OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Báo cáo Thực hành Vật lý 10 Bài Khảo sát chuyển động rơi tự do- Xác định gia tốc rơi tự do

30/09/2019 1002.81 KB 2751 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190930/431919393280_20190930_182050.pdf?r=7227
ADMICRO/
Banner-Video

Mẫu Báo cáo Thực hành Vật lý 10 Bài Khảo sát chuyển động rơi tự do- Xác định gia tốc rơi tự do sẽ giúp các em học sinh lớp 10 hoàn thành tốt mục tiêu mà bài học đã đưa ra. Qua đó, các em có thể rèn luyện kĩ năng thực hành, luyện tập thao tác khéo léo , trung thực , tự tin và say mê khi tìm hiểu khoa học.

 

 
 

BÁO CÁO THỰC HÀNH

BÀI 8:THỰC HÀNH

KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO – XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO

           

Họ và tên:  

 Ngày thực hành:  

Tên bài thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do, Xác định gia tốc rơi tự do.

1. Trả lời câu hỏi:

Sự rơi tự do là gì? Nêu đặc điểm của chuyển động rơi tự do và viết công thức tính gia tốc rơi tự do?

- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

- Đặc điểm:

 + Phương thẳng đứng

+ Chiều từ trên xuống

+ Là chuyển động nhanh dần đều

+ Không có vận tốc ban đầu.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g. Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau. (Thường là g  9,8 m/s2 hoặc g  10 m/s2)

- Công thức tính gia tốc rơi tự do :

\(g = \frac{{2s}}{{{t^2}}}\)   hoặc    \(g =\frac{v}{t}\)

Trong đó : g: gia tốc rơi tự do của vật (m/s )

                                  s: quãng đường đi được của vật rơi tự do (m)

                                   t: thời gian vật rơi tự do (s)

                                     v: là vận tốc vật rơi tự do (m/s)

2. Kết quả

 Bảng 8.1.Khảo sát chuyển động rơi tự do: Đo thời gian rơi úng với các khoảng cách S khác nhau.

Vị trí đầu của vật rơi: S = 0 (mm)

Theo Bảng 8.1: Khảo sát chuyển động rơi tự do

Tính \(\overline {{t_i}} ;\overline {t_i^2} \) ứng với mỗi cặp giá trị (s,t) và ghi vào bảng 8.1

Vẽ đồ thị: Dựa vào kết quả trong bảng 8.1, chọn tỉ lệ thích hợp trên các trục tung và trục hoành để vẽ đồ thị S = S(t ).                                                                      

a) Nhận xét: Đồ thị S= S(t ) có dạng một đường thẳng đi qua góc tọa độ. Như vậy chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

            b) Khi đã xác định được chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều, ta có thể xác định các giá trị của g theo công thức g= \(\frac{{2S}}{{{t^2}}}\) và vận tốc của vật rơi tại cổng E theo công thức : v= \(\frac{{2S}}{t}\) ứng với mỗi lần đo. Hãy tính các giá trị trên và ghi vào bảng 8.1.

            c) Vẽ đồ thị v = v(t) dựa trên các số liệu của Bảng 8.1, để một lần nữa nghiệm lại tính chất của chuyển động rơi tự do.

             Đồ thị v = v(t) có dạng một đường thẳng đi qua góc tọa độ, tức là vận tốc rơi tự do tăng dần theo thời gian. Vậy chuyển động của vật rơi tự do là biến đổi đều (nhanh dần đều).

d) Tính :

  và :

e) Viết kết quả phép đo gia tốc rơi tự do:

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Báo cáo Thực hành Vật lý 10 Bài Khảo sát chuyển động rơi tự do- Xác định gia tốc rơi tự do. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF