OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập về đơn chất và hợp chất của P - N môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Âu Cơ

16/05/2020 998.17 KB 169 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200516/7919340863_20200516_091145.pdf?r=6669
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập thật tốt, đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu bộ tài liệu Bài tập về đơn chất và hợp chất của P - N môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Âu Cơ. Tài liệu gồm các dạng bài tập với lời giải cụ thể các em có thể đối chiếu từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TẬP VỀ ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT CỦA P – N MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ÂU CƠ

 

Câu 1:  Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 2,24.                                                B. 4,48.                                             C. 5,60.                                                 D. 3,36.

Câu 2:  Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A.38,72.                                               B. 35,50.                                          C. 49,09.                                              D. 34,36.

Câu 3:  Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A.1,92.                                                  B. 3,20.                                             C. 0,64.                                                 D. 3,84.

Câu 4:  Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A.85,88%.                                           B. 14,12%.                                      C. 87,63%.                                          D. 12,37%.

Câu 5:  Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là

A.50,4.                                                  B. 40,5.                                             C. 44,8.                                                 D. 33,6.

Câu 6: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là

A. 19,76 gam.                                    B. 22,56 gam.                                 C. 20,16 gam.                                     D. 19,20 gam.

Câu 7: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là

A. 0,224 lít và 3,750 gam.              B. 0,112 lít và 3,750 gam.           C. 0,224 lít và 3,865 gam.             D. 0,112 lít và 3,865 gam.

Câu 8:  Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3

A.25%.                                                  B. 50%.                                           C. 36%.                                                D. 40%.

Câu 9:  Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là

A.NO và Mg.                                     B. NO2 và Al.                                 C. N2O và Al.                                     D. N2O và Fe.

Câu 10: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O  Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3

A.13x - 9y.                                          B. 46x - 18y.                                   C. 45x - 18y.                                       D. 23x - 9y.

Câu 11:  Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A.4.                                                        B. 2.                                                   C. 1.                                                       D. 3.

Câu 12:  Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.38,34.                                               B. 34,08.                                          C. 106,38.                                            D. 97,98.

Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

A.360.                                                   B. 240.                                              C. 400.                                                  D. 120.

Câu 14:  Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở t oC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở t oC của phản ứng có giá trị là

A.2,500.                                               B. 3,125.                                          C. 0,609.                                              D. 0,500.

Câu 15: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A.0,746.                                               B. 0,448.                                          C. 1,792.                                              D. 0,672.

Câu 16:  Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là

A.0,04.                                                  B. 0,075.                                          C. 0,12.                                                 D. 0,06.

Câu 17:  Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

A. c mol bột Al vào Y.                              B. c mol bột Cu vào Y.              C. 2c mol bột Al vào Y.            D. 2c mol bột Cu vào Y.

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là

  A.18,90 gam.                                   B. 37,80 gam.                                 C. 28,35 gam.                                     D. 39,80 gam.

Câu 19: Cho 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc hết lượng kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 2,04 gam chất rắn. Giá trị của V là

A.0,448.                                                  B. 0,224.                                          C. 1,344.                                               D. 0,672.

Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là

A.N2O.                                                       B. NO2.                                          C. N2.                                                    D. NO.

Câu 21: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của a là N

A.5,6.                                                            B. 11,2.                                           C. 8,4.                                                 D. 11,0.

Câu 22: Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là

A.8,10 và 5,43.                                              B. 1,08 và 5,43.                  C. 0,54 và 5,16.                                  D. 1,08 và 5,16.

Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là

A.19,53%.                                                       B. 12,80%.                            C. 10,52%.                                            D. 15,25%.

Câu 24: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là

A.H2SO4 đặc.                                                  B. HNO3.                                C. H3PO4.                                           D. H2SO4 loãng.

Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là

A.8,60 gam.                                                      B. 20,50 gam.                         C. 11,28 gam.                                   D. 9,40 gam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 65: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A.Ag2O, NO, O2.                              B. Ag2O, NO2, O2.                        C. Ag, NO, O2.                                  D. Ag, NO2, O2.

Câu 66: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)2HPO4 và KNO3.             B. NH4H2PO4 và KNO3.             C. (NH4)3PO4 và KNO3.                 D. (NH4)2HPO4 và NaNO3

Câu 67: Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A.3.                                                        B. 5.                                                   C. 4                                                        D. 6.

Câu 68: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A.Al.                                                     B. Zn.                                                C. Fe.                                                    D. Ag.

Câu 69: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. KCl.                                                 B. NH4NO3.                                    C. NaNO3.                                           D. K2CO3

Câu 70: Phản ứng nhiệt phân không đúng là

A. 2KNO3 2KNO2 + O2.                                                                                                                                              

B. NH4NO2 N2 + 2H2O.                                                                                                                                

C. NH4Cl NH3 + HCl.                                                                                                                                                   

D. NaHCO3 NaOH + CO2.

Câu 71: Thành phần chính của quặng photphorit là

A. Ca3(PO4)2.                                     B. NH4H2PO4.                               C. Ca(H2PO4)2.                                  D. CaHPO4.

Câu 72: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k)   2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

A. thay đổi áp suất của hệ.             B. thay đổi nồng độ N2.               C. thay đổi nhiệt độ.                         D. thêm chất xúc tác Fe.

Câu 73: Cho các phản ứng sau:

H2S + O2 (dư)  Khí X + H2O  ;

NH3 + O2 Khí Y + H2O  ;

NH4HCO3 + HCl loãng → Khí Z + NH4Cl + H2O

Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là:

A. SO3, NO, NH3.                             B. SO2, N2, NH3.                           C. SO2, NO, CO2.                             D. SO3, N2, CO2

Câu 74: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2

A. 1.                                                      B. 3.                                                   C. 2.                                                       D. 4.

Câu 75: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.                                  B. chất oxi hoá.                              C. môi trường.                                   D. chất khử.

Câu 76: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

A. 95,51%.                              B. 87,18%.                           C. 65,75%.                              D. 88,52%.

Câu 77: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là

A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.                                        B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.

C. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.                                         D. Ca3(PO4)2 và (NH­4)2HPO4.

Câu 78: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. Cl2, O2 và H2S                B. H2, O2 và Cl2.                  C. SO2, O2 và Cl2.                   D. H2, NO2 và Cl2.

Câu 79: Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm

A. H3PO4 và KH2PO4.        B. K3PO4 và KOH.              C. KH2PO4 và K2HPO4.         D. K2HPO4 và K3PO4.

Câu 80: Cho phản ứng: N2  (k) + 3H2  (k)  ↔  2NH3  (k); ∆H = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.                               B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.                                D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 81: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO­3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 38,08.                           B. 11,2.                               C. 24,64.                                     D. 16,8.

Câu 82: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3  loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,0.                             B. 22,4.                               C. 15,6.                                       D. 24,2.

Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 34,10                               B. 31,32                               C. 34,32                                  D. 33,70

Câu 84: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2  trong 200 ml dung dịch HNO3  4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các

quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là

A. 12,8.                                B. 6,4.                                  C. 9,6.                                     D. 3,2.

Câu 85: Hoà tan Au bằng nước cường toan thì sản phẩm khử là NO; hoà tan Ag trong dung dịch HNO3  đặc thì sản phẩm khử là NO2. Để số mol NO2  bằng số mol NO thì tỉ lệ số mol Ag và Au tương ứng là

A. 1 : 2.                                B. 3 : 1.                                C. 1 : 1.                                   D. 1 : 3.

Câu 86: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3  1,5M,

thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X

so với H2 là 16,4. Giá trị của m là

A. 98,20.                                 B. 97,20.                                 C. 98,75.                                 D. 91,00.

Câu 87: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Cu(NO3)2.                                      B. HNO3.                                         C. Fe(NO3)2.                                       D. Fe(NO3)3.

..

Trên đây là trích đoạn nội dung Bài tập về đơn chất và hợp chất của P - N môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Âu Cơ. Để xem toàn nhiều tài liệu hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF