Với mong muốn có thêm nhiều tài liệu giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện HOC247 xin giới thiệu đến các em Bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương Đạo hàm Toán 11 có đáp án chi tiết. HOC247 biên soạn kĩ càng nhằm giúp các em ôn tập chúc các em có kết quả học tập tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG ĐẠO HÀM TOÁN 11 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1. Tính đạo hàm của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin 2x}}\)
A. \(y' = - \frac{{2\cos 2x}}{{{{\sin }^2}2x}}\) .
B. \(y' = - \frac{2}{{{{\sin }^2}2x}}\) .
C. \(y' = - \frac{{\cos 2x}}{{{{\sin }^2}2x}}\) .
D. \(y' = \frac{1}{{2\cos 2x}}\) .
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án A.
Ta có \(y = \frac{1}{{\sin 2x}} \Rightarrow y' = - \frac{{{{\left( {\sin 2x} \right)}^\prime }}}{{{{\left( {\sin 2x} \right)}^2}}} = - \frac{{2\cos 2x}}{{{{\sin }^2}2x}}\)
Câu 2. Tính đạo hàm của hàm số \(y = \frac{{\cos x}}{{{x^2}}}\)
A. \(y' = - \frac{{\sin x}}{{2x}}\).
B. \(y' = \frac{{ - x\sin x - 2\cos x}}{{{x^3}}}\).
C. \(y' = \frac{{ - x\sin x + 2\cos x}}{{{x^3}}}\).
D. \(y' = - \frac{{2\sin x}}{{{x^3}}}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B.
Ta có
\(y = \frac{{\cos x}}{{{x^2}}} \\\Rightarrow y' = \frac{{{{\left( {\cos x} \right)}^\prime }.\,{x^2} - {{\left( {{x^2}} \right)}^\prime }.\cos x}}{{{x^4}}} \\= \frac{{ - \sin x.{x^2} - 2x.\cos x}}{{{x^4}}} = \frac{{ - x\sin x - 2\cos x}}{{{x^3}}}\)
Câu 3. Nếu \(k(x) = 2{\sin ^3}\sqrt x \) thì \({k'}\left( x \right) = ?\)
A. \(\frac{6}{{\sqrt x }}{\sin ^2}\sqrt x \cos \sqrt x \).
B. \(6{\sin ^2}\sqrt x \cos \sqrt x \).
C. \(\frac{3}{{\sqrt x }}{\sin ^2}\sqrt x \cos \sqrt x \).
D. \(\frac{{{{\cos }^3}\sqrt x }}{{\sqrt x }}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án C.
\(\begin{array}{l} k(x) = 2{\sin ^3}\sqrt x \\ \Rightarrow k'(x) = 2.3.{\sin ^2}\sqrt x .{\left( {\sin \sqrt x } \right)^\prime }\\ = 6.{\sin ^2}\sqrt x .c{\rm{os}}\sqrt x .{\left( {\sqrt x } \right)^\prime }\\ = 6.{\sin ^2}\sqrt x .c{\rm{os}}\sqrt x .\frac{1}{{2\sqrt x }}\\ = \frac{3}{{\sqrt x }}{\sin ^2}\sqrt x .\cos \sqrt x \end{array}\)
Câu 4. Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(f(x) = {x^2} - \frac{1}{x}\) tại điểm có hoành độ x = -1 là
A. y = - x + 1.
B. y = x - 1.
C. y = - x + 2.
D. y = 2x + 1.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án A.
Ta có
\(f(x) = {x^2} - \frac{1}{x} \\\Rightarrow f'(x) = 2x + \frac{1}{{{x^2}}}\\ \Rightarrow f'( - 1) = - 1;f( - 1) = 2\)
Vậy phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(f(x) = {x^2} - \frac{1}{x}\) tại điểm có hoành độ x = -1 là y = - (x + 1) + 2 hay y = - x + 1.
Câu 5. Nếu \(f(x) = \left( {5x + 1} \right){\left( {1 - x} \right)^3}\) thì f'(x) = ?
A. \(- 15{\left( {1 - x} \right)^2}\).
B. \(2\left( {1 - 10x} \right){\left( {1 - x} \right)^2}\).
C. \(5\left( {6x + 1} \right){\left( {1 - x} \right)^2}\).
D. \(\left( {5x - 2} \right){\left( {1 - x} \right)^2}\).
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án B.
Ta có
\(\begin{array}{l} f(x) = \left( {5x + 1} \right){\left( {1 - x} \right)^3} \Rightarrow f'(x) = {\left( {5x + 1} \right)^\prime }.{\left( {1 - x} \right)^3} + \left( {5x + 1} \right).{\left[ {{{\left( {1 - x} \right)}^3}} \right]^\prime }\\ \end{array}\)
\( = 5.{\left( {1 - x} \right)^3} + \left( {5x + 1} \right).( - 3){\left( {1 - x} \right)^2} = 2{\left( {1 - x} \right)^2}(1 - 10{\rm{x}})\)
Câu 6. Nếu \(y = \sin \frac{x}{2}\) thì y(n) = ?
A. \(\frac{1}{{{2^n}}}\sin \left( {\frac{x}{2} + n\frac{\pi }{2}} \right)\).
B. \(\sin \left( {\frac{x}{2} + n\frac{\pi }{2}} \right)\).
C. \({2^n}\sin \left( {\frac{x}{2} + n\frac{\pi }{2}} \right)\).
D. \(\frac{1}{{{2^n}}}\sin \left( {\frac{x}{2} + n\pi } \right)\).
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án A.
Chứng minh bằng quy nạp \({y^{\left( n \right)}} = \frac{1}{{{2^n}}}\sin \left( {\frac{x}{2} + \frac{{n\pi }}{2}} \right)\quad \)
Câu 7. Phương trình tiếp tuyến của parabol song song với đường thẳng là :
A. y = x - 2.
B. y = 1 - x.
C. y = 2 - x.
D. y = 3 - x.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án C.
Ta có \(y = {x^2} + x + 3 \Rightarrow y' = 2{\rm{x}} + 1\)
Giả sử \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là tiếp điểm của tiếp tuyến với parabol \(y = {x^2} + x + 3\)
Vì tiếp tuyến song song với đường thẳng \(y = \frac{4}{3} - x\) nên
\(y'({x_0}) = - 1 \Leftrightarrow 2{{\rm{x}}_0} + 1 = - 1 \Leftrightarrow {{\rm{x}}_0} = - 1;y( - 1) = 3\)
Phương trình tiếp tuyến là \(y = - 1\left( {x + 1} \right) + 3\) hay y = 2 - x
Câu 8. Tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(f(x) = \frac{{3x + 2}}{{2x - 3}}\) tại điểm có hoành độ x0 = 1 có hệ số góc bằng bao nhiêu?
A. 13.
B. -1.
C. -5.
D. -13.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án D.
Ta có
\(f(x) = \frac{{3x + 2}}{{2x - 3}} \Rightarrow f'(x) = \frac{{ - 13}}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2}}},\forall x \ne \frac{3}{2}\)
\(\Rightarrow k = f'(1) = - 13\)
Câu 9. Tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(f(x) = \frac{{x + 5}}{{x - 2}}\) tại điểm có hoành độ x0 = 3 có hệ số góc bằng bao nhiêu?
A. 3.
B. -3.
C. -7.
D. -10.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án C.
Ta có
\(f(x) = \frac{{x + 5}}{{x - 2}} \Rightarrow f'(x) = \frac{{ - 7}}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2}}},\forall x \ne 2\)
\(\Rightarrow k = f'(3) = - 7\)
Câu 10. Đạo hàm của hàm số \(f(x) = \frac{{3x + 5}}{{x - 3}} + \sqrt x \) tại điểm x = 1 bằng bao nhiêu?
A. -3.
B. 4.
C. \(\frac72\).
D. \(-\frac12\).
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án A.
Ta có \(f(x) = \frac{{3x + 5}}{{x - 3}} + \sqrt x \Rightarrow f'(x) = \frac{{ - 14}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}} + \frac{1}{{2\sqrt x }}\) với \(\left\{ \begin{array}{l} x \ne 3\\ x \ge 0 \end{array} \right.\)
{-- Để xem nội dung câu 10 đến câu 50 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương Đạo hàm Toán 11 có đáp án chi tiết. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tốt!
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)