OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm có đáp án Cấu trúc lặp môn Tin học 11 năm 2019

25/07/2019 739.03 KB 38754 lượt xem 78 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190725/560983201976_20190725_151753.pdf?r=7642
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đế các em học sinh lớp 11 nội dung Bài tập trắc nghiệm Câu trúc lặp môn Tin học. Tài liệu bào gồm các câu hỏi trắc nghiệm đi từ mức độ dễ đến mức độ khó có đáp án đi kèm sẽ giúp các em đối chiếu kết quả bài làm từ đó đánh giá được năng lực bản thân. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN CẤU TRÚC LẶP TIN HỌC 11

 

Câu 1: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng lùi:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu >downto < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

Câu 2: Cú pháp lệnh lặp For – do dạng tiến:

A. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

B. for < biến đếm> := < Giá trị cuối >downto < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

C. for < biến đếm> = < Giá trị cuối >down < Giá trị đầu > do < câu lệnh >;

D. for < biến đếm> := < Giá trị đầu > to < Giá trị cuối > do < câu lệnh>;

Câu 3: Trong vòng lặp For – do dạng tiến. Giá trị của biến đếm

A. Tự động giảm đi 1

B. Tự động điều chỉnh

C. Chỉ tăng khi có câu lệnh thay đổi giá trị

D. Được giữ nguyên

Câu 4: Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do:

A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối

B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu

C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh

D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu

Câu 5: Trong lệnh lặp For – do: (chọn phương án đúng nhất)

A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối

B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối

C. Giá trị đầu phải lớn  hơn giá trị cuối

D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối

Câu 6: Lệnh lặp For – do được sử dụng khi: (chọn phương án đúng nhất)

A. Lặp với số lần biết trước

B. Lặp với số lần chưa biết trước

C. Lặp với số lần có thể biết trước

D. Lặp với số lần không bao giờ biết trước

Câu 7: Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước:

A. while <điều kiện> do ;

B. for <điều kiện> do ;

C. while do <điều kiện>;

D. while not <điều kiện> do

Câu 8: Có thể dùng câu lệnh While – do thay cho câu lệnh For – do được không?

A. Không thể thay thế

B. Chỉ thay thế được khi vòng lặp đó chưa biết trước số lần lặp.

C. Luôn thay thế được

D. Tỉ lệ thay thế được là 50%

Câu 9: Trong câu lệnh While – do, điều kiện là: (Chọn phương án đúng nhất)

A. Biểu thức logic

B. Biểu thức quan hệ

C. Biểu thức số học

D. Hằng đẳng thức

Câu 10: Trong vòng lặp While – do, câu lệnh được thực hiện khi:

A. Điều kiện còn đúng

B. Điều kiện sai

C. Điều kiện không xác định

D. Không cần điều kiện

Câu 11: Vòng lặp While – do kết thúc khi nào

A. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn

B. Khi đủ số vòng lặp

C. Khi tìm được Output

D. Tất cả các phương án

Câu 12: Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên cấu trúc cơ bản là:

A. Cấu trúc tuần tự

B. Cấu trúc rẽ nhánh

C. Cấu trúc lặp

D. Cả ba cấu trúc

Câu 13: Tính tống S = 1 + 2 + 3 + … + n + … cho đến khi S>108. Điều kiện vào sau đây cho vòng lặp while – do là đúng:

A. While S>=108 do

B. While S < 108 do

C. While S < 1.0E8 do

D. While S >= E8 do

Câu 14: Câu lênh sau giải bài toán nào:

While M <> N do

If M > N then M:=M-N else N:=N-M;

A. Tìm UCLN của M và N

B. Tìm BCNN của M và N

C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N

D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N

Câu 15: Đoạn chương trình sau giải  bài toán nào?

While not (1/(a+N) < 0.0001) do

  Begin

    N:=N+1;

         S:=S+ 1.0/(a+N);

  End;

A. Tính tổng các số nhỏ hơn 0,0001

B. Tính tổng các số lớn hơn 0,0001

C. Tính tổng \(s = \frac{1}{a} + \frac{1}{{a + 1}} + \frac{1}{{a + 2}} +  \ldots  + \frac{1}{{a + N}} +  \ldots \) cho đến khi \(\frac{1}{{a + N}} > 0,0001\)

D. Tính tổng \(s = \frac{1}{a} + \frac{1}{{a + 1}} + \frac{1}{{a + 2}} +  \ldots  + \frac{1}{{a + N}} +  \ldots \) cho đến khi \(\frac{1}{{a + N}} < 0,0001\)

Câu 16: Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

For I:=1 to M do

   If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then

       T := T + I;

A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M

B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M

C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M

D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M

Câu 17: Đoạn chương trình sau giải  bài toán nào?

S:=1.0/a;

For n:=100 downto 1 do

            S:= S + 1.0/(a+N);

A. Tính tổng

B. Tính tổng  

C. Tính tổng

D. Tính tổng

Câu 18: Cho hai dạng lặp FOR – DO trong PASCAL như sau :

Dạng lặp tiến :

FOR := TO DO ;

Dạng lặp lùi :

FOR := DOWNTO DO ;

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây :

A. Ở dạng lặp tiến câu lệnh sau DO luôn được thực hiện ít nhất một lần.

B. Ở dạng lặp lùi câu lệnh sau DO được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

C. Ở dạng lặp lùi câu lệnh sau DO có thể không được thực hiện lần nào, đó là trường hợp giá trị cuối nhỏ hơn giá trị đầu

D. Biểu thức giá trị đầu và biểu thức giá trị cuối có thể thuộc kiểu số thực.

Câu 19: Để tổ chức việc lặp như vậy PASCAL dùng câu lệnh WHILE – DO có dạng :

WHILE <điều kiện> DO ;

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây :

A. Điều kiện là biểu thức cho giá trị logic

B. Về mặt cú pháp, những biểu thức có thể điền vào điều kiện trong cấu trúc WHILE – DO cũng có thể điền vào điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh IF – THEN

C. Không cần có lệnh thay đổi điều kiện trong mỗi câu lệnh sau DO trong cấu trúc lặp này, vì giá trị của biểu thức điều kiện được tự động điều chỉnh sau mỗi lần thực hiện câu lệnh lặp

D. Nếu không có lệnh nào thay đổi điều kiện trong mỗi câu lệnh sau DO thì có thể gặp hiện tượng lặp vô hạn khi thực hiện chương trình, nghĩa là lặp không dừng được

Câu 20: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây:

A. Để mô tả việc lặp đi lặp lại một số thao tác (hoặc câu lệnh) trong một thuật toán ta có thể dùng cấu trúc lặp

B. Tùy từng trường hợp cụ thể (khi mô tả một thuật toán), khi thì ta biết trước số lần lặp, khi thì ta không cần hoặc không xác định được trước số lần lặp các thao tác nào đó.

C. Có thể dùng cấu trúc lặp để thay cho cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán. (*)

D. Không thể mô tả được mọi thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nếu không dùng cấu trúc lặp:

Câu 21: Chương trình sau giải bài toán gì:

Var M, N, I : integer;

BEGIN

    clrscr;

    M := 0 ;

     N := 0 ;

     For I := 1 TO 10000 do

          Begin

             if  (  (I mod 3) = 0 )  then M := M + 1 ;

             if  (  (I mod 3) = 0 ) and ( (I mod 5) = 0 ) then N := N + 1 ;

          End;

            writeln( M,‘     ’, N );

            readln

END.

A. Đây là chương trình đếm số các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số của 3

B. Đây là chương trình đếm và thông báo ra màn hình rằng trong khoảng từ 1 đến 10000 có bao nhiêu số nguyên là bội số của 3 và có bao nhiêu số là bội số chung của 3 và 5

C. Đây là chương trình đếm số các số nguyên nhỏ hơn 10000 và chia hết cho 3

D. Đây là chương trình đếm số các số nguyên trong khoảng từ 1 đến 10000 là bội số của 3 và 5

Câu 22: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì ?

i := 0 ; while i <> 0 do write(i, ‘ ’) ;

A. Đưa ra màn hình 10 chữ số 0

B. Không đưa ra thông tin gì;

C. Lặp vô hạn việc đưa ra màn hình số 0

D. Đưa ra màn hình một chữ số 0

Câu 23: Đoạn chương trình sau cho kết quả trên màn hình là gì với i là biến số nguyên:

For i := 1 to 100 do if i mod 9 = 0 then write(i, ‘ ’);

A. 1 2 3 4 5 6 … 100

B. 91827364554637281

C. 9 18 27 36 45 54 63 72 81 90 99

D. 9  9  9  9  9  9  9  9  9  9

Câu 24: Hãy cho biết đoạn chương trình sau làm công việc gì ?

I := 0 ; T := 0 ;

While I < 10000 do

    Begin

       T := T + I ;

       I := I + 2 ;

End ;

A. Tính tổng các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 10000

B. Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10000

C. Tính tổng các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn hoặc bằng 10000

D. Tính tổng các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc 10000

Câu 25: Đoạn chương trình sau làm công việc gì? (Chọn phương án đúng nhất)

While a < (b+25)   do readln(a,b);

A. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a < b+25

B. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a> b+25

C. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a ≥ b+ 25

D. Lặp lại việc nhập a,b cho đến khi a ≤ b+25

Câu 26: Đoạn chương trình sau làm công việc gì? (Chọn phương án đúng nhất)

While a <> 2*b   do      

       Begin    a:=a+1;     b:=b+1;      

End;

A. Trong khi a ≠ 2b thì lặp lại việc tăng a, b, n lên 1 đơn vị

B. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a ≠ 2b

C. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a = 2b

D. Lặp lại việc tăng a, b lên 1 đơn vị cho đến khi a > 2b

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi và đáp án Bài tập trắc nghiệm Cấu trúc lặp môn Tin học 11 năm 2019 Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF