgNO3/ dd NH3 tạo kết tủa màu vàng

A. 2                                     B. 3                                C. 4                                D. 5

Câu 48: Ưng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu  đồng phân cấu tạo anken:

A. 3                                     B. 4                                C. 2                                D. 5

Câu 49: Trong các hợp chất : propen (I) , 2-metyl but-2-en ( II)   3,4 –di metyl hex-3- en (III) , 3-clo prop- 1- en (IV) 1,2 diclo octen (V) . Chất nào có đồng phân hình học :

A. III ,V                               B. II, IV                           C. I,II,III,IV                  D. I, V

Câu 50: Cho Isopren ( 2- metyl buta-1,3- dien ) phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ 1 : 1 số mol . Hỏi có thể thu được tối đa mấy đồng phân cấu tạo có cùng CTPT C5H8Br2 ?

A. 3                                     B. 2                                C. 3                                D. 4

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 128 câu trắc nghiệm ôn tập Hidrocacbon no, Hidrocacbon thơm môn Hóa học 11 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF