OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập Vật lý 11 về Điều kiện cân bằng của vật mang điện đặt trong điện trường đều

23/09/2019 932.48 KB 1218 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190923/24934503133_20190923_203449.pdf?r=1272
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Bài tập Vật lý 11 về Điều kiện cân bằng của vật mang điện đặt trong điện trường đều môn Vật lý 11. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức trọng tâm, dễ dàng áp dụng để giải các dạng bài tập liên quan. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT MANG ĐIỆN ĐẶT TRONG ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU

Phương pháp giải:

+) Xác định các lực tác dụng lên vật.

+) Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.

+) Sử dụng điều kiện cân bằng \(\overrightarrow {{F_{hl}}}  = 0\) , tìm các đại lượng cần tìm.

Các lực thường gặp là:

Lực điện  \(\overrightarrow F  = q\overrightarrow E \)

Trọng lực   \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)

Lực đẩy Acsimet   \(\overrightarrow {{F_A}}  =  - \rho V\overrightarrow g \)

 Ví dụ 1: Hai quả cầu nhỏ A và B mang những điện tích lần lượt  \( - {2.10^{ - 9}}C\) và \({2.10^{ - 9}}C\)  được treo ở đầu hai sợi dây tơ cách điện dài bằng nhau. Hai điểm treo dây M và N cách nhau 2 cm. Khi cân bằng, vị trí các dây treo có dạng như hình vẽ.

Hỏi để đưa các dây treo trở về vị trí thẳng đứng người ta phải dùng một điện trường đều có hướng nào và độ lớn bao nhiêu?

Lời giải

 Để đưa các dây treo trở về vị trí thẳng đứng cần phải tác dụng lực điện trường ngược chiều với lực tĩnh điện và cùng độ lớn với lực tĩnh điện: F’ = F

+) Với quả cầu A:  

\(\left| q \right|E = k\frac{{{q^2}}}{{A{B^2}}}\)

\( \Rightarrow E = k\frac{{\left| q \right|}}{{A{B^2}}} = k\frac{{\left| q \right|}}{{M{N^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{2.10}^{ - 9}}}}{{{{\left( {{{2.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} = 4,{5.10^4}V/m\)

Do \({q_1} < 0\) nên \(\overrightarrow E \)  ngược chiều với  \(\overrightarrow F' \)  nghĩa là cùng chiều với \(\overrightarrow F \)   (hướng từ trái sáng phải)

+) Với quả cầu B: tương tự

⇒  Để đưa các dây treo trở về vị trí thẳng đứng cần phải dùng một điện trường đều có hướng từ trái sang phải và có độ lớn   \(E = 4,{5.10^4}V/m\).

Ví dụ 2: Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Bi có thể tích V = 10 mm3, khối lượng \(m = {9.10^{ - 5}}kg\) . Dầu có khối lượng riêng D = 800 kg/m3. Tất cả được đặt trong một điện trường đều, E hướng thẳng đứng từ trên xuống, \(E = 4,{1.10^5}V/m\) . Tìm điện tích của bi để nó cân bằng lơ lủng trong dầu. Cho g = 10 m/s2.

 Lời giải

Các lực tác dụng lên hòn bi:

Trọng lực   \(\overrightarrow P  = m\overrightarrow g \)

Lực đẩy Acsimet   \(\overrightarrow {{F_A}}  =  - \rho V\overrightarrow g \)

Lực điện trường: \(\overrightarrow F = q\overrightarrow E \) (hướng xuống nếu q > 0; hướng lên nếu q < 0)

Hòn bi nằm cân bằng (lơ lửng) khi:  

\(\begin{array}{l} \overrightarrow P + \overrightarrow {{F_A}} + \overrightarrow F = \overrightarrow 0 \\ \Rightarrow \overrightarrow {P'} + \overrightarrow F = \overrightarrow 0 \end{array}\)

Vì \(P > {F_A}\) nên \(P' = P - {F_A} \Rightarrow \overrightarrow F \) phải hướng lên

⇒ q < 0 và  \(F = P - {F_A}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \left| q \right|E = mg - DVg\\ \Rightarrow \left| q \right| = \frac{{mg - DVg}}{E} = \frac{{{{9.10}^{ - 5}} - {{800.10}^{ - 8}}.10}}{{4,{{1.10}^5}}}\\ = {2.10^{ - 9}}C \end{array}\)

Vì q < 0 nên   \(q =  - {2.10^{ - 9}}C\)

Ví dụ 3: Một quả cầu kim loại bán kính r = 3mm được tích điện \(q = {10^{ - 6}}C\)  treo vào một đầu dây mảnh trong dầu. Điện trường đều trong dầu có \(\overrightarrow E \) hướng thẳng đứng từ trên xuống. Khối lượng riêng của kim loại  \({\rho _1} = 8720kg/{m^3}\), của dầu \({\rho _2} = 800kg/{m^3}\) . Biết rằng lực căng dây cực đại bằng 1,4N. Tính E để dây không đứt. Lấy  \(g = 10m/{s^2}\)

 Lời giải

Quả cầu có cân bằng:  

\(\begin{array}{l} \overrightarrow P + \overrightarrow F + \overrightarrow {{F_A}} + \overrightarrow T = 0\\ \Rightarrow T = P - {F_A} + F = \frac{3}{4}\pi {r^2}g\left( {{\rho _1} - {\rho _2}} \right) + qE\\ \Rightarrow T \le {T_{\max }}\\ \Rightarrow E \le \frac{1}{q}\left[ {{T_{\max }} - \frac{4}{3}\pi {r^3}g\left( {{\rho _1} - {\rho _2}} \right)} \right]\\ \Leftrightarrow E = 1,{391.10^6}V/m \end{array}\)

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Điều kiện cân bằng của vật mang điện đặt trong điện trường đều, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập Vật lý 11 về Điều kiện cân bằng của vật mang điện đặt trong điện trường đều. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF